Quốc phòng Singapore khẳng định ngôi đầu: Xuất khẩu sang NATO
Tại triển lãm Singapore Airshow 2016, hãng ST Kinetics của Singapore đã giới thiệu mẫu xe bọc thép mới nhất của mình loại Bronco NewGeneration (BroncoNG).
Xuất khẩu cho NATO
Người đứng đầu của chương trình Bronco ATTC, ông Yeo Wee Siang cho biết, chiếc Bronco New-Gen đầu tiên đã được hoàn thiện vào tháng 3/2015 và hiện nay đã chạy thử được khoảng 5.000km. Được phát triển từ những chiếc Bronco phiên bản cũ, Bronco-NG vẫn giữ thiết kế 2 modul nhưng hoàn thiện với đầy đủ các trang bị vũ khí.
Biến thể có hỏa lực mạnh nhất của Bronco-NG là SRAMS với một cối 120mm có tốc độ bắn siêu nhanh. Biến thể phổ thổng trang bị một tháp súng 12,7mm điều khiển từ xa hoặc một súng 7,62mm và súng phóng lựu đạn cỡ nòng 40mm, và 3 cụm ống phóng lựu đạn khỏi.
Ngoài ra, Bronco-NG có thể chở 4 người (gồm cả tổ lái) ở modul phía trước và 8 người ở phía sau với thiết kế 3 cửa ra vào. Nó có tổng trọng lượng khoảng 10.200 kg, với sức chở khoảng 6300 kg, có thể tăng thêm 7.800 khi cần thiết. Chiếc Bronco-NG có thể đạt tốc độ 65km/h trên đường nhựa và khoảng 4km/h dưới nước, tầm hoạt động lên tới 400 km.
Đặc biệt, các nhà phát triển cũng trang bị cho Bronco-NG hệ thống camera thời gian thực khi tổ lái chọn chế độ bảo vệ cao nhất hoặc khi di chuyển vào ban đêm.
Xe Bronco-NG được giới thiệu tại triển lãm Singapore Airshow 2016.
Được biết, ST Kinetics là công ty con của tập đoàn quốc phòng hàng đầu Singapore ST Engineering chuyên về bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp và sản xuất các thiết bị và phương tiện chiến tranh mặt đất như các loại vũ khí nhỏ, đạn, súng cối, pháo, xe bọc thép hạng nhẹ hỗ trợ cho các yêu cầu của lục quân và xuất khẩu. Hiện công ty đang xuất khẩu vũ khí và đạn cho quân đội Mỹ và NATO.
Năm 2003, ST Kinetics đã thử nghiệm thành công pháo tự hành 155mm loại SSPH1 và tiến hành sản xuất hàng loạt ngay sau dó. SSPH1 có khả năng ngụy trang, tấn công và cơ động cao, kíp chiến đấu 4 người (cả lái xe), thời gian chuẩn bị bắn dưới 1 phút và được tự động hóa nạp đạn.
Năm 2006, ST Kinetics đã bàn giao cho quân đội xe chiến đấu bộ binh bọc thép bánh xích tên gọi Bionix-II. BXII được sử dụng chủ yếu làm xe chỉ huy. Xe có vỏ thép khá chắc để bảo vệ kíp chiến đấu, được trang bị hỏa lực mạnh, và được trang bị hệ thống thiết bị quản lý và kết nối dữ liệu với một loạt các thiết bị khác.
Theo các quan chức Quân đội Singapore, việc chế tạo BXII là một phần trong kế hoạch chuyển đổi, xây dựng lực lượng Lục quân Singapore thành một lực lượng tinh gọn và liên kết tác chiến tốt hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, ST Kinetics có khả năng nâng cấp xe tăng hạng nhẹ AMX-13SM1, xe bọc thép M-113 thành IFVs với động cơ mới và vũ khí mới, pháo 155mm M71 thành M71S.
Công nghệ đóng tàu
Công ty Công nghệ Hàng hải Singapore ( ST Marine), là công ty đóng tàu biển và là nhà cung cấp duy nhất tàu chiến cho Hải quân Singapore.
Công ty có khả năng thiết kế, đóng tàu, chuyển giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa theo đơn đặt hàng của khách hàng trên toàn thế giới với chất lượng cao.
Năm 1995, đã hợp tác với Công ty Kockums của Đức hạ thủy 4 tàu chống mìn Bedok và bàn giao cho Hải quân Singapore.
Hiện nay ST Marine có một xưởng đóng tàu đặt tại Singapore và hai xưởng tại Mỹ; có thể thiết kế, chế tạo các tàu thương mại, tàu chiến với công nghệ tiên tiến nhất được trang bị các hệ thống vũ khí có radar điều khiển, phát hiện mục tiêu và có hệ thống tác chiến điện tử hiện đại ngang tầm thế giới.
Từ năm 2007 công ty đã đóng tàu tuần dương tàng hình theo công nghệ của Pháp; và hiện Công ty đang thực hiện các hợp đồng đóng tàu từ các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á và Trung Đông.
ST Marine hạ thủy tàu tuần duyên tàng hình thuộc lớp Independence hồi tháng 7/2015.
Hàng không vũ trụ
Công ty Công nghệ Hàng không Vũ trụ (ST Aerospace), là công ty có những bước phát triển đột phá mạnh mẽ về công nghệ. Công ty có mối liên kết mạng với các công ty hàng không vũ trụ trên toàn cầu để đạt được hầu hết các phụ tùng, linh kiện nhằm cung cấp các dịch vụ về hàng không cho khách hàng. Hiện công ty có các kho hàng và cơ sở tại Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và ở Anh.
Hiện nay ST Aerospace đã đảm đương được việc bảo dưỡng, cải tiến và nâng cấp hơn 600 máy bay các loại bao gồm cả Airbus, Boeing và máy bay huấn luyện, như: như Airbus A320, A330, A340, Boeing 737CG/NG, 767, MD80, MD90, F50, C130 và Q400. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các trang thiết bị huấn luyện phi công quân sự, dân sự và các dịch vụ về giải trí hàng không.
Theo_Báo Đất Việt
Lần đầu tiêm kích Su-30SME lộ diện
Tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow 2016, lần đầu tiên phiên bản xuất khẩu của tiêm kích Su30SM với tên gọi Su30SME của Nga lộ diện.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin từ nhà sản xuất cho biết, Su-30SME là phiên bản hiện đại hóa của máy bay Su-30SM Không quân Nga đang sử dụng và được phát triển trên cơ sở máy bay Su-30MKI trong không quân Ấn Độ.
Phiên bản Su-30SME được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tiêm kích phòng không giống như nhiệm vụ ban đầu của máy bay Su-30 phát triển cho Không quân Liên Xô trước đây.
"Điểm khác biệt của phiên bản xuất khẩu Su-30SME chính là hệ thống điện tử hàng không trên khoang. Máy bay này sử dụng các hệ thống điện tử thuần Nga, thay vì các thiết bị do Pháp sản xuất như trên Su-30MKI", đại diện đoàn đại biểu quân sự Nga tham gia Singapore Air Show 2016 cho biết.
Vị đại diện này tiết lộ thêm rằng khả năng chiến đấu của Su-30SME được tăng cường đáng kể so với các phiên bản Su-30MKI và khách hàng tiềm năng của phiên bản Su-30SME có thể là Malaysia, Algeria và Iran.
Hiện nay, Nga đang triển khai Su-30SM tham chiến tại Syria chống lại tổ chức khủng bố IS và dòng máy bay này đã có các màn thể hiện ấn tượng ở chiến trường này. Chính màn thực chiến ấn tượng tại Syria khiến dòng tiêm kích này thu hút được sự quan tâm đặc biệt của khách hàng nước ngoài.
Theo Sputnik, Belarus vừa thông báo kế hoạch mua sắm chiến đấu cơ Su-30SM của Nga sau năm 2020. Trong ảnh: Phiên bản Su-30SM.
"Hiện là thời điểm để chúng tôi xem xét thay thế các máy bay lỗi thời. Tiêm kích Su-30 là ứng viên mà chúng tôi nhắm đến", Tư lệnh Không quân Belarus, Tướng Oleg Dvigalev nói với các phóng viên hôm 20/10/2015. Trong ảnh: Phiên bản Su-30SM.
Ông giải thích rằng, các tiêm kích mới sẽ thay thế cho những chiếc MiG-29 do Liên Xô sản xuất và hiện phục vụ trong một số quốc gia từng nằm trong Liên Xô. Trong ảnh: Phiên bản Su-30SM.
Tướng Dvigalev kể lại rằng, trong đợt diễn ra Triển lãm hàng không MAKS-2015 tổ chức tại thị trấn Zhukovsky, một phi công quân đội Belarus đã bay thử chiến đấu cơ Su-30SM và đưa ra "phản hồi rất tích cực" về dòng máy bay chiến đấu này. Trong ảnh: Phiên bản Su-30SM.
Ngoài ra, màn "trình diễn" khả năng tác chiến trong chiến dịch không kích phiến quân IS ở Syria của Su-30SM đã khiến giới lãnh đạo quân sự nhiều nước quan tâm tới tiêm kích Su-30SM, trong đó có Malaysia, Algeria và Iran. Trong ảnh: Phiên bản Su-30SM.
1/10
Theo_Báo Đất Việt
Xuất khẩu quốc phòng Pháp tăng kỷ lục sau thương vụ Mistral Bất chấp dư luận tiêu cực do thương vụ tàu Mistral với Nga đổ vỡ, ngành xuất khẩu quốc phòng Pháp năm 2015 vẫn tăng gấp đôi so với năm 2014. Trung tâm Phân tích thị trường vũ khí toàn cầu (CAWAT) vừa đưa ra số liệu thống kê trong năm 2015, Pháp đã có hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu...