Quốc lộ 1A ngập sâu, khách đi tàu hỏa để vượt lũ
Quốc lộ 1A qua địa bàn Thừa Thiên – Huế bị nước lũ nhấn chìm đã khiến hàng trăm ô tô kẹt cứng, hàng loạt xe khách phải quay về Đà Nẵng để khách đi tàu hỏa.
Mưa lớn cộng với việc các hồ thủy lợi, thủy điện xả nước không chỉ khiến TP.Huế và nhiều vùng ngập sâu mà còn khiến tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế bị nhấn chìm, giao thông ách tắc nghiêm trọng.
Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế điều tiết giao thông trên quốc lộ 1A. Ảnh: T.H
Trên quốc lộ 1A qua khu vực Cầu Hai ( huyện Phú Lộc) từ tối 4.11 đã bị ngập 0,5m, nhiều đoạn ngập gần 1m. Nước lũ ngập sâu khiến giao thông nơi đây bị chia cắt nghiêm trọng. Đoạn đường từ xã Lộc Thủy đến thị trấn Phú Lộc có hàng trăm xe ô tô bị mắc kẹt hàng giờ đồng hồ.
Nhiều đoạn trên quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế kẹt cứng do ảnh hưởng của mưa lũ. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, từ sáng 5.11 đến nay, chỉ có những xe tải và xe khách tải trọng lớn mới được phép chạy qua các đoạn quốc lộ 1A bị ngập nói trên, những phương tiện còn lại phải nối đuôi nhau nằm chờ nước rút mới lưu thông. Hàng loạt xe khách tải trọng trung bình chạy từ Đà Nẵng ra Huế và các tỉnh phía Bắc khi đến đoạn đường ngập đã phải quay trở lại Đà Nẵng để hành khách đi tàu hỏa.
Hàng trăm phương tiện bị chết máy do đường quốc lộ ngập sâu ở thị xã Hương Thủy. Ảnh: T.H
Đại tá Lê Văn Vũ – Phó Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Từ tối 4.11, Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp với lực lượng của Công an huyện Phú Lộc tiến hành điều hoà giao thông trên toàn tuyến. Lực lượng CSGT đã dầm mưa chốt chặn các đoạn đường nước bị ngập sâu, điều hoà, hướng dẫn người điều khiển phương tiện lưu thông an toàn, tránh vực sâu, nguy hiểm có thể gây tai nạn.
Đến chiều 5.11 Thừa Thiên – Huế tiếp tục có mưa lớn, nước các sông tiếp tục lên nhanh. Ảnh: T.H
Đại úy Phan Bảo Trung – Trạm trưởng Trạm CSGT Phú Lộc – cho biết thêm, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện, lực lượng của trạm đã thức trắng đêm chốt chặn ở xã Lộc Thủy và thị trấn Phú Lộc để điều hòa, hướng dẫn cho các phương tiện lưu thông. Để hạn chế ùn tắc kéo dài, lực lượng CSGT đã hướng dẫn cho hàng trăm phương tiện đi theo tuyến quốc lộ 49B để về TP.Huế.
Ông Phan Thanh Hùng – Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin: Dự báo mực nước trên các sông ở tỉnh sẽ tiếp tục dâng cao, trong đó mực nước trên sông Bồ có khả năng sẽ vượt lũ lịch sử năm 1999; các sông nhỏ vượt mức báo động 3 với cấp độ rủi ro thiên tai dự báo ở cấp 3.
Theo Danviet
Quảng Nam: Thủy điện xả lũ, một huyện có 24.000 hộ dân "chìm" trong nước
Đại Lộc, Quảng Nam là huyện chịu ảnh hưởng nặng nhất khi hàng loạt thủy điện ồ ạt xả lũ kèm với mưa lớn đổ về khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ.
Trưa nay (5.11), ông Trần Văn Mai - Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam thông tin, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoàn lưu của cơn bão số 12, trên địa bàn huyện Đại Lộc tính đến ngày 5.11 đã có mưa to đến rất to, kết hợp với việc xả lũ của Hồ Thủy điện sông Tranh, sông Bung 4, Đăk Mi 4 làm cho mực nước các sông Vu Gia tại Ái Nghĩa dâng cao, lên mức 9.54m, trên mức báo động 3 là 0,54 m và sông Thu Bồn tại Giao Thủy là 8,69m, dưới báo động 3 là 0.09 m, gây ngập nhà dân và thiệt hại một số diện tích vùng đất màu ven sông của nhân dân đã và đang xuống giống sản xuất vụ Đông 2017.
Trung tâm huyện Đại Lộc đã bị nước lũ bao vây.
"Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 24.000 hộ dân bị ngập lụt, trong đó có nhiều nơi bị ngập sâu, nước lũ cô lập. Có ông Đinh Văn Dưỡng (SN 1973, trú thôn Đại Phú, xã Đại Nghĩa), bị điện giật trong lúc dọn nhà và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Quảng Nam. Để hỗ trợ người dân vùng lũ, huyện đã chuẩn bị 400 thùng mỳ tôm, 5 tấn gạo, 200 thùng nước lọc..." - ông Mai thông tin.
Nhiều nơi ở huyện Đại Lộc bị lũ trời kèm thủy điện nhấn "chìm"
Trao đổi với ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Hiện mưa trên địa bàn còn rất lớn, các vùng trên địa bàn như huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Ban và TP Hội An đang bị ngập sâu trong nước, báo động 3. Hiện tỉnh đã chỉ đạo di dời dân cư vùng trũng bị ngập, tiếp tục cảnh báo thông tin thường xuyên cho dân biết về tình hình mưa tăng, đồng thời lũ đang về.
"Còn các thủy điện đang ở mức dâng bình thường, lưu lượng về rất là lớn. Việc điều hành vận hành liên hồ chứa song song với thời tiết mưa lũ, đây là vấn đề hết sức được quan tâm, có thể nói rằng sự phối hợp tốt nhất giữa Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh với các huyện và phối hợp với các chủ hồ rất tốt. Có thể nói rằng mục tiêu chính là không tăng lũ ở hạ lưu, trước khi mưa lũ, việc vận hành điều tiết, giảm nước ở các hồ chứa thủy điện đã được UBND tỉnh tính trước một bước, đến bây giờ ở hạ lưu đang ở báo động 3 thì các thủy điện đã tham gia cắt giảm lũ ngay. Nhất là hai hồ lớn Đắc Mi 4, Sông Tranh 2, hiện nay lưu lượng về đến 3.000m3/s nhưng điều tiết xuống hạ du chỉ 600m3/s, như vậy đang điều tiết ở 1/4 nước về hồ chứa. Việc này đã giúp cho vùng hạ lưu dù đang ở mức báo động 3 nhưng sẽ không tăng lũ thêm.
Sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống thì sẽ điều tiết cao hơn để các hồ đảm bảo cân bằng nước. Việc vận hành liên hồ chứa ở Quảng Nam mấy năm nay được triển khai tốt hơn rất nhiều, từ đó nhằm giảm lũ cho hạ lưu..." - ông Thu nói.
Theo Danviet
Quảng Nam: Yêu cầu hàng loạt thủy điện giảm lũ cho hạ du Trước diễn biến phức tạp do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm với nhiều thủy điện xả lũ khiến đồng bằng ngập sâu, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu các thủy điện điều tiết giảm lũ cho hạ du. Trưa nay (5.11), Ban chỉ...