Quốc hội Mỹ bác cáo buộc cựu Tổng thống Obama nghe lén ông Trump
Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ ngày 16/3 đã bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Donald Trump cho rằng người tiền nhiệm Barack Obama đã nghe lén điện thoại tại Tháp Trump trong suốt chiến dịch tranh cử năm ngoái.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và người tiền nhiệm Barack Obama. (Ảnh: Getty)
BBC cho biết, Ủy ban tình báo thượng viện Mỹ hôm qua đã ra thông báo với nội dung, “không có dấu hiệu nào” cho thấy Tháp Trump đã bị chính quyền tiền nhiệm theo dõi trước và sau bầu cử.
Thông cáo này nhằm bác bỏ cáo buộc mà Tổng thống Trump đưa ra trước đó rằng, cựu Tổng thống Obama đã chỉ đạo nghe lén điện thoại của ông tại Tháp Trump trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm ngoái. Cáo buộc này cũng vấp phải sự bác bỏ và chỉ trích của giới tình báo và nghị sĩ Mỹ.
Video đang HOT
Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan hôm qua nói rằng không thể xảy ra việc nghe lén như vậy. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Devin Nunes cũng cho biết, ông không tin có việc Tháp Trump bị nghe lén.
Mặc dù vậy, bất chấp những chỉ trích, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm qua tuyên bố, Tổng thống Trump vẫn kiên quyết giữ cáo buộc này. Về phần mình, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình vào hôm 15/3, Tổng thống Trump nói sẽ sớm đưa ra bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc đó trong vòng 2 tuần tới. “Vụ nghe lén còn ẩn chứa nhiều điều khác nữa. Tôi nghĩ là các bạn sắp được xem một vài chuyện rất thú vị liên quan tới vấn đề này trong 2 tuần tới”, Washington Post dẫn lời Tổng thống Trump.
Những cáo buộc của ông Trump nhằm vào người tiền nhiệm đưa ra trong bối cảnh Ủy ban tình báo quốc hội đang xem xét mối quan hệ giữa các trợ lý của ông Trump trong chiến dịch tranh cử với giới chức Nga. Trước đó, giới chức Mỹ đưa ra cáo buộc cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống hồi năm ngoái của nước này, nhằm tạo lợi thế cho ông Trump. Tuy nhiên, Nga đã bác bỏ cáo buộc đó.
Minh Phương
Theo BBC
Nước cờ bất ngờ của Donald Trump ở Syria sẽ 'khóa tay' Nga?
Gần đây, các phương tiện truyền thông loan tin rằng quân đội Mỹ và các loại xe bọc thép cùng với sự phô trương lộ liễu đã tập kết đến thành phố Manbij ở miền bắc Syria, nhà bình luận Lin Shunzhen của Global Times viết.
Theo tác giả, đáng chú ý nhất trong sự kiện này là nó đã gây ra "tiếng vang lớn" đến mức nào. Từ quan điểm chiến lược, mục tiêu chính của người Mỹ ở đây là " giành lại vị trí hàng đầu ở Trung Đông".
Tất cả đều biết rằng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã hướng đến châu Á và gần như đánh mất sự quan tâm ở khu vực Trung Đông. Mặc dù, khi Nhà nước Hồi giáo tự xưng tự tuyên bố về bản thân, Washington đã tạo ra một liên minh để đối phó với nó, tuy nhiên hiệu quả của những nỗ lực này không rõ ràng và kết quả cũng khó xác định.
Và, tất nhiên, Nga đã không để lỡ từng phút chiếm ngay vị trí của Mỹ ở Trung Đông. Chính vì sự ảnh hưởng của Mỹ đã giảm sút trong khu vực, vai trò của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phát triển nhanh chóng. Lấy ví dụ cách đây không lâu quá trình đàm phán về giải quyết cuộc xung đột Syria tại Astana, nơi mà Mỹ thậm chí không được mời dự, Lin Shunzhen lập luận.
Cùng với việc tân Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo, cả chiến lược của Mỹ ở Trung Đông cũng thay đổi. Từ những tuyên bố của Nhà Trắng, có thể kết luận rằng hiện nay khu vực này là một ưu tiên đối với Mỹ. Đồng thời các thành viên trong chính quyền mới đã đưa ra tín hiệu rõ ràng rằng Washington có ý định tuân thủ "cách tiếp cận cứng rắn" và theo đuổi một chính sách tích cực hơn.
Và lần này, sự xuất hiện "ồn ào" của quân đội Mỹ ở Syria có ý định nhắc nhở rằng tất cả các bên khác không nên "bỏ qua Mỹ và ảnh hưởng của nó ở Trung Đông", và nếu một khi Mỹ muốn, thì nước này sẽ có thể can thiệp bất cứ lúc nào vào tình hình hiện nay " và thậm chí giành lấy quyền kiểm soát khu vực".
Như vậy, tại Syria, Mỹ sẽ "duy trì tính tự tin" và ngăn chặn", nhưng điều đó liên quan đến ai? Trong trường hợp thứ nhất, Washington có ý định đóng vai trò "vùng đệm" giữa hai đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ và các đơn vị phòng vệ nhân dân người Kurd, những mâu thuẫn giữa hai bên gia tăng mạnh đến nỗi xuất hiện mầm mống hiểm họa biến thành cuộc xung đột chính thức trực tiếp ở Manbij. Do đó, lực lượng của Mỹ sẽ giúp cô lập hai bên, bằng cách đó ngăn ngừa tình trạng căng thẳng có thể xảy ra.
Mặt khác, Washington sẽ "ngăn chặn" nước nào? Đây có thể là mũi công kích hướng tới Nga và chính phủ Syria, tác giả của bài báo dự đoán. Lực lượng của họ đã tiến tới gần Manbij. Và, tất nhiên, Mỹ không muốn thành phố này rơi vào tay của Damascus, Moscow hay Tehran, và do đó Washington quyết định tự mình thể hiện bản thân, với tư cách như một "răn đe" trước những "ánh mắt thèm muốn" này.
Theo Danviet
Đại dịch Cái chết Đen tàn sát nhiều người nhất lịch sử Cách đây khoảng 700 năm trước, đại dịch khủng khiếp tràn vào châu Âu thông qua con đường giao thương với Trung Á, không chỉ làm suy giảm mạnh dân số thế giới mà còn đặt nền móng cho sự thay đổi xã hội sâu sắc. Đại dịch cái chết đen đã hoàn toàn làm thay đổi xã hội châu Âu. Theo National...