Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận đổi tên nước của Macedonia
Ngày 25/1, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua thỏa thuận lịch sử về việc đổi tên nước của quốc gia láng giềng Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia, qua đó chấm dứt việc tranh cãi kéo dài nhiều thập kỷ và mở đường cho Skopje gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Toàn cảnh một phiên họp quốc hội Hy Lạp. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận đã được nhận được sự ủng hộ của 153 trên tổng số 300 nghị sĩ, trong đó có một số nghị sĩ độc lập ủng hộ đảng Syriza của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Tsipras nhấn mạnh: “Hôm nay, chúng ta viết nên trang sử mới cho các nước Balkan. Sự thù địch của chủ nghĩa dân tộc, tranh cãi và xung đột sẽ được thay thế bằng tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác”.
Video đang HOT
Về phần mình, Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev đã chúc mừng người đồng cấp Hy Lạp về chiến thắng mang tính lịch sử này, đồng thời coi thỏa thuận này là nền tảng cho hòa bình lâu dài và tiến bộ của người dân Balkan và châu Âu.
Thỏa thuận trên đạt được hồi tháng 6/2018 giữa chính phủ Hy Lạp và Macedonia nhằm giải quyết tranh cãi liên quan đến tên nước kéo dài suốt 27 năm qua, do một tỉnh miền Bắc Hy Lạp mang tên Macedonia. Tên gọi này là rào cản chính khiến Macedonia không thể đạt tiến triển trong việc trở thành thành viên của EU và NATO bởi sự phản đối của Hy Lạp.
Sau cuộc trưng cầu ý dân, Quốc hội Macedonia ngày 11/1 đã thông qua dự luật ủng hộ thỏa thuận trên. Tuy nhiên, thỏa thuận làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ ở Hy Lạp, dẫn tới một số bộ trưởng và quan chức từ chức do bất đồng về thỏa thuận, đồng thời khiến chính phủ liên minh của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đổ vỡ. Nhiều người Hy Lạp muốn nước láng giềng phía Bắc bỏ tên gọi Macedonia vì cho rằng tên gọi này hàm ý nhận chủ quyền đối với tỉnh cùng tên của Hy Lạp.
Đặng Ánh (TTXVN)
Theo Tintuc
Hy Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử đổi tên nước
Hy Lạp và Macedonia hôm nay ký thỏa thuận lịch sử giữa hai nước về việc đổi tên Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia.
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev (trái) và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trong lễ ký thỏa thuận ngày 17/6. Ảnh: AFP.
Lễ ký kết thỏa thuận đổi tên nước được tiến hành tại vùng hồ Prespes ở biên giới Hy Lạp, Macedonia trước sự chứng kiến của Thủ tướng hai quốc gia cũng như quan chức từ Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu, Reuters đưa tin.
Theo thỏa thuận trên, Macedonia, lâu nay được biết đến với tên gọi Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia, sẽ đổi tên thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Tuy nhiên, để có hiệu lực, thỏa thuận cần phải được lưỡng viện Macedonia phê chuẩn và trải qua một cuộc trưng cầu dân ý. Bên cạnh đó, thỏa thuận còn cần được cả quốc hội Hy Lạp thông qua.
"Chúng ta có trách nhiệm lịch sử đảm bảo rằng thỏa thuận không bị đình chỉ và tôi tự tin rằng chúng ta có thể thực hiện nó", Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tuyên bố bên cạnh người đồng cấp Macedonia Zoran Zaev.
Theo thỏa thuận, ngoài việc thống nhất đổi tên nước Macedonia, Hy Lạp cũng sẽ ngừng phản đối quốc gia láng giềng phía bắc gia nhập Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Hiện thỏa thuận vấp phải sự phản đối ở cả Macedonia lẫn Hy Lạp bởi không ít người cho rằng đây là một sự nhượng bộ quá mức đối với phía bên kia. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra ở cả hai nước nhằm ngăn chặn việc thực thi thỏa thuận.
Tranh cãi giữa Hy Lạp và Macedonia bùng phát từ năm 1991 sau khi Macedonia tuyên bố độc lập. Hy Lạp phản đối quốc gia láng giềng lấy tên "Macedonia" vì trùng với tên một tỉnh ở phía bắc nước này và có thể gây hiểu nhầm về chủ quyền.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga công khai tên lửa bị Mỹ cáo buộc vi phạm INF Quân đội Nga ngày 23.1 giới thiệu tên lửa hành trình mới nhằm mục đích bác bỏ cáo buộc vi phạm Hiệp ước về vũ khí tầm trung và tầm ngắn (INF) do Mỹ đưa ra. Buổi giới thiệu tên lửa 9M729 hôm 23.1 - Ảnh: Getty Images Nội dung chính của INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất...