Quốc hội thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách 2019, cho phép bội chi 222.000 tỷ đồng
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách 2019 với đa số phiếu thuận.
Thiếu hơn 1,9 triệu tỷ đồng, TP.HCM kêu gọi xã hội hóa để phát triển đô thị3 tháng cuối năm, mỗi ngày ngân sách cần thu gần 4.000 tỷ đồng
Chiều 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với 418/422 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,19% tổng số đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 với tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.300 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.633.300 tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.
Video đang HOT
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 209.500 tỷ đồng và bội chi ngân sách địa phương là 12.500 tỷ đồng.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước là 425.252 tỷ đồng.
Về sử dụng nguồn kinh phí còn lại và chuyển nguồn kinh phí thường xuyên của ngân sách Trung ương năm 2017, Nghị quyết nêu rõ, cho phép sư dung 10.380 tỷ đồng kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2017 đê xư ly cho cac nhiêm vu: Bù giảm thu cân đối ngân sách Trung ương là 5.894 tỷ đồng; hô trơ bù giam thu cân đôi ngân sách địa phương là 2.815 tỷ đồng; hô trơ môt sô đia phương thiêu nguôn thực hiện chính sách tiền lương là 1.671 ty đông. Số kinh phí này quyết toán vào chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2017.
Quốc hội giao Chính phủ rà soát khoản kinh phí 12.254,9 tỷ đồng theo Tờ trình số 45/TTr-CP ngày 18/10/2018 của Chính phủ để sử dụng đến hết niên độ ngân sách năm 2018 và quyết toán vào NSNN năm 2018. Trường hợp không giải ngân hết, thực hiện hủy dự toán theo quy định.
Nghị quyết cũng quyết nghị các nội dung cụ thể về điều chỉnh, bổ sung vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và dự toán NSNN năm 2018.
Nghị quyết giao Chính phủ thưc hiên môt sô biên phap điêu hanh nhiêm vu tai chinh – ngân sach năm 2019. Trong đó có việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.
DUY THÀNH
Theo VTC
Tháo gỡ vướng mắc, tạo động lực, hướng đi mới cho kinh tế tập thể
Sáng 6/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, bàn, thống nhất kế hoạch tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đều cho rằng, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, nhận thức của hệ thống chính trị, của toàn xã hội về kinh tế tập thể đối với sự phát triển của đất nước đã có những chuyển biến rõ nét, hợp tác xã có sự biến đổi nhanh chóng, xuất hiện nhiều mô hình mới.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Do vậy, cần tổng kết để có chỉ đạo về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thời gian tới cho phù hợp, trong đó, cần bám sát nghị quyết, nghiên cứu cả về lý luận, quan điểm luận chứng, thực tiễn để loại hình kinh tế này phát triển hiệu quả hơn. Vừa qua, nhiều địa phương cũng ban hành nghị quyết triển khai Nghị quyết 13-NQ/TW, cần làm rõ việc tổ chức hội nghị tổng kết của các tỉnh, thành ủy và nên tổng kết từ cơ sở.
Đồng tình với các ý kiến phát biểu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, nội dung tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể phải đánh giá cho được thực trạng của kinh tế tập thể hiện nay, cả về mặt số lượng, chất lượng, tính bền vững của loại hình kinh tế này.
Phó Thủ tướng yêu cầu nội dung tổng kết phải bám sát Nghị quyết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết, đi vào những vấn đề về thể chế, chính sách, nhất là đất đai, tài chính tín dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực kinh tế tập thể, hợp tác xã; đánh giá thực trạng và vai trò của quản lý nhà nước, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, vai trò của liên minh hợp tác xã; đồng thời làm rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế này phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Trên cơ sở tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW, có bổ sung, trên cơ sở đó tạo luận cứ cho việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã vào năm 2022.
Theo Phó Thủ tướng, cần tổng kết từ cơ sở, cấp đứng ra tổ chức là cấp tỉnh. Ngoài việc tổ chức tổng kết theo địa bàn, kế thừa kinh nghiệm sơ kết 5 năm thực hiện Luật Hợp tác xã, các bộ cần chủ trì tổng kết theo lĩnh vực chuyên đề. Ban Chỉ đạo Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị, hội thảo lấy ý kiến về thực thi chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các vấn đề về đất đai, tín dụng, đào tạo, kinh nghiệm quốc tế...
Trung ương sẽ tổ chức đoàn khảo sát đi một số địa bàn trọng điểm, mang chất vùng miền, để nghiên cứu một số mô hình mới thành công, những nơi còn vướng mắc. Thời điểm tổng kết cần được tính toán tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai Đại hội Đảng các cấp. Việc tổng kết ở cấp Trung ương do Ban cán sự Đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương tổ chức.
Nếu tổng kết tốt, có thể đưa số liệu này vào văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Phó Thủ tướng nói và đề nghị Ban Chỉ đạo chuẩn bị các bước công việc, có báo cáo trình Bộ Chính trị vào quý IV/2019.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm đăng ký chương trình tổng kết với Ban Cán sự Đảng Chính phủ, chủ động xây dựng lại kế hoạch, đề cương; Bộ Tài chính trên cơ sở kế hoạch, dự trù kinh phí tổ chức tổng kết.
Theo Chu Thanh Vân (TTXVN)
Sai phạm ở Trường THPT chuyên Bạc Liêu: Chỉ kiểm điểm rút kinh nghiệm? Liên quan đến vụ việc tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) giai đoạn 2014 - 2015, cơ quan thanh tra xác định bà Phú Thị Cẩm (Hiệu trưởng, đã nghỉ hưu) để xảy ra hàng loạt sai phạm, nhưng Sở GD- ĐT tỉnh Bạc Liêu lại xử lý nhẹ. Quang cảnh buổi họp báo ngày 02/11/2018 Sai phạm của bà...