Quốc hội Iran phê chuẩn các đề cử nội các mới
Ngày 25/8, Quốc hội Iran đã thông qua gần như toàn bộ các đề cử nhân sự cho nội các của Tổng thống Ebrahim Raisi, qua đó cho phép ông thành lập một chính phủ mới sau khi nhậm chức đầu tháng này.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong một phiên họp mở, các nghị sĩ Iran đã lần lượt thông qua 18 trong số 19 ứng cử viên mà Tổng thống Raisi lựa chọn cho các vị trí bộ trưởng, chỉ không chấp thuận bộ trưởng giáo dục, vì vậy ông Raisi cần đề cử một nhân vật khác cho vị trí này.
Trước đó, ngày 11/8, tân Tổng thống Raisi đã giới thiệu nội các mới để lấy phiếu tín nhiệm tại quốc hội. Trong thành phần chính phủ mới của Iran lần này, Tổng thống Raisi đã lựa chọn một nhà ngoại giao theo đường lối bảo thủ đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng nhằm giám sát các cuộc đàm phán với 6 cường quốc với mục tiêu khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Danh sách các thành viên nội các được truyền thông nhà nước công bố cho thấy Tổng thống Raisi đã chọn ông Hossein Amirabdolahian làm Ngoại trưởng và ông Javad Owji làm Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ. Ông Owji từng là Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ của Iran và là Giám đốc điều hành Công ty Khí đốt quốc gia Iran.
Nội các mới của Iran gồm nhiều chính trị gia theo đường lối bảo thủ và không có thành viên nữ.
'Cuộc chiến' khăn trùm đầu dai dẳng ở Iran
Lập trường cứng rắn của Tehran về khăn trùm đầu (hijab) là một công cụ mà tân Tổng thống Raisi dự kiến sẽ sử dụng rộng rãi hơn người tiền nhiệm.
Video đang HOT
Phụ nữ Iran trùm khăn hijab chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 21/2/2020 tại Tehran. Ảnh: AFP
Khi một kẻ cực đoan tông xe vào hai phụ nữ ở thành phố Urmia của Iran hôm 8/8 sau khi mắng nhiếc nạn nhân không trùm khăn hijab, chính quyền địa phương đã cam kết sẽ xử lý nghiêm vụ việc. Nhưng giống như những người khác từng tấn công phụ nữ Iran vì cách ăn mặc của họ, kẻ hành hung nhiều khả năng sẽ được tự do.
Vụ tấn công lan truyền trên mạng xã hội này đã khơi dậy cuộc tranh luận kéo dài về luật bắt buộc đeo hijab, với những câu hỏi về tính thực tiễn của quy định nghiêm ngặt vốn đã áp dụng từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
Cách tiếp cận cứng rắn của Iran đối với khăn hijab khác với hầu hết các quốc gia Hồi giáo lớn khác. Hàng năm, chính phủ chi hàng triệu USD để tuyên truyền trùm khăn thông qua các hội nghị, triển lãm, các chương trình truyền hình và phát thanh, sách, tờ rơi và biển quảng cáo trên toàn quốc.
Ít nhất 32 cơ quan chính phủ đã tài trợ cho hoạt động tuyên truyền liên quan đến khăn trùm đầu. Một số người cho rằng kinh phí cho chương trình này sẽ còn tăng lên khi Tổng thống Ebrahim Raisi đắc cử. Ông Raisi khi còn là chánh án đã ban hành một số chỉ thị thắt chặt các quy tắc đeo hijab. Đặc biệt, ông đã chỉ đạo cấp dưới báo cáo về các tổ chức chính phủ còn "thiếu sót" trong đảm bảo các quy tắc về hijab.
Nhiều phụ nữ Iran lo ngại các lệnh siết chặt sẽ gia tăng, bao gồm cả việc triển khai nhiều xe tải "tuần tra hướng dẫn" trên đường phố.
Bộ phận "an ninh đạo đức" của cảnh sát Iran thường triển khai những xe tuần tra như vậy, có nhiệm vụ phát hiện những phụ nữ và trẻ em gái ăn mặc "không phù hợp" ở nơi công cộng và bắt giữ họ, đôi khi thô bạo. Những phụ nữ vi phạm thường được thả sau khi ký vào bản cam kết rằng họ sẽ không tái phạm xuất hiện nơi công cộng mà không trùm kín khăn.
Phụ nữ Iran thích lựa chọn những trang phục màu khác màu đen truyền thống. Ảnh: AFP
Càng ngày các cuộc tấn công liên quan đến hijab càng gây ra sự phẫn nộ của công chúng trên mạng. Vấn đề này đang ngày càng phân cực xã hội Iran và được cho là sẽ trở nên nặng nề hơn dưới thời tân Tổng thống thống Raisi, người theo dòng Hồi giáo chính thống.
