Quốc hội Libya hoãn bỏ phiếu danh sách nội các mới
Tối 30-10, cuộc bỏ phiếu 30 thành viên nội các mới do tân Thủ tướng Libya Ali Zeidan đề xuất, đã phải hoãn lại sau khi khoảng 100 người biểu tình xông vào tòa nhà Quốc hội.
Những hình ảnh phát trên truyền hình nhà nước Libya cho thấy cảnh tượng hỗn loạn khi người biểu tình quá khích xông vào phản đối việc Thủ tướng Ali Zaidan đề cử một số ghế bộ trưởng cho những cá nhân được cho là có liên quan tới nhà lãnh đạo bị lật đổ Moammar Gadhafi. Trước sự cố trên, Chủ tịch Quốc hội lâm thời Libya Mohammed al-Megarif đã tuyên bố hoãn cuộc bỏ phiếu.
Ông Ali Zeidan được bầu làm Thủ tướng Libya hôm 14-10 sau khi người tiền nhiệm Mustafa Abu Shagur bị bãi nhiệm khi Quốc hội nước này bác bỏ bản danh sách nội các do ông đề xuất.
Theo ANTD
Đồng minh Thaksin trở lại chính trường Thái Lan
Lần cải tổ nội các vừa diễn ra tại Thái Lan đã đưa các đồng minh của cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra trở lại chính trường, củng cố thêm quyền lực cho ông Thaksin trong khi chờ đợi cơ hội hồi hương.
Cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra.
Trong danh sách 23 thành viên nội các mới vừa được Quốc vương Bhumibol Adulyadej phê chuẩn hôm 28.10 có 6 thành viên Đảng Thai Rak Thai đã bị giải tán, nay quay lại chính trường sau 5 năm bị cấm hoạt động chính trị do gian lận bầu cử.
Những vị trí khác đứng đầu ngành công an và dân sự đã được trao cho những nhân vật trung thành với ông Thaksin, bao gồm Paradorn Pattanathabutr, người từng là Tổng thư ký Hội đồng An ninh quốc gia. Vừa mới tháng qua, Paradorn Pattanathabutr phát biểu rằng Thaksin giống như "một người anh em".
Vị thủ tướng bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006 hiện đang sống lưu vong ở Dubai để tránh án tù vì tội lạm dùng quyền lực. Tuy nhiên, ông này được cho là đang điều hành nền kinh tế lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á từ Dubai và nhiều nơi khác thông qua Thủ tướng Yingluck Shinawatra- em ruột ông.
Ông trùm viễn thông Thaksin trở thành Thủ tướng Thái Lan từ năm 2001. Ông nhận được sự ủng hộ rất lớn từ tầng lớp người nghèo, song không được lòng các tầng lớp bảo thủ giàu có, quân đội và hoàng gia - những người mà Thaksin cho rằng làm suy yếu chính phủ và các đồng minh của ông.
Thaksin không đưa ra thời hạn trở về nước và ngay bản thân việc ông trở về hay không cũng đã là đề tài gây tranh cãi ở Thái Lan. Nhiều nhà phân tích cho rằng, việc ông hồi hương có thể sẽ phá vỡ một nền hòa bình mong manh, vốn mới được thiết lập lại kể từ khi quân đội trấn áp người biểu tình vào giữa năm 2010- cao điểm vào tháng 4-5, làm 90 người thiệt mạng.
Vậy mà giờ đây Thaksin đang đưa những người trung thành trở lại chính trường, nắm giữ những vị trí quan trọng trong khi Thủ tướng Yingluck chuẩn bị cho cuộc điều trần bất tín nhiệm với chính phủ. "Chúng tôi đang chứng kiến giai đoạn phục hưng của Thaksin, với những vị trí chủ chốt rơi vào tay đồng minh trung thành với cựu Thủ tướng" - Kan Yuenyong, Giám đốc Viện Tình báo Siam ở Bangkok- nói.
Trong thời điểm hiện tại, Thaksin không can thiệp quá nhiều vào quân đội và hệ thống tư pháp hùng mạnh nhằm tránh khuấy động bão tố. Tuy nhiên, ông Kan cho rằng "thời gian đang ủng hộ phe Thaksin. Sau một năm, anh em nhà Shinawatra quyết định cải tổ nội các, bởi việc hiện diện những đồng minh thân cận trong chính phủ tốt hơn là không".
Theo laodong
Chính phủ Nhật từ chức tập thể, cải tổ nội các Toàn bộ chính phủ Nhật hôm nay từ chức để mở đường cho cuộc cải tổ nội các, mà thông qua đó, Thủ tướng Yoshihiko Noda hy vọng cải thiện tỷ lệ ủng hộ của công chúng, sau các sự kiện nóng trong cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. "Hôm nay trong cuộc họp nội các, thủ tướng đã thông báo...