Quốc lộ 1 ngập sâu, BOT xả trạm, nỗ lực thông đường sau bão dữ
Các ngành chức năng, địa phương tăng cường thông đường, khắc phục hậu quả bão số 5, đảm bảo lưu thông.
Ổ gà chi chít trên tuyến QL1 qua địa bàn xã An Dân ( Tuy An, Phú Yên)
Nhiều đoạn tuyến QL1 bị ngập sâu, chia cắt cục bộ, trong khi đó tuyến huyết mạch này qua Phú Yên phát sinh hư hỏng, bong nứt mặt đường do ảnh hưởng bão số 5. Hiện, ngành chức năng, địa phương tăng cường thông đường, khắc phục hậu quả, đảm bảo lưu thông.
QL1 ngập sâu, BOT xả trạm
Ghi nhận của PV tại vùng tâm bão đổ bộ Bình Định, đến koảng 9h sáng 31/10, mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến nhiều khu dân cư dọc tuyến QL1 ngập úng cục bộ. Đáng kể, phần bên phải tuyến QL1 từ Km1155 – Km1156 và Km1161 – Km1164 đoạn qua địa bàn xã Mỹ Châu và thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) ngập sâu gần nửa mét khiến giao thông qua khu vực bị ách tắc.
Ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN) trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó bão số 5 tại Bình Định cho hay: Hậu bão số 5, hạ tầng giao thông, đặc biệt là QL1 bị ngập úng. Cục chỉ đạo các nhà đầu tư BOT ứng trực xả trạm thu phí trong điều kiện ngập úng lớn. Đồng thời, các đơn vị chức năng, Chi cục QLĐB III.2 cùng các đơn vị quản lý bảo trì tiến hành cẩu, nâng dải phân cách cứng để tiêu thoát nước, đảm bảo giao thông thông suốt. Đến khoảng gần 11h trưa 31/10, nước lũ cơ bản rút và giao thông êm thuận trở lại.
Video đang HOT
Đoạn ngập cầu chui tại đoạn huyện Hoài Nhơn và Phù Mỹ (Bình Định) từ khoảng 7h – 9h ngày 31/10 cũng khiến giao thông bị ngưng trệ. Ngoài ra, Cảng hàng không Phù Cát tạm dừng hoạt động từ 12h ngày 30/10 đến 1h sáng 31/10 với khoảng 10 chuyến bay (khoảng 3.000 hành khách) bị hủy.
Tại Phú Yên, bão số 5 đã khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh bị hư hại. Thực tế, trên tuyến QL1 qua địa bàn xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà…. Ghi nhận của PV tại hiện trường có ổ gà sâu 5 – 7cm, rộng hơn 1m. Đoạn nặng nhất qua địa bàn xã An Dân (huyện Tuy An) với hàng chục ổ gà nối tiếp nhau, có vị trí ổ gà “giăng kín” mặt đường khiến các phương tiện đi lại khó khăn.
Đại diện Ban QLDA Thăng Long cho hay: Lực lượng chức năng được tăng cường, ứng trực để xử lý các sự cố hư hỏng khẩn cấp. Tuy nhiên, do mưa lớn, gió khiến việc khắc phục, gia cố tạm khó khăn.
Ông Nguyễn Thành Trí, Giám đốc Sở GTVT Phú Yên cho biết, các tuyến tỉnh lộ mặt đường và nền đường đất đá xói lở, bồi lấp mái ta-luy; tuyến ĐT642 nhiều vị trí xói lở từ 0,3 – 0,8m; một số đường huyện, xã bị ngập cục bộ.
Nỗ lực khắc phục, thông đường trong bão dữ
Tuyến QL1 qua Bình Định ngập khoảng từ 9h – 10h sáng 31/10, sau đó được khắc phục, đảm bảo thông thoáng
Theo thống kê của Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN), đợt mưa lớn kéo dài và bão đã làm hư hỏng công trình đường bộ trên tuyến QL1 với gần 200m2 mặt đường ổ gà sâu 5-7m, hơn 70m3 đất đá sạt lở taluy dương tràn lấp mặt đường, một số đoạn cũng bị ngập khoảng 20cm.
Tại tỉnh Khánh Hòa, đất đá sạt lở tràn đường hơn 100m3. Ông Trần Đức Trung, Phó cục trưởng Cục QLĐB III cho hay, Cục đã yêu cầu các nhà thầu dùng máy đào và nhân lực hốt dọn và thông xe hoàn toàn trong ngày để đảm bảo ATGT; tranh thủ thời tiết thuận lợi vá sửa mặt đường bị hư hỏng để bảo đảm ATGT.
