Quốc hội thông qua Công ước về chống tra tấn
Sáng 28/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đổi xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Ảnh minh họa
Theo nghị quyết, Việt Nam xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Nghị quyết không coi quy định tại khoản 2 Điều 8 Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ. Theo đó, việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi có lại.
Khoản 2 điều 8 của công ước quy định nếu một quốc gia thành viên chỉ cho phép dẫn độ khi có điều ước quốc tế về dẫn độ mà nhận được yêu cầu dẫn độ của một quốc gia thành viên khác không có điều ước quốc tế về dẫn độ với mình thì quốc gia đó có thể coi Công ước này là cơ sở pháp lý cho việc dẫn độ đối với những hành vi phạm tội này. Việc dẫn độ sẽ phải tuân thủ những điều kiện khác do pháp luật của quốc gia được yêu cầu dẫn độ quy định.
Nghị quyết bảo lưu quy định tại điều 20 và khoản 1 điều 30. Cụ thể, Điều 20 quy định nếu Ủy ban chống tra tấn (được thành lập theo quy định của Công ước) nhận được thông tin đáng tin cậy chứa đựng những dấu hiệu có cơ sở là việc tra tấn đang được tiến hành một cách có hệ thống trên lãnh thổ của một quốc gia thành viên, Ủy ban sẽ mời quốc gia thành viên đó hợp tác trong việc kiểm tra thông tin và vì mục đích này, đưa ra ý kiến về những thông tin liên quan đó.
Khoản 1 điều 30 quy định, mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng công ước này mà không thể giải quyết bằng thương lượng sẽ được đưa ra trọng tài theo yêu cầu của một trong số các quốc gia thành viên đó. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày yêu cầu đưa ra trọng tài mà các bên vẫn không thể thỏa thuận được về tổ chức trọng tài thì bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị đưa tranh chấp ra Tòa án công lý quốc tế, phù hợp với quy chế của tòa.
Video đang HOT
Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987. Trước đó, Việt Nam đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước.
Cũng trong sáng, Quốc hội cũng phê chuẩn thông qua Nghị quyết về quyền của người khuyết tật. Việt Nam cam kết thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật trên tất cả các lĩnh vực.
Nam Phương
Theo VNE
Thông qua quy định về phong tướng trong Quân đội và Công an
Theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được thông qua, bên cạnh Bộ trưởng Quốc phòng, sẽ có hai vị trí có trần quân hàm đại tướng là Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Sáng 27/11, Quốc hội đã thông qua Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong số 438 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (chiếm 88,13% so với tổng số đại biểu) thì 363 người (73,04%) tán thành. Số đại biểu không tán thành là 51 (10,26%) và số đại biểu không biểu quyết 24 (4,83%).
Theo Luật sửa đổi, Tổng tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có trần quân hàm đại tướng bằng Bộ trưởng Quốc phòng. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích, quy định này là kế thừa Luật sĩ quan hiện hành, đã được thực tiễn kiểm nghiệm từ khi có Luật sĩ quan năm 1958, phù hợp với tổ chức của QĐND Việt Nam. Hơn nữa, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Chính trị là người đứng đầu cơ quan chỉ huy, lãnh đạo QĐND Việt Nam, có vai trò, vị trí rất quan trọng được quy định trong Hiến pháp, do Chủ tịch nước bổ nhiệm.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trần quân hàm của Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh là trung tướng. Theo giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cấp bậc hàm cao nhất của quân đội và công an địa phương, cấp tỉnh, cấp huyện phải bằng nhau. Như vậy, Tư lệnh, Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh là người chỉ huy các lực lượng vũ trang trong khu vực phòng thủ. Quy định số 28 của Bộ Chính trị có phần về việc xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành các khu vực phòng thủ vững chắc theo tình hình mới, trong đó có lực lượng công an nhân dân.
"Trần quân hàm Trung tướng với Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh là phù hợp, đáp ứng yêu cầu chỉ huy khi có tình huống chiến sự, chiến tranh xảy ra", ông Nguyễn Kim Khoa, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận định.
