Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay không.
Công nhân Tập đoàn Nissan lắp đặt xe điện tại nhà máy Oppama ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hiệp định RCEP được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác của khối gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Hiệp định đã được các nước này ký kết vào tháng 11/2020. RCEP sẽ có hiệu lực sau khi có ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN cùng với 3 quốc gia đối tác phê chuẩn.
Sau khi hiệp định này có hiệu lực, Nhật Bản sẽ xóa bỏ 61% thuế đối với nông sản nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN, Australia và New Zealand, 56% từ Trung Quốc và 49% từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn sẽ giữ nguyên thuế đối với 5 nhóm hàng được cho là nhạy cảm về chính trị ở nước này, gồm gạo, lúa mỳ, các sản phẩm sữa, đường, thịt lợn và thịt bò.
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, các quốc gia khác sẽ cắt giảm 91,5% thuế đối với các hàng hóa công nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản. Đáng chú ý, RCEP sẽ giúp loại bỏ thuế đối với các mặt hàng động cơ xe điện, linh kiện pin xe điện và các sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản. Trong khi đó, mức độ dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản sẽ ở các mức từ 81 – 88% tùy từng quốc gia.
Trong báo cáo công bố hồi cuối tháng 3 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản ước tính RCEP có thể sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng thêm khoảng 15.000 tỷ yen (tương đương khoảng 2,7%) so với GDP thực tế của tài khóa 2019 (kết thúc vào 31/3/2020), đồng thời tạo thêm khoảng 570.000 việc làm mới.
Điều này có nghĩa RCEP có tác động lớn hơn đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế của nước này với Liên minh châu Âu (JEEPA). Ước tính CPTPP và JEEPA giúp GDP của Nhật Bản tăng tương ứng 1,5% và 1%. Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, RCEP sẽ chiếm khoảng 46% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản, trong khi CPTPP và EJEPA chiếm tương ứng 15% và 12%.
Quốc hội Nhật Bản phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, sau khi được Hạ viện thông qua, ngày 4/12, Thượng viện Nhật Bản đã phê chuẩn Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh (EPA).
Mở đường cho văn kiện này có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhằm đảm bảo tính liên tục của các hoạt động kinh tế song phương sau khi Anh kết thúc giai đoạn chuyển tiếp rời Liên minh châu Ấu (EU) vào cuối tháng này.
Toàn cảnh phiên họp Thượng viện Nhật Bản ở Tokyo. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo diễn ra cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu kỳ vọng hiệp định này sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh giữa Nhật Bản với Anh sau khi nước này rời khỏi EU, đồng thời phát đi thông điệp mạnh mẽ về thúc đẩy tự do thương mại tới cộng đồng quốc tế.
Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh, được xây dựng trên cơ sở kế thừa Hiệp định kinh tế Nhật Bản - EU, được Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu và Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Liz Truss, ký kết hồi tháng 10 tại Tokyo. Tháng 11 vừa qua, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua hiệp định này. Để văn kiện trên chính thức có hiệu lực, Anh cần hoàn thành các quy trình phê chuẩn trong nước.
Theo nội dung hiệp định, Anh sẽ giảm thuế đối với ô tô Nhật Bản nhập khẩu vào nước này theo giai đoạn và sẽ về mức 0% vào năm 2026. Bên cạnh đó, London cũng dỡ bỏ ngay lập tức thuế quan đối với các toa xe lửa và phụ tùng ô tô. Ở chiều ngược lại, Nhật Bản sẽ không áp thêm các khoản thuế mới đối với hàng nông sản của Anh.
Tuy nhiên, các điều khoản liên quan đến thương mại điện tử và dịch vụ tài chính sẽ hấp dẫn hơn so với thỏa thuận Nhật Bản - EU hiện hành, trong đó có lệnh cấm các chính phủ yêu cầu doanh nghiệp tiết lộ thuật toán sử dụng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu mã hóa.
Hiệp định đối tác kinh tế Nhật - Anh là thỏa thuận thương mại đầu tiên mà London ký với một nền kinh tế lớn sau khi nước này rời khỏi EU vào tháng 1/2020. Anh khẳng định đây là bước đi lớn hướng tới kế hoạch gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), bao gồm 11 nước châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Nhật Bản, Australia và Canada.
Nhật Bản đình chỉ viện trợ ODA cho Myanmar Ngày 30/3, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết nước này đã đình chỉ cung cấp viện trợ mới cho Myanmar sau khi quân đội quốc gia Đông Nam Á này bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) hồi tháng 2...