Quốc hội Thái Lan thảo luận kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Yingluck
Một ngày sau cuộc biểu tình quy mô chống chính phủ, hôm qua 25/11 đến lượt các đại biểu Quốc hội Thái Lan thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tin nhiệm nữ Thủ tướng Yingluck.
Hàng chục người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại Bangkok.
Ngày 25/11 tại Quốc hội, phe đối lập Thái Lan bắt đầu thảo luận về khả năng bỏ phiếu bất tín nhiệm bà Yingluck Shinawatra. Kiến nghị bất tín nhiệm liên quan đến cá nhân thủ tướng Thái và ba bộ trưởng trong nội các của bà. Một dân biểu đối lập thuộc đảng Dân chủ, ông Jurin Laksanavisit cho biết thủ tướng Yingluck trong tầm ngắm của đối lập do bà “không bài trừ tham nhũng như đã hứa” khi lên cầm quyền cách đây 16 tháng.
Nghiêm trọng hơn là “bà đã để cho một số người ở bên ngoài can thiệp vào các hoạt động của chính quyền”. Ông Jurin Laksanavisit muốn ám chỉ ảnh hưởng không nhỏ của thủ tướng bị lật đổ Thaksin, anh trai của bà Yingluck. Những đối thủ của đương kim thủ tướng Thái tố cáo bà là “con rối trong tay ông Thaksin” đang sống lưu vong.
Ngày 28/11/2012, Quốc hội sẽ biểu quyết về kiến nghị này.
Trả lời báo chí, bà Yingluck tin tưởng rằng nội các của bà sẽ đứng vững trong đợt đọ sức lần này với các phe đối lập.
Video đang HOT
Đảng Puea Thai của bà Yingluck Shinawatra đứng đầu liên minh cầm quyền gồm sáu đảng. Sau cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 6/2011, liên minh cầm quyền chiếm 3/5 số ghế tại Quốc hội. Do vậy theo giới phân tích, kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Thái ít có khả năng được thông qua.
Hôm 24/11, khoảng 20.000 người biểu tình tại thủ đô Bangkok chống chính phủ. Số người tham dự thấp hơn rất nhiều so với chờ đợi của ban tổ chức. Đảng Pitak Siam và các thành phần chống đối kỳ vọng huy động được một nửa triệu người trong cuộc biểu dương lực lượng nói trên. Song đây cũng là cuộc biểu tình quy mô nhất của phe đối lập kể từ khi bà Yingluck lên cầm quyền.
Theo Dantri
Hàng chục nghìn người Thái đòi thủ tướng từ chức
Khoảng 20.000 người Thái hôm nay đổ về thủ đô Bangkok đòi thủ tướng từ chức, khiến cảnh sát phải sử dụng bom hơi cay và bắt giữ khoảng 100 người.
Khoảng 17.000 cảnh sát đã được điều động tại thủ đô Bangkok trước lo ngại về một cuộc biểu tình lớn nhất kể từ năm ngoái, khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên nhậm chức. Ảnh: AFP
Theo BangkokPost, khoảng 20.000 người đã tham gia cuộc biểu tình do nhóm bảo hoàng Pitak Siam (Bảo vệ Thái Lan), một nhóm khá mới trong chính trường Thái Lan, tổ chức nhằm kêu gọi thủ tướng từ chức. Con số này ít hơn nhiều so với dự kiến một triệu người mà nhóm từng tuyên bố sẽ huy động xuống đường tham gia cuộc biểu tình. Cuộc biểu tình gần tòa nhà Quốc hội ban đầu diễn ra trong bầu không khí hòa bình. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, những người biểu tình chống chính phủ sau đó cố vượt qua hàng rào bê tông ngăn cách. Nhóm biểu tình được cho là có liên hệ với Liên minh Nhân dân vì dân chủ (lực lượng áo vàng), nhóm từng lãnh đạo các cuộc biểu tình dẫn đến việc lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra năm 2006. Ảnh: AP
Cảnh sát Thái Lan đã phải ném bom hơi cay khi 50 đến 100 người vượt qua hàng rào bê tông ngăn cách giữa cảnh sát và đám đông biểu tình. Ảnh: AP
Người biểu tình bịt mặt trong làn hơi cay. Họ cáo buộc chính phủ của bà Yingluck tham nhũng, xúc phạm vua và trở thành con rối trong tay cựu thủ tướng Thaksin. Ảnh: AP
42 người, trong đó có 7 cảnh sát đã được điều trị vì những vết cắt và chấn thương khác. Ảnh: AFP
Khoảng 100 người bị bắt giữ, nhiều con dao và đạn bị tịch thu. Ảnh: AFP
Một người biểu tình giơ quả bom hơi cay cảnh sát đã sử dụng để giải tán đám đông. Ảnh: AFP
Theo VNE
Đụng độ trong cuộc biểu tình ở Bangkok, 11 người bị thương 11 người đã bị thương trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và những người biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok của Thái Lan trong ngày 24/11. Cảnh sát bắt giữ những người biểu tình quá khích ở Bangkok hôm 24/11. Đài Tiếng nói nước Nga đưa tin trong số người bị thương nói trên có 6 thường dân...