Quốc hội đồng ý chủ trương sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa
Các đại biểu cho rằng, để kiểm soát và đảm bảo lộ trình đổi mới, Bộ Giáo dục nên tham gia viết một bộ SGK, tuy nhiên phải công bằng với các tổ chức, cá nhân khác tham gia.
Thảo luận đề án đổi mới chương trình-SGK sáng 20/11, đại biểu Nguyễn Xuân Trường cho biết, thời điểm này đã cần thiết phải ban hành nghị quyết về đổi mới chương trình-SGK, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và giải quyết yếu kém của giáo dục phổ thông.
Đồng tình với chủ trương thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK, ông Trường đánh giá, đó là hướng đi phù hợp với xu thế của giáo dục hiện đại, tránh độc quyền trên nhiều lĩnh vực như biên soạn, in ấn… SGK, tạo nhiều sự lựa chọn cho giáo viên, học sinh.
“Bộ cần tổ chức biên soạn một bộ sách để đảm bảo yêu cầu lộ trình đổi mới, nhưng với điều kiện Bộ cũng ngang bằng với các tổ chức khác để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh”, ông Trường nói.
Đại biểu Nguyễn Xuân Trường.
Bên cạnh đó, tất cả các bộ sách do tổ chức, cá nhân và cả Bộ GD&ĐT viết đều phải qua Hội đồng quốc gia, thẩm định công khai. Vị đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng cũng đề nghị cần có quy định, giải pháp để các trường có tiêu chí lựa chọn sách vào giảng dạy.
Mong Quốc hội thông qua đề án ở kỳ họp này vì “chương trình SGK hiện hành khiến đa số học sinh rất vất vả”, khó khăn trong quá trình tự học, đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh nhấn mạnh, giáo dục phải nâng tầm hiểu biết của con người chứ không phải đơn thuần truyền đạt kiến thức.
Việc thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK theo bà Hạnh đề xuất phải thống nhất toàn quốc về chuẩn đầu ra. Trên cơ sở giải pháp huy động tối đa những người am hiểu tham gia xây dựng, viết sách, Bộ nên công khai lấy ý kiến các nhà khoa học, những người am hiểu về giáo dục và tổ chức tiếp thu đầy đủ để khi trở thành chương trình cứng thì không còn vướng mắc, lại có được sự đồng thuận.
“Tôi đồng tình phải khuyến khích các cá nhân biên soạn, nhưng Bộ Giáo dục đồng thời biên soạn một bộ SGK. Cần phải xác định hội đồng quốc gia thẩm định độc lập để đảm bảo tính đa dạng, phong phú, nâng cao hiệu quả sử dụng SGK”, nữ đại biểu nói.
Video đang HOT
Nhiều đại biểu bày tỏ sự chưa yên tâm về khả năng thành công của đề án khi không đặt trong tổng thể các đề án khác. Đại biểu Nguyễn Thùy Trang cho rằng cần ít nhất 2 đề án phụ trợ bên cạnh đổi mới chương trình-SGK là đề án phát triển đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất. “Đề nghị Bộ Giáo dục báo cáo thêm mục tiêu và kinh phí cho 2 đề án kia để đại biểu xem xét tổng thể trước khi thông qua”, bà Trang kiến nghị.
Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh cũng đồng ý, cùng với đổi mới chương trình – SGK, cần phải nói đến việc nâng cao kiến thức giáo viên. “Bộ cần lưu ý thêm đổi mới đào tạo tại các trường sư phạm vì đây là máy cái, cung cấp lực lượng tham gia và quyết định quá trình đổi mới”, bà Hạnh nhấn mạnh.
Đại biểu Phạm Xuân Thăng góp ý, đổi mới chương trình không phải là đổi mới tri thức mà là đổi mới cách tiếp cận tri thức. Vì vậy, cần phân định rõ chương trình ở các cấp, nguyên tắc chuẩn mực khi biên soạn để đảm bảo tính khoa học và tính tiếp thu. Bộ Giáo dục nên viết theo hướng mở, không nên đưa các số liệu cụ thể ở những thời điểm đã cũ vào trong sách.
“Tôi nhất trí xã hội hóa cao, nhưng khi làm việc này đặt ra