Mối quan hệ giữa Bộ tư lệnh Quân khu 7 và Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quy định tại Điều 22 Luật sĩ quan hiện hành: Trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng cấp hàm bằng hoặc thấp hơn sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên. Hơn nữa, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng quân sự cụ thể việc phong hàm với Tư lệnh, Chính ủy sẽ do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị cấp có thẩm quyền thực hiện theo điều luật.
Về trần quân hàm của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự quận, huyện thuộc Bộ tư lệnh TP Hồ Chí Minh, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã chỉnh lý thống nhất hàm cao nhất là thượng tá.
Giám đốc, chính uỷ học viện Quốc phòng có trần quân hàm Thượng tướng vì các trường trong quân đội ngoài học hàm, quân hàm cũng đòi hỏi công tác lãnh đạo, chỉ huy trong chiến đấu.
Trần quân hàm với Tư lệnh Quân chủng Hải quân là Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Phòng không Không quân là trung tướng (tương đương Tư lệnh quân khu). Trường hợp Tư lệnh, Chính uỷ quân chủng Hải quân được bổ nhiệm chức vụ cao hơn như Phó tổng tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Quốc phòng, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ huy Hải quân thì được thăng quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.
Trần quân hàm trung tướng sẽ được áp dụng với Giám đốc, Chính uỷ Học viện Lục quân. Đây là cơ sở đào tạo cán bộ cấp sư đoàn, trung đoàn trở lên, nghiên cứu khoa học quân sự, còn học viện, trường sĩ quan khác trần quân hàm Thiếu tướng.
Trần quân hàm thiếu tướng được áp dụng cho phó giám đốc, bí thư hoặc phó bí thư Đảng uỷ bệnh viện trung ương Quân đội 108. Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung Chủ nhiệm khoa Mác Lê nin của Học viện Quốc phòng có trần quân hàm là Thiếu tướng. Với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế, quân đội, trần quân hàm Thiếu tướng là phù hợp nhiệm vụ trong tình hình mới.
Luật sửa đổi cũng quy định rõ số lượng cấp phó có trần quân hàm cấp tướng, của từng chức vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
Cũng trong sáng 27/11, Quốc hội thông qua Luật sĩ quan Công an nhân dân (sửa đổi). Có 438 đại biểu tham gia biểu quyết, bằng 88,13% so với tổng số đại biểu Quốc hội. Số tán thành là 357 (chiếm 71,83%), đại biểu không tán thành là 62 (chiếm 12,47%) và số đại biểu không biểu quyết là 19 (chiếm 3,82%).
Dự thảo luật được thông qua không có quy định thêm một Đại tướng cho vị trí thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chức vụ thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương là cấp phó của Bộ trưởng Bộ Công an, giúp Bộ trưởng (đồng thời là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó có nhiệm vụ về công tác Đảng. Ngoài ra, để thống nhất trong bộ máy Đảng và Nhà nước, phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị, thứ trưởng - phó bí thư Đảng ủy Công an Trung ương có trần quân hàm là thượng tướng như hiện nay.
Cũng theo Luật sửa đổi, cấp bậc hàm cao nhất của giám đốc Công an TP Hà Nội, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh là Trung tướng. Trần quân hàm Trưởng công an cấp quận tại TP Hồ Chí Minh và TP Hà Nội là Thượng tá.
Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Quốc hội thông qua hai dự thảo luật Tổ chức Quốc hội và Bảo hiểm xã hội Sáng nay 20.11, Quốc hội (QH) lấy ý kiến biểu quyết của các đại biểu (ĐB) QH để thông qua luật Tổ chức QH và luật Bảo hiểm xã hội. QH biểu quyết thông qua hai dự thảo luật - Ảnh: Ngọc Thắng Kết quả, với dự thảo luật Tổ chức QH, có 437 ĐB tham gia biểu quyết (chiếm 87,93% tổng số...