Quốc hội dự kiến không chất vấn trực tiếp tại kỳ họp thứ 9
Kỳ họp giữa năm 2020 của Quốc hội dự kiến không có hoạt động chất vấn trực tiếp các bộ trưởng, trưởng ngành như thường lệ.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết như trên tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều 24/4. Ngoài ra, kỳ họp này cũng không bố trí thảo luận ở tổ, thay vào đó tăng thời gian thảo luận tại hội trường một số nội dung và khuyến khích đại biểu góp ý bằng văn bản.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng sâu tới kinh tế – xã hội, nên dành thời gian để các thành viên Chính phủ tập trung điều hành, xử lý. “Chất vấn và trả lời trực tiếp có thể lùi lại vào kỳ họp cuối năm”, ông Hiển nêu.
bà Lê Thị Nga phát biểu tại phiên chất vấn của Quốc hội tháng 6/2018. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội
Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị, nếu kỳ họp không bố trí chất vấn trực tiếp tại hội trường, vẫn phải tiến hành chất vấn bằng văn bản. “Nhiều vấn đề đại biểu muốn chất vấn các Bộ trưởng và có thể gửi câu hỏi bằng văn bản, chứ không phải là không còn chất vấn tại kỳ họp này nữa”, bà Nga lưu ý.
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dự kiến chia làm 2 đợt kết hợp họp trực tuyến và tập trung . Đợt một khai mạc ngày 20/5, kéo dài trong 8,5 ngày theo hình thức họp trực tuyến; đợt 2 họp tập trung từ ngày 10 đến 19/6.
“Việc áp dụng hình thức họp trực tuyến là một bước tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quốc hội, và là cách thức để các đại biểu xem xét, quyết định kịp thời những vấn đề cấp thiết”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Theo quy định, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp và Quốc hội sẽ quyết định nội dung này.
Anh Minh
Thủ tướng: 'Cho cần câu là chính nhưng cũng cho con cá trong một số trường hợp'
Thủ tướng nhất trí tập trung vào hỗ trợ sinh kế, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, "cho cần câu là chính nhưng cũng cho con cá trong một số trường hợp".
Ngày 24/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Thủ tướng cho rằng, đây là một trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia lớn, thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với đồng bào dân tộc thiểu số, để đồng bào có đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn.
Ủy ban Dân tộc tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, hoàn thiện thiện hồ sơ, báo cáo về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình này, lấy ý kiến của Chính phủ để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Thủ tướng nêu rõ yêu cầu không trùng lặp với 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, "tận dụng được những nguồn vồn khác nhau để phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì càng quý", chứ không chỉ dựa vào ngân sách.
Chương trình cần bám sát mục tiêu, nội dung trong Nghị quyết 88 của Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Thủ tướng nhất trí nội dung Chương trình nên tập trung vào hỗ trợ sinh kế, cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, "cho cần câu là chính nhưng cũng cho con cá trong một số trường hợp".
Thủ tướng cho rằng chương trình cũng cần căn cứ vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội các vùng theo quy hoạch để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. Chương trình nên có cơ chế đặc thù, bảo đảm tính thiết thực, hiệu quả.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, hiện cả nước có hơn 14,1 triệu người dân tộc thiểu số, chiếm 14,7% dân số cả nước. Mặc dù kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có bước phát triển mạnh trong những năm qua nhưng vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước.
Thu nhập bình quân của hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều nơi chỉ bằng 40-50% bình quân thu nhập trong khu vực.
Theo báo cáo đề xuất của Ủy ban Dân tộc trình, Chương trình thực hiện đối với các xã, thôn có thể lệ hộ dân tộc thiểu số từ 15% trở lên, theo 2 giai đoạn.
Tổng vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025 là khoảng 204.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 là hơn 210.500 tỷ đồng, gồm nhiều nguồn như ngân sách Trung ương, địa phương, vốn tín dụng chính sách, các nguồn lực khác.
Mục tiêu đến năm 2025 là giảm tỉ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số hằng năm trên 3%, tăng thu nhập hộ gia đình dân tộc thiểu số gấp trên 2 lần so với năm 2019 và đến năm 2030, tỉ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%. Ủy ban Dân tộc đề xuất 10 dự án thuộc một số lĩnh vực khác nhau.
Ủy ban Dân tộc cho rằng, bên cạnh việc bố trí đủ, kịp thời nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, cần quan tâm bố trí vốn tín dụng chính sách xã hội cho vay theo dự án quy mô vừa và nhỏ, tạo sinh kế cho người dân theo phương châm "vừa cho cần câu, vừa cho cá" tiến tới "chỉ cho cần câu, phải tự câu cá".
Video: Gói tín dụng 285.000 tỷ đồng giải nguy cho các doanh nghiệp
XUÂN TRƯỞNG
Nữ ĐBQH 43 tuổi được Ban Bí thư chỉ định chức danh trong Đảng Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Triệu Thị Thu Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn và 2 cán bộ lãnh đạo của tỉnh đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định chức danh trong Đảng. ĐBQH Triệu Thị Thu Phương phát biểu tại một phiên thảo luận của Quốc hội (ảnh quochoi.vn). Cụ thể, Ban Bí thư quyết định chỉ...