Quốc hội quyết tiếp tục chi tiền đào tạo tiến sĩ
Với 88,39% đại biểu tán thành, chiều 14/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2018. Theo đó, Quốc hội quyết định tiếp tục chi một phần tiền cho đề án 911 về đào tạo tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020.
Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách Trung ương là 753.404 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 565.796 tỷ đồng. Tổng số chi ngân sách Trung ương là 948.404 tỷ đồng, trong đó dự toán 321.151 tỷ đồng để bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Trong phần ngân sách chi năm 2018, Nghị quyết tiếp tục duy trì phần chi cho giáo dục, trong đó có phần kinh phí thực hiện đề án 911 – đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2010-2020.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Video đang HOT
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH về phương án phân bổ ngân sách Trung ương 2018 và dự thảo Nghị quyết về khoản tiền chi cho đề án 911, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách QH Nguyễn Đức Hải cho hay phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 Chính phủ báo cáo Quốc hội đã bố trí kinh phí cho các Đề án đào tạo của ngành giáo dục, trong đó có Đề án 911 dựa trên chỉ tiêu đào tạo theo kế hoạch, mức chi từ nguồn ngân sách theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức và khả năng triển khai thực tế.
“Năm 2018, mức bố trí cho Đề án 911 đã dự kiến giảm mạnh so với các năm trước, nhưng vẫn phải duy trì một phần để tiếp tục đảm bảo kinh phí đào tạo các lưu học sinh đã tham gia nhập học các kỳ tuyển sinh trước đây. Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các Đề án nói chung của ngành giáo dục và Đề án 911 nói riêng để đảm bảo việc sử dụng kinh phí được hiệu quả, tiết kiệm”- ông Hải nói.
Theo Trọng Phú ( Pháp luật TPHCM)
Đào tạo tiến sĩ nhiều, sử dụng được bao nhiêu?
Chi 12.000 tỷ đào tạo 9.000 tiến sĩ là vấn đề đang gây "nóng" trong dư luận những ngày qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Bộ GD-ĐT "mạnh tay" đào tạo tiến sĩ có thể gây lãng phí khi việc sử dụng số lượng tiến sĩ hiện có vẫn chưa hiệu quả.
Mục tiêu đào tạo 9.000 tiến sĩ nằm trong đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục ĐH giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030 của Bộ GD-ĐT.
Lý giải về mục tiêu này, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ công tác tại các cơ sở giáo dục ĐH còn thấp và chưa hợp lý về cơ cấu độ tuổi, chưa cân xứng giữa các ngành nghề. Trong khi đó, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ còn rất thấp so với các nước lân cận. Cụ thể, đến năm 2017, Việt Nam mới đạt tỷ lệ 22,7% trong khi Thái Lan là 24% từ năm 2005, Malaysia đạt 73% từ năm 2010...
Đào tạo tiến sĩ nên theo chất lượng đừng chạy đua số lượng. (ảnh minh họa: IT)
Đồng tình với việc cần nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để cải thiện chất lượng giáo dục ĐH, tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đào tạo nếu không vì "chất" mà chỉ chạy đua theo số lượng sẽ gây lãng phí lớn. Trong khi đó, hiện cả nước vẫn có 23.000 GS, PGS, TS nhưng hiệu quả nghiên cứu khoa học thì chưa đâu vào đâu.
Chia sẻ với báo chí, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, phải thừa nhận rằng, hiện nay, ở nước ta, việc đào tạo tiến sĩ vẫn diễn ra một cách dễ dãi, qua loa, chất lượng chưa ổn. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT nên thực hiện ngay việc rà soát lại các cơ sở đào tạo tiến sĩ. "Không phải cơ sở nào cũng có thể đào tạo, đã đến lúc cần cương quyết hơn. Trường nào đào tạo tiến sĩ phải nghiên cứu khoa học mạnh, có bề dày truyền thống, có cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên tốt" - TS Khuyến cho hay.
Trong khi đó, GS.TS Đặng Quốc Bảo - nguyên Hiệu trưởng Học viện Quản lý giáo dục lại cho rằng, chủ trương thì tốt nhưng vấn đề là đào tạo như thế nào để mang lại hiệu quả thực sự. Đó cũng là một câu chuyện phải bàn kỹ.
"Tôi nghĩ rằng, những người được chọn đi học phải học thật và quá trình đào tạo phải mang lại kết quả thật. Chúng ta chấp nhận kéo dài thời gian thậm chí là tốn kém nhưng vấn đề là tiến sĩ phải có trình độ thực sự" - GS Bảo nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, nếu ngành giáo dục có thêm nhiều tiến sĩ thì cũng tốt nhưng chất lượng tiến sĩ của chúng ta chưa cao, nhất là khoa học giáo dục của ta chưa phát triển.
"Phải xem xét lại quy trình đào tạo tiến sĩ ở các trường ĐH làm sao cho thực sự cải tiến và có hiệu quả đào tạo. Còn nếu chỉ chạy theo số lượng mà không củng cố chất lượng thì dù có học thật, bằng thật thì chất lượng vẫn giả" - ông Lâm nói.
Ông Lâm cho rằng, nên lấy chi phí nghìn tỷ trên để cải thiện lương cho giáo viên trước, tạo động lực cho họ làm việc. Theo ông, chỉ cần mỗi một ngành có những mũi nhọn, có những người nghiên cứu kịp thời là được. Phải đào tạo làm sao cho có hiệu quả mới đảm bảo yếu tố chất lượng.
Được biết, tổng chi phí của đề án 12.000 tỷ bao gồm 10.200 tỷ đồng từ kinh phí còn lại của Đề án Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020, được phê duyệt theo Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 17.6.2010 của Thủ Tướng Chính phủ; 1.800 tỷ từ các cơ sở giáo dục đại học và đối tượng thụ hưởng Đề án.
Theo Danviet
55.000 tỷ ngân sách cho cao tốc Bắc - Nam sử dụng như thế nào? Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay với 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước hỗ trợ làm dự án cao tốc Bắc - Nam thì 27.700 tỷ đồng phân bổ cho 8 dự án BOT trên tuyến này. Phát biểu thảo luận ở tổ của Quốc hội chiều 8.11 về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn...