Quốc hội Mỹ “lưu luyến” sát thủ diệt tăng A-10
Bất chấp sự phản đối cũng như những thỏa thuận của Không quân, Quốc hội Mỹ vẫn quyết định sẽ chưa cho các máy bay A-10 nghỉ hưu.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly cho biết, Quốc hội Mỹ sẽ ngăn chặn việc Không quân Mỹ cho nghỉ hưu các máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II vào năm 2015.
“Luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) sẽ cấm lực lượng Không quân Mỹ cho các máy bay A-10 nghỉ hưu trước năm 2015, vì chúng vẫn đang rất cần thiết ở Iraq”, một nguồn tin cho hay. Nếu được chấp thuận trước khi phiên họp Quốc hội kết thúc vào tuần tới, NDAA sẽ cung cấp 350 triệu USD để giúp Không quân Mỹ duy trì 100 chiếc A-10 mà họ đang muốn cho nghỉ hưu.
Không chỉ vậy, Không quân Mỹ sẽ còn duy trì 36 chiếc A-10 ở trạng thái dự trữ, theo đó các máy bay vẫn còn trong các đơn vị, và vẫn bay định kì. Điều này sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển đổi các nhân viên bảo trì A-10 sang làm các nhiệm vụ khác, Jane’s cho biết.
Máy bay cường kích hạng nặng A-10.
Giới lãnh đạo quân sự Mỹ thì cảnh báo rằng quyết định của Quốc hội sẽ ngăn chặn việc hiện đại hóa không quân bằng các máy bay F-35 Lightning II Joint Strike Fighter của Lockheed Martin, dự kiến sẽ triển khai hoạt động trong tháng 8/2016. Việc không cho các máy bay A-10 nghỉ hưu sẽ gây ra sự thiếu hụt nhân lực cho việc bảo dưỡng, phục vụ chiến đấu cho F-35. Đáng lẽ, số nhân viên bảo trì A-10 phải được nhanh chóng chuyển loại, thì nay lại phải chờ đợi lâu hơn.
Dự kiến chương trình F-35 sẽ cần đến 1.100 nhân viên bảo trì máy bay. Trong số đó có 800 nhân viên vốn đã quen làm việc với chiếc A-10, nên sẽ tiếp thu máy bay nhanh hơn những người mới.
“Theo những gì mà không quân cho biết, 36 chiếc A-10 ở trạng thái bay dự trữ sẽ chỉ cần khoảng 100 người để bảo trì”, một nguồn tin cho hay. “Không quân sẽ cần 800 nhân viên trong tài khóa 2015, con số đó có thể chấp nhận được và chúng tôi sẽ cung cấp cho họ”.
Video đang HOT
Không quân Mỹ gần đây đã “xuống nước” với Quốc hội khi thay thế đề nghị cho nghỉ hưu toàn bộ số máy bay A-10 bằng việc cho nghỉ hưu một phần. Đề xuất sẽ cho nghỉ hưu 72 chiếc A-10, tương đương ba 3 phi đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, và sau đó cho nghỉ hưu dần trong vòng 5 năm tiếp theo.
Phân tích
Quốc hội Mỹ đã bác bỏ lí lẽ của phía không quân về vấn đề nhân lực cho chương trình F-35. Họ cho rằng nhân viên bảo trì có thể được chọn từ các lĩnh vực nghề nghiệp khác. Tuy nhiên, các nguồn tin nói rằng sự gia tăng về nhu cầu thay thế các máy bay cũ như F-16 ở châu Âu, cũng như Trung Đông đã thu hẹp khả năng lựa chọn nhân sự cho chương trình F-35.
Theo Kiến Thức
Vì sao Mỹ đang mất dần sự thống trị quân sự?
Trong bối cảnh chi tiêu quốc phòng eo hẹp, nước Mỹ ngày càng có khuynh hướng giữ lại các vũ khí cũ thay vì đầu tư cho các vũ khí mới và điều này đã góp phần khiến sự thống trị quân sự của Mỹ sụt giảm.
Các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.
Người ta thường nói rằng quốc hội Mỹ ghét cắt giảm hoặc hủy các chương trình vũ khí, thường là vì các lý do liên quan tới việc làm và các cuộc bầu cử trong nước. Trên thực tế, các số liệu lại cho thấy quốc hội Mỹ thường có khuynh hướng giảm bớt việc mua sắm các thiết bị mới cho quân đội hơn là từ bỏ hoặc cho "về hưu" các thiết bị cũ.