Nhiều người Iran lập luận rằng, khăn trùm đầu là một khuyến nghị tôn giáo mở và không có phần nào trong thánh kinh hoặc truyền thống nói rằng nó nên được bắt buộc thực hiện.
Nhưng lập luận đó không ngăn được những kẻ cực đoan thường tiếp cận phụ nữ trên đường phố để khuyên răn họ về cách ăn mặc, thậm chí quấy rối họ. Các nhóm nhân quyền cho rằng những hành động đó thường khiến các nạn nhân nữ bị tổn thương về cả tinh thần lẫn thể chất.
Vào tháng 10/2014, hai kẻ tấn công không rõ danh tính đã tạt axit vào mặt bốn phụ nữ ở thành phố Isfahan vì cho rằng họ không đeo khăn trùm đầu đúng cách. Các nạn nhân đã bị mù.
Cuộc tấn công xảy ra sau buổi cầu nguyện Thứ Sáu, khi nhà lãnh đạo cứng rắn Yousef Tabatabai Nejad cáo buộc phụ nữ trong thành phố không tuân thủ quy tắc hijab, cho rằng họ đã vượt "lằn ranh đỏ" và cần bị xử lý.
Năm 2019, cơ quan thực thi pháp luật Iran bắt đầu gửi tin nhắn cảnh báo tới các tài xế nữ và hành khách nữ đi ô tô cá nhân vi phạm quy định trùm khăn, bao gồm cả việc đeo lỏng khăn. Những người vi phạm bị triệu tập đến đồn cảnh sát, ký cam kết hối cải và nếu vi phạm nhiều sẽ bị thu giữ xe.
Trong một báo cáo từ năm 2015, cảnh sát Iran đã thu giữ hơn 40.000 xe ô tô trong vòng 10 tháng từ những phụ nữ không trùm đầu đúng cách.
Cảnh sát bắt giữ một phụ nữ vì không tuân thủ quy tắc ăn mặc ở Tehran năm 2007. Ảnh: AP
Hàng năm, cảnh sát và các tổ chức chính phủ đề ra các kế hoạch mới để tăng cường siết chặt quy định trùm khăn. Phong cách ăn mặc ưa thích của chính phủ đối với phụ nữ, đặc biệt là những người làm việc trong các văn phòng chính quyền, là bộ trang phục màu đen bao phủ cơ thể từ đầu đến chân, chỉ để lộ khuôn mặt.
Trong khi đó, các nhà phê bình lưu ý rằng các đồng minh Arab của Iran, bao gồm Iraq, Liban và Syria, tất cả đều có dân số dòng Shiite đáng kể, không hạn chế nặng nề quyền tự do của phụ nữ. Các quốc gia đa số dân theo đạo Hồi khác, bao gồm cả Saudi Arabia - nơi khai sinh Hồi giáo, phần lớn cho phép phụ nữ tuỳ chọn việc ăn mặc.
Kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979,các chính quyền khác nhau tại Iran đã áp dụng các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Chính quyền cựu Tổng thống Mohammad Khatami và Tổng thống Hassan Rouhani trao nhiều quyền tự do hơn cho phụ nữ và hạn chế can thiệp vào cuộc sống cá nhân của họ, trong khi chính quyền cựu Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad lại đánh dấu đỉnh cao của việc siết chặt các quyền tự do dân sự của phụ nữ.
Một phụ nữ cầm ảnh chân dung Tổng thống mới đắc cử Ebrahim Raisi trong cuộc mít tinh mừng chiến thắng của ông tại quảng trường Imam Hussein, Tehran vào ngày 19/6/2021. Ảnh: AFP
Một số nhà quan sát cho rằng lập trường của chính phủ về khăn trùm đầu có thể là một công cụ để khẳng định quyền thống trị đối với người dân. Điều này có nghĩa là việc bất chấp các quy định về khăn hijab được coi như hành động thách thức chính trị.
"Trong khi đối với phụ nữ Iran, việc từ chối đeo mạng che mặt có thể là một cuộc đấu tranh cá nhân, thì đối với chế độ, điều đó là phản kháng chính trị", Elham Naeej, một nhà nghiên cứu tại Viện Công dân và Toàn cầu hóa Alfred Deakin, Đại học Deakin, đánh giá.
Một số người tin rằng việc chính phủ từ chối nhượng bộ cải cách chính sách về hijab bắt nguồn từ lo ngại công chúng sẽ yêu cầu các quyền tự do xã hội lớn hơn, điều mà nước Cộng hòa Hồi giáo khó chấp nhận.
Iran đề nghị Nhật Bản gỡ phong tỏa tài sản Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 22/8 đã đề nghị Tokyo gỡ bỏ phong tỏa đối vói các quỹ của nước này hiện bị đóng băng tại Nhật Bản do các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến chương trình hạt nhân. Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Tổng...