Quốc hội dự toán bội chi ngân sách năm 2016 ở mức 4,95% GDP
Quốc hội thông qua dự toán thu chi ngân sách năm 2016 với mức bội chi ngân sách ở mức 254.000 tỷ đồng, tương đương với 4,95% GDP.
Sáng 11/11, với đa số tán thành, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016 (trong đó bao gồm việc cho phép đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ; việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế; phương án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên).
Theo đó, năm 2016 dự toán thu ngân sách là 1.014.500 tỷ đồng, tính cả 4.700 tỷ đồng thu từ chuyển nguồn ngân sách địa phương, tổng thu là 1.019.200 tỷ đồng. Tổng số chi cân ngân sách năm 2016 là 1.273.200 tỷ đồng. Như vậy, bội chi ngân sách năm 2016 sẽ ở mức 254.000 tỷ đồng, tương đương 4,95% GDP, tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015.
Quốc hội cũng giao Chính phủ trong năm 2016 thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng kỷ luật tài chính ngân sách, đẩy mạnh giám sát công khai minh bạch ngân sách.
Chính phủ chỉ đạo tốt thực hiện luật thuế và thu ngân sách. Tăng thanh kiểm tra chống thất thu thuế, ngăn chặn gian lận thương mại và trốn thuế, hạn chế tối đa ban hành chính sách mới làm giảm thu ngân sách. Quốc hội, các đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ giám sát việc thực hiện ngân sách năm 2016.
Video đang HOT
Để thực hiện nghiêm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Quốc hội yêu cầu Chính phue điều hành chi theo ngân sách theo dự toán được giao, giảm tối đa khoản chi cho hội nghị, hội thảo, khánh tiết, khảo sát nước ngoài, hạn chế mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền, từng bước thực hiện khóa xe công với một số chức danh.
Quốc hội tăng kiểm tra giám sát việc vay, sử dụng vốn vay, nhất khoản vay mới, vay có bảo lãnh của Chính phủ. Tiếp tục cơ cấu lại khoản vay của Nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng vay trung và dài hạn với lãi suất phù hợp, đảm bảo nợ công Chính phủ và nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép.
Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016 cũng sẽ điều chỉnh tiền lương từ 1/1/2016 với người hưởng lương hưu và mất sức lao động có mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng; giáo viên mầm non công tác trước năm 1995. Lương hưu và ưu đãi người có công tiếp tục tăng 8% theo kế hoạch.
Đặc biệt, từ 1/5/2016 thực hiện tăng lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang để đảm bảo mức thu nhập. Các Bộ, ngành bố trì nguồn tăng lương, ngân sách Trung ương sẽ bố trí cho một số địa phương nghèo.
Quốc hội cũng đồng ý phát hành 60.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để đầu tư dự án công trình sử dụng trái phiếu chính phủ đã được Chính phủ quyết định, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước, giảm bội chi tăng chi trả nợ.
Liên quan đến việc thực hiện một số nhiệm vụ ngân sách nhà nước 2015 – 2016, Quốc hội đồng ý bổ sung 30.000 tỷ đồng vốn ODA giải ngân, tăng so với kế hoạch và chi tự toán chi năm 2015. Đồng thời yêu cầu Chính phủ báo cáo việc phân bổ và sử dụng số vốn này theo quy định.
Quốc hội đồng ý sử dụng 40.000 tỷ đồng bán cổ phần Nhà nước cho đầu tư phát triển. Trường hợp ngân sách Trung ương bị hụt thu, cho phép sử dụng không quá 10.000 tỷ đồng chỉ để cân đối chi đầu tư phát triển còn lại 30.000 tỷ đồng đưa vào dự toán để tăng chi đầu tư phát triển.
Đồng thời, Chính phủ thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ, chỉ phát hành trái phiếu Chỉnh phủ có thời hạn 5 năm đến dưới 5 năm với tỷ lệ không quá 30% tổng khối lượng phát hành; 70% bảo đảm từ 5 năm trở lên theo Nghị quyết. Thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế để cơ cấu lại nợ, nhưng chỉ thực hiện trong năm 2015 và 2016 với tổng mức phát hành tối đa 3 tỷ USD.
Nghị quyết về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2016 cũng đồng ý phân bổ trên 14.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư để đầu tư cho các dự án theo nguyên tắc chỉ bố trí vốn cho dự án trên Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Sau khi rà soát phân bổ, nếu còn dư sẽ giao Chính phủ phân bổ đến các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng hai tuyến đường này./.
Theo_VOV
Bội chi ngân sách 115.180 tỷ đồng trong 8 tháng
Bộ Tài chính cho biết, trong 8 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 618.140 tỷ đồng, bằng 67,8% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Bội chi ngân sách 7 năm gần đây (ảnh nguồn Internet)
Trong đó, thu nội địa ước đạt 459.450 tỷ đồng, bằng 71,9% dự toán, tăng 16,5% so với cùng kỳ. Nhờ có điều chỉnh chính sách thu đối với một số tài nguyên khoáng sản và thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng dầu theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên nhiều khoản thu nội địa tiến độ đạt khá (trên 70% dự toán), có khoản đã hoàn thành dự toán năm, như: thuế bảo vệ môi trường đạt 110,2%, thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 103%,...; các khoản thu về nhà, đất đạt 97,8% dự toán; lệ phí trước bạ đạt xấp xỉ 90% dự toán...
Chi ngân sách nhà nước 8 tháng là 733,3 nghìn tỷ đồng, bằng 63,9% dự toán, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2014. Trong đó: chi đầu tư phát triển đạt 110.900 tỷ đồng, bằng 56,9% dự toán, tăng 7% cùng kỳ năm 2014.
Riêng về thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đến hết tháng 8 vốn giải ngân cho các dự án ước đạt 107.700 tỷ đồng, bằng 56,5% dự toán, xấp xỉ mức thực hiện cùng kỳ năm 2014. Chi trả nợ và viện trợ đạt 104.550 tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán, tăng 15,3% so cùng kỳ năm 2014, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết...
Như vậy, bội chi ngân sách nhà nước lũy kế 8 tháng khoảng 115.180 tỷ đồng, xấp xỉ 51% dự toán năm.
Theo Duy Hữu
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cho phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để cơ cấu lại nợ Sáng ngày 11/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2016 với 79,35% đại biểu nhấn nút đồng ý. Theo đó, tổng thu ngân sách Nhà nước dự kiến là 1.014.500 tỷ đồng, chưa kể 4.700 tỷ đồng thu chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm 2015 sang năm 2016. Dự kiến, số chi cân đối...