Khuynh hướng đó đang ngày càng trở thành một vấn đề nan giải đối với quân đội Mỹ. Xét ở nhiều khía cạnh, các ưu thế truyền thống về sự vượt trội về kỹ thuật quân sự của Mỹ đang suy giảm trong mọi lĩnh vực. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng đây là một thách thức đang hiện hữu cần được giải quyết trong những năm tới. Nhưng nhiều cấp cao của Lầu Năm Góc trong năm qua đã đồng tình rằng sự sụt giảm trong vị thế thống trị về quân sự của Mỹ giờ đây là một vấn đề rất cấp bách.
Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Frank Kendall gần đây cho biết: "Tôi rất lo ngại về việc sự vượt trội về công nghệ của Mỹ đang giảm sút và vị thế của chúng ta trong tương lai. Đã 20 năm rồi kể từ cuối Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ là siêu cường công nghệ quân sự. Tôi không nghĩ rằng đó là một quan điểm an toàn. Trên thực tế, tôi nghĩ chúng ta đã quá thỏa mãn với điều đó và bị sao nhãng suốt 10 năm qua khi chiến đấu với khủng bố".
Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, gần đây đã nhắc lại quan điểm trên. "Sự thống trị vốn có của chúng ta trong lĩnh vực này giờ đây đang suy giảm. Không còn nghi ngờ gì nữa", ông Locklear nói.
Hiện nay, khi ngân sách quốc phòng của Mỹ giảm năm thứ 4 liên tiếp, nước Mỹ ngày càng có khuynh hướng ưu tiên cấp kinh phí cho các vũ khí cũ hơn là các vũ khí mới. Hóa đơn cho các vũ khí cũ không phải là hóa đơn cố định. Hóa đơn càng gia tăng khi các thiết bị nhiều tuổi và trở nên đắt đỏ trong việc bảo dưỡng. Những hạn chế này đang bắt đầu ảnh hưởng tới sự đầu tư sáng tạo và các lực lượng trong tương lai cũng như các lợi thế chiến đấu của quân đội Mỹ.
Trong thập niên qua, quốc hội Mỹ đã phê chuẩn việc cắt giảm hoặc cho về hưu sớm nhiều loại vũ khí - cả nhỏ lẫn lớn.
Lấy ví dụ về dự luật ngân sách quốc phòng cho năm 2015, vốn được hạ viện phê chuẩn. Máy bay chiến đấu F-35 là một phần quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa của không quân, thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ. Tuy nhiên, do ngân sách tiếp tục bị cắt giảm, Lầu Năm Góc buộc phải giảm kế hoạch mua 42 chiếc F-35 trong năm 2015 xuống 34 chiếc trong ngân sách mới nhất.
F-35 là máy bay chiến đấu đa chức năng và dự kiến sẽ thay thế nhiều máy bay cũ hơn, trong đó có máy bay A-10 Warthog của không quân, vốn đã phục vụ gần 40 năm. Vì F-35, Lầu Năm Góc buộc phải đề xuất cắt giảm chi tiêu cho A-10 do ngân sách cắt giảm được quốc hội đề xuất. Tuy nhiên, không giống như F-35, các đề xuất cắt giảm đối với A-10 đã tạo ra một cuộc tranh luận khi các nghị sĩ phản đối kế hoạch cho "về hưu" dòng máy bay này. Và nếu quốc hội cấm Lầu Năm Góc cho về hưu A-10, trong khi ngân sách bị cắt giảm, không quân Mỹ sẽ phải buộc phải cắt giảm kinh phí cho những ưu tiên khác, trong đó có các phi đội máy bay khác và thậm chí là F-35.
Các phản ứng rất khác nhau của quốc hội đối với việc cắt giảm ngân sách đối với A-10 và F-35 đã cho thấy việc cắt bớt, hủy hoặc trì hoãn các vũ khí đang phát triển hoặc đang sản xuất dễ dàng và nhanh hơn nhiều so với việc loại bỏ các vũ khí đang sử dụng. Điều đó góp phần gây ra sự trì hoãn hoặc loại bỏ các chương trình vũ khí mới để nhường tiền cho các vũ khí cũ hơn.
