Quốc hội Libya thông qua danh sách chính phủ lâm thời
Ngày 10/3, Quốc hội Libya đã thông qua chính phủ lâm thời với nhiệm vụ giúp chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào ngày 24/12 tới, một bước đi quan trọng hướng tới việc chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài một thập kỷ tại quốc gia Bắc Phi này.
Thu tương lâm thơi của Libya Abdul Hamid Dbeibah. Ảnh: THX/TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh đánh giá đây là một ngày lịch sử. Người phát ngôn của Quốc hội nêu rõ sau hai ngày tranh luận căng thẳng tại thành phố Sirte, miền Trung Libya, với 121 phiếu ủng hộ trên tổng số 132 phiếu, Quốc hội đã thông qua nội các của Thủ tướng lâm thời Abdul Hamid Dbeibah.
Phát biểu sau phiên bỏ phiếu, Thủ tướng lâm thời của Libya, ông Dbeibah nhấn mạnh đây sẽ là chính phủ của tất cả người dân. Chính phủ mới bao gồm 2 Phó Thủ tướng, 26 Bộ trưởng, 6 Quốc vụ khanh, trong đó các vị trí quan trọng về ngoại giao và tư pháp sẽ lần đầu tiên được trao cho các nữ chính trị gia.
Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Libya (UNSMIL) đánh giá đây là phiên họp thống nhất và mang tính lịch sử sau nhiều năm Libya rơi vào chia rẽ và bế tắc.
Video đang HOT
Tháng trước, ông Dbeibah đa đươc bâu lam Thu tương lâm thơi Libya tai Diên đan Đôi thoai chinh tri Libya do Liên hơp quôc (LHQ) bao trơ. Thủ tướng lâm thời cần giành được sự chấp thuận của Quốc hội, trước khi giải quyết nhiệm vụ khó khăn là thống nhất các thể chế bị chia rẽ, đồng thời tiến hành các bước chuẩn bị cho tổng tuyển cử.
Sau khi được thành lập, chính phủ lâm thời sẽ thay thế hai chính quyền hiện nay tại Libya, gồm Chinh phu Đoan kêt Dân tôc (GNA) được LHQ công nhận và lưc lương tư xưng Quân đôi Quôc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar.
Theo kế hoạch, chính phủ lâm thời sẽ tập trung vào 3 nhóm chủ chốt, gồm nhóm thứ nhất có nhiệm vụ đối phó với các thách thức từ đại dịch COVID-19, nhóm thứ 2 sẽ xử lý vấn đề cung cấp điện và nhóm thứ ba tìm cách đoàn kết người dân thông qua Hội đồng hòa giải dân tộc.
Giới chuyên gia nhận định chính phủ lâm thời tại Libya sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế dai dẳng, thất nghiệp trầm trọng, dịch vụ công kiệt quệ và lạm phát phi mã.
Libya đối mặt với cuộc chiến quy mô tại Sirte
Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa hơn 400 binh sỹ tới Libya, Quân đội Quốc gia Libya cũng điều lực lượng về Sirte sẵn sàng cho kịch bản diễn ra trận đánh lớn.
Tướng Khalifa Haftar, chỉ huy Quân đội quốc gia Libya (LNA) ngày 2/8 tuyên bố sẽ đánh bại và đuổi Thổ Nhĩ Kỳ khỏi Libya. Tuyên bố của ông Haftar đưa ra sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi hơn 400 lính đến Libya vào tuần trước, nâng tổng số lính triển khai tới nước này lên 16.500. Động thái của các bên đang khiến Libya đứng trước nguy cơ xảy ra cuộc chiến quy mô lớn, trong đó có sự xuất hiện của cả tên lửa đạn đạo.
Ngay sau những động thái điều quân của Thổ Nhĩ Kỳ, Quân đội Quốc gia Libya cũng điều chuyển lực lượng lớn về thành phố biển Sirte sẵn sàng cho kịch bản diễn ra trận đánh lớn với Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng chính trong đợt điều động lần này của Quân đội Quốc gia Libya là Tiểu đoàn Thundert 302.
Ngoài ra, trong đợt chuyển quân này còn có số lượng lớn xe bọc thép chiến đấu, pháo phòng không... Đặc biệt, số lượng lớn tên lửa đạn đạo R-17 cũng nằm trong số những vũ khí được Quân đội quốc gia Libya chuyển đến Sirte lần này. Quân đội quốc gia Libya tuyên bố, nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục có động thái ủng hộ Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya bằng cách tổ chức cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Sirte thì những mục tiêu đầu tiên tên lửa đạn đạo R-17 hướng đến chính là lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya.
Thành phố biển Sirte mà Quân đội quốc gia nói đến có ý nghĩa quan trọng với các bên bởi đây là cửa ngõ để vào khu vực phía Đông Libya, vốn là nơi có các mỏ dầu lớn của quốc gia này. Trong thời gian qua, lực lượng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy lùi cuộc tiến công chiếm Tripoli của tướng Haftar và đang lên kế hoạch phản công, chiếm lại thành phố Sirte từ phía đối thủ.
Theo Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, một cuộc tấn công quy mô lớn bằng cả Hải quân và Không quân vào lực lượng Quân đội quốc gia Libya trong những ngày tới rất khó tránh khỏi. Thậm chí, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu tuyên bố, nếu Quân đội quốc gia Libya không rút khỏi thành phố biển Sirte sẽ nhận hậu quả thảm khốc.
"Một chiến dịch quân sự quy mô lớn sẽ được thực hiện trong trường hợp Quân đội quốc gia Libya không tự rút khỏi thành phố ven biển Sirte. Thành phố này nên được trao lại cho Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA)", ông Cavusoglu nhấn mạnh.
Để hiện thực hóa tuyên bố của mình, Thổ Nhĩ Kỳ vừa tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của 17 máy bay quân sự các loại, trong đó phần lớn là tiêm kích F-16 và máy bay chỉ huy cảnh báo sớm. Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả cho cuộc tấn công sắp tới, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã huy động tới 8 chiến hạm khác nhau cùng tham gia diễn tập.
Theo giới quan sát, những tuyên bố và động thái của các bên cho thấy, một cuộc chiến quy mô lớn tại Sirte trong những tháng tới là khó tránh khỏi. Với sự tham chiến của các lực lượng bên ngoài đối nghịch nhau có thể khiến bất ổn không chỉ bên trong Libya mà có nguy cơ lan rộng ra toàn khu vực./.
Nhìn lại 10 năm nội chiến ở Syria Sau 10 năm, cuộc nội chiến Syria không còn nổi bật trên các trang nhất báo chí nhưng sự kiện này đã để lại những ảnh hưởng lâu dài đối với khu vực và trên toàn thế giới. 10 năm nội chiến đã để lại tổn thất không hề nhỏ với Syria. Ảnh: Reuters Tờ Guardian (Anh) cho biết, các chính khách Mỹ...