Thượng tá Võ Văn Sỹ, Trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định cho biết, dù mưa bão nhưng giao thông trên địa bàn cơ bản đảm bảo. CSGT toàn tỉnh đã triển khai ứng trực 100% quân số, khi xảy ra các sự cố lập tức có mặt hướng dẫn, điều tiết giao thông, hỗ trợ di chuyển các vật cản khỏi các tuyến đường. Ghi nhận hầu hết các tuyến đường trên toàn tỉnh cơ bản đảm bảo về giao thông. Các vùng núi cao không xảy ra tình trạng sạt lở, chia cắt.
Quốc Nhựt – Quang Đạt
Theo GTVT
Khẩn trương khắc phục hư hỏng mặt đường qua tỉnh Bình Định
Cục QLĐB III (Tổng cục ĐBVN) yêu cầu đơn vị thi công khẩn trương khắc phục những tồn tại mặt đường trên QL1, đoạn qua tỉnh Bình Định.
Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định khắc phục hư hỏng đoạn thuộc trách nhiệm của mình
Ngày 25/9, Cục QLĐB III (Tổng cục ĐBVN) cho hay, vừa phối hợp với Ban ATGT tỉnh Bình Định kiểm tra mặt đường, đoạn từ Km 1212 400 - Km 1218 850, Km 1230 700 - Km 1243 850 thuộc QL1 và Km 15 - Km 17 027 trên QL19 qua tỉnh Bình Định theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo đó, đoàn kiểm tra ghi nhận hư hỏng mặt đường cục bộ trên các đoạn chưa được thảm tăng cường, một số vị trí phát sinh hư hỏng dạng "ổ gà" như tại Km 1230, Km 1240 200, Km 1213 500, Km 1214 200 - Km 1214 600... Ngoài ra, tại một số vị trí tồn tại hư hỏng hằn lún vệ bánh xe và dồn u cục bộ như Km 1214 500 - Km 1216, Km 1214 - Km 1218 850... tại một số đoạn thiếu vạch sơn phân làn đường gây mất ATGT, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Theo Cục QLĐB III, do thời tiết mưa liên tục trong những ngày gần đây nên trên toàn tuyến phát sinh một số hư hỏng dạng rạn nứt cục bộ. Cục yêu cầu nhà đầu tư tiến hành khẩn trương khắc phục những tồn tại, đồng thời thường xuyên kiểm tra để phát hiện các hư hỏng trên tuyến. Đặc biệt chú ý các rạn nứt lớn có nguy cơ phát sinh "ổ gà" khi trời mưa để kịp thời có biện pháp xử lý.
Ông Trần Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục QLĐB III cho biết: Đối với những đoạn hư hỏng dạng "ổ gà" và hằn lún lớn hơn 2,5cm phải sửa chữa, đảm bảo êm thuận mặt đường trước ngày 10/10. Quá trình bảo dưỡng thường xuyên phải đảm bảo khắc phục tồn tại trước ngày 30/9.
"Cục chỉ đạo Chi cục QLĐB III.2 thường xuyên kiểm tra các tuyến đường thuộc trách nhiệm quản lý của mình để kịp thời phát hiện hư hỏng, yêu cầu nhà đầu tư sửa chữa. Đặc biệt, trong khi mùa mưa đang đến gần thì công tác sửa chữa mặt đường, đảm bảo ATGT cho người và phương tiện qua khu vực được đưa lên hàng đầu", ông Trung nói.
Chi cục QLĐB III.2 cũng cho biết, sau khi kiểm tra, đơn vị yêu cầu các nhà đầu tư BOT nghiêm chỉnh chấp hành việc khắc phục hư hỏng. Nếu quá thời hạn mà cơ quan chức năng yêu cầu, nhà đầu tư không đảm bảo hoàn thành việc khắc phục thì sẽ có kiến nghị lên Cục QLĐB III đề nghị Tổng cục ĐBVN xem xét việc dừng thu phí.
Quang Đạt
Theo GTVT
Phát hiện thêm 4 'anh em' của Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên Ghềnh Đá Đĩa lâu nay là danh thắng độc nhất vô nhị ở Việt Nam và cả ASEAN với loại đá bazan gần 200 triệu năm tuổi. Nham thạch phun từ miệng núi lửa, gặp nước biển lạnh, đông cứng lại và xảy ra hiện tượng ứng lưu, tạo sự rạn nứt toàn bộ khối thạch khổng lồ. Đá bị nứt theo mạch...