Quốc hội có vai trò giám sát quan trọng trong việc phân bổ ngân sách cho an ninh quốc gia. Nhưng trên thực tế, các thành viên quốc hội thường ngoài nghi về các chương trình vũ khí mới và có khuynh hướng bảo vệ các hệ thống cũ hơn mà Lầu Năm Góc đề xuất loại bỏ.
Mặc dù các đề xuất ngân sách quốc phòng mới nhất đã gây chú ý vì cản trở một loạt các kế hoạch quân sự như cho "về vườn" các máy bay chiến đấu A-10 và máy bay trinh sát U-2, cũng như việc cho nghỉ tạm thời 11 tàu và 3 máy bay đổ bộ, sự phản đối của quốc hội đối với các kế hoạch cho "về vườn" các vũ khí cũ không phải là một hiện tượng mới mẻ.
Hồi năm 2001, quốc hội Mỹ đã cấm cho về hưu các tàu ngầm lớp Ohio và Los Angeles. Vào năm 2005, quốc hội cũng cấm cho về hưu tất cả các máy bay tàng hình F-117 và máy bay tiếp liệu KC-135.
Năm 2011, quốc hội Mỹ đã cấm hải quân cho về hưu các máy bay do thám EP-3E. Đến năm 2013 và 2014, quốc hội cũng từ chối các kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm cho về hưu các tàu hải quân và tàu đổ bộ.
Việc trì hoãn hoặc giới hạn các vũ khí đáng lẽ nên được "về hưu" đã gây ảnh hưởng lớn. Lầu Năm Góc đã buộc phải tiết kiệm chi tiêu trong các lĩnh vực khác và điều này làm giảm các khả năng của quân đội cũng như gây gián đoạn các kế hoạch của Bộ quốc phòng Mỹ.
Quốc hội cũng thường cho phép các lãnh đạo Lầu Năm Góc tự quyết về việc cắt bớt hoặc loại bỏ các chương trình vũ khí mới hơn. Một ví dụ đáng chú ý là vào năm 2010 và 2011, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates khi đó đã đề xuất hủy hoặc ngừng sản các vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu F-22, máy bay vận tải C-17, trực thăng cứu hộ và tìm kiếm chiến đấu của không quân, trực thăng tổng thống VH-71, các hệ thống chiến đấu tương lai của quân đội.
Nhiều chương trình lớn cũng bị hủy bỏ hoặc giảm bớt trong những năm gần đây như trực thăng Comanche, máy bay trinh sát EP-X... Các hệ thống phòng thủ tên lửa cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, như việc hủy hoặc kết thúc sớm hệ thống Phương tiện sát thủ đa năng, tên lửa đánh chặn động năng, vũ khí laser trên máy bay...
Không chỉ các hệ thống lớn bị Lầu Năm Góc và quốc hội cản trở mà các hệ thống nhỏ hơn cũng bị loại bỏ.
Thực tế cho thấy quốc hội Mỹ thường đấu tranh rất mạnh mẽ với tư cách là một khối để bảo vệ các vũ khí vốn đã được sử dụng trong nhiều năm hơn là chi tiền đầu tư cho các vũ khí mới sắp ra mắt.
Khuynh hướng phản đối hầu hết các kế hoạch nhằm thải hồi các vũ khí cũ đã đe dọa cản trở các kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Mỹ. Tệ hại hơn, khuynh hướng này đang khiến quân đội Mỹ ngày càng tiêu tốn nhiều tiền cho các hệ thống ít có khả năng tồn tại hơn.
Về lâu về dài, sự thất bại của quốc hội trong việc thay đổi hiện trạng đang làm hủy hoại sự sẵn sàng của quân đội cho các xung đột trong tương lai. Rút cuộc, các nhà hoạch định chính sách cần phục hồi thế cân bằng trong danh mục vốn đầu tư của Bộ quốc phòng Mỹ để đảm bảo rằng các lực lượng trong tương lai sẽ có các vũ khí tốt nhất.
An Bình
Theo Dantri/NI
Hải quân Mỹ cắt giảm một nửa đơn đặt hàng F-35 Trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị các kế hoạch cắt giảm quy mô quân sự, hải quân Mỹ dự kiến sẽ giảm một nửa đơn đặt hàng các máy bay chiến đấu F-35 trong 5 năm tới. Máy bay chiến đấu F-15. Báo chí Mỹ đưa tin, vào đầu năm tài khóa 2015, hải quân Mỹ sẽ đề nghị mua 36 chiếc F-35C,...