Quốc khánh 2/9/2021: Người lao động được nghỉ 4 ngày liên tục
Dịp Quốc khánh 2-9-2021 là năm đầu tiên chính thức áp dụng quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019 với 2 ngày nghỉ.
Nếu tính cả 2 ngày nghỉ hằng tuần, người lao động sẽ được nghỉ tối đa 4 ngày trong dịp này.
Theo quy định mới tại Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021 người lao động chính thức có 2 ngày nghỉ vào dịp Quốc khánh (ngày 2/9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau).
Trước đó, theo thông báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2021 người lao động sẽ nghỉ Quốc khánh theo phương án nghỉ ngày liền kề sau ngày 2/9.
Do ngày Quốc khánh 2021 rơi vào thứ năm (2/9/2021), nên cán bộ công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội sẽ được nghỉ 4 ngày, tức từ thứ năm ngày 2/9 đến chủ nhật ngày 5/9. Trong đó, 2 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh và 2 ngày là ngày nghỉ hằng tuần.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Đối với người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp khác, người sử dụng lao động quyết định cho người lao động nghỉ 2 ngày (ngày 2/9/2021 dương lịch và 1 ngày liền trước hoặc sau).
Video đang HOT
Cũng theo quy định tại Điều 112 về nghỉ lễ, Tết của Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày Quốc khánh. Tuy nhiên, do tính chất công việc hay yêu cầu của người sử dụng lao động mà nhiều người vẫn đi làm thì sẽ tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
Căn cứ Điều 98 về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Đi làm ngày Quốc khánh, người lao động được trả lương thế nào?
Thay vì nghỉ lễ Quốc khánh, nhiều người lại chọn đi làm vào những dịp này để có thêm thu nhập. Lương được trả cho người lao động dịp lễ này sẽ được tính theo lương làm thêm giờ. Cụ thể:
- Đi làm vào ban ngày của ngày lễ:
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 98 BLLĐ năm 2019, người lao động làm việc vào ngày nghỉ lễ thì được hưởng ít nhất bằng 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ đối với người lao động hưởng lương ngày.
Do đó, nếu tính cả lương được trả cho ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm vào ngày 02 và 03/9 sẽ được hưởng ít nhất 400% lương của ngày làm việc bình thường.
Còn đi làm vào ngày 04 và 05/9, người lao động chỉ được hưởng theo lương của ngày làm việc bình thường hoặc tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần.
- Đi làm vào ban đêm của ngày lễ: Theo khoản 3 Điều 98 BLLĐ năm 2019, trường hợp này, người lao động sẽ được hưởng thêm lương làm việc vào ban đêm và lương làm thêm giờ của công việc bình thường, đồng thời được hưởng thêm 20% tiền lương của công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc đó.
Vì vậy, nếu làm vào ban đêm của ngày 02 và 03/9, người lao động được hưởng tối thiểu 490% lương của ngày làm việc bình thường (nếu tính cả lương của ngày nghỉ).
Còn đi làm vào ngày 04 và 05/9, người lao động chỉ được tính theo lương làm ban đêm của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần.
Đi làm dịp Quốc khánh 2/9, có được nghỉ bù?
Về chế độ nghỉ bù của người lao động, Điều 111 BLLĐ năm 2019 chỉ quy định như sau:
“3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.”
Với quy định này, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc của tuần kế tiếp nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, Tết.
Trước đây, ngoài trường hợp nghỉ bù do ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, người lao động cũng được nghỉ bù theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:
“a) Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và cũng không có quy định mới thay thế. Do đó, hiện nay, dù làm thêm liên tục nhiều ngày thì người lao động cũng chỉ được trả lương làm thêm giờ mà không được nghỉ bù.”
Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, nhiều doanh nghiệp vẫn sắp xếp ngày nghỉ bù cho những người lao động đi làm vào dịp lễ dài ngày. Pháp luật lao động cũng luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện những chế độ có lợi hơn dành cho người lao động.
Hơn 1.800 nghề, công việc được về hưu trước tuổi
Thông tư 11 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có hiệu lực từ ngày 1-3.
Căn cứ Khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được về hưu trước tuổi nhưng không quá 5 năm.
Theo đó, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới được đề cập trong Thông tư 11 gồm 1.838 nghề, công việc. Trong đó có các lĩnh vực như: Khai thác khoáng sản; cơ khí luyện kim; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông...
Đặc biệt trong danh mục này còn có các ngành nghề sản xuất bia, rượu, bánh kẹo.
Từ năm nay, Lễ Quốc khánh có 2 ngày nghỉ chính thức Bắt đầu từ kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh năm nay (2021), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày liền kề. Năm 2021, ngày nghỉ liền kề Ngày Quốc khánh được chọn là 3/9. Từ năm 2021, người lao động được nghỉ 2 ngày liền kề trong dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 (Ảnh: Hữu Nghị). Căn...