Quốc hội sẽ lấy ý kiến các đại biểu việc trích 4.069 tỷ đồng để trả nợ tiền GPMB dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
Theo Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Ngày 3/6, Quốc hội thảo luận về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc xem xét đề xuất của Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết ngày 6/6 tới, Quốc hội sẽ xin ý kiến các đại biểu về nội dung này.
Trước đó, giải trình, làm rõ môt sô vấn đề về việc phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, khoản tiền 4.000 tỷ của VIDIFI là khoản cam kết của Chính phủ, đã được xác định là nợ của Trung ương thuộc ngân sách phải trả và chậm trả ngày nào sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp ngày đó.
Dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công ngày 19/5/2008 và hoàn thành, đưa vào khai thác toàn bộ vào ngày 5/12/2015. Đây là dự án được Thường trực Chính phủ quyết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chủ trì huy động vốn và thành lập Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) để thực hiện đầu tư hợp đồng BOT theo cơ chế thí điểm quy định tại Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo thỏa thuận, Nhà nước sẽ bố trí hoàn trả dần khoản tiền trên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Vậy nhưng, từ lúc triển khai dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến nay đã được 10 năm, khoản tiền bồi thường GPMB vẫn chưa được Nhà nước bố trí, dẫn đến chi phí lãi vay phát sinh cho dự án khoảng trên 800 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo Chính phủ, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Thành Trung (t/h)
Theo Tổ quốc
Kiến nghị Quốc hội cho phép trả hơn 4.000 tỷ GPMB cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
Chính phủ trình Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Tiếp tục kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, sáng 29/5, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình về phân bổ, sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) được Thủ tướng Chính phủ giao là chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo hình thức hợp đồng xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT).
Tại Quyết định số 746/QĐ-TTg ngày 29/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư cho Dự án.
Theo số liệu cập nhật của VIDIFI và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng của Dự án khoảng 4.069 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Chính phủ là kiến nghị Quốc hội cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ GTVT.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ nguồn vốn này được Chính phủ ưu tiên bố trí cho các dự án phòng, chống, khắc phục thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, gia cố đê, kè, xây dựng hồ đập, phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển...
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, ưu tiên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương hàng năm để hỗ trợ các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung, Miền núi phía Bắc, thực hiện các dự án thuộc tiêu chí này.
Riêng trong hai năm 2017, 2018, số vốn hỗ trợ các địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương đạt trên 12,5 nghìn tỷ đồng.
Như vậy, việc dành một phần vốn ngân sách trung ương từ nguồn 10.000 tỷ đồng để thanh toán nợ hỗ trợ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng (GPMB) cho dự án Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo cam kết trước đây của Chính phủ là khả thi, thuộc nghĩa vụ của ngân sách trung ương, phù hợp với Nghị quyết của Quốc hội và nhằm triển khai thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án Tái cơ cấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định, cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng để bố trí cho dự án nêu trên của Bộ GTVT.
Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, để triển khai xây dựng, phần chi phí bồi thường GPMB cho dự án khoảng 4.069 tỷ đồng, VIDIFI đã phải vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để chuyển cho 4 địa phương gồm: Hà Nội 892 tỷ đồng, Hưng Yên 788 tỷ đồng, Hải Dương 992 tỷ đồng và Hải Phòng 1.397 tỷ đồng thực hiện công tác GPMB trong giai đoạn 2008 - 2010.
Đại diện chủ đầu tư nói và cho biết, đây phần tham gia trực tiếp của Nhà nước vào dự án. Do không thể bố trí vốn ngay, Nhà nước đã cam kết sẽ hoàn trả dần khoản tiền này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định 746/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, đến nay, theo đại diện chủ đầu tư, sau 10 năm thực hiện, VIDIFI vẫn chưa được Nhà nước hoàn trả kinh phí đền bù GPMB, tái định cư tại dự án như cam kết của Chính phủ trước đó. Không chỉ vậy, VIDIFI còn đang phải tiếp tục vay tín dụng ngân hàng để trả lãi cho các khoản tham gia, hỗ trợ của Nhà nước đã cam kết với lãi suất bình quân 10%/năm.
"Tính đến cuối năm 2018, chi phí lãi vay phát sinh thêm do các khoản hỗ trợ của Nhà nước chưa thực hiện được ước tính khoảng 800 tỷ đồng. Nếu việc hoàn trả của Nhà nước tiếp tục chậm sẽ dẫn đến phá vỡ phương án tài chính của dự án, doanh nghiệp dự án phá sản", đại diện VIDIFI chia sẻ.
T.Bình
Theo Báo giao thông
Hàng loạt DN chi tiêu tiền cổ phần hóa sai mục đích Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kết quả kiểm toán Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2011-2017. Báo cáo cho thấy, số dư Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp tại SCIC và tại các công ty mẹ của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đến 31/12/2017 là 112.513 tỷ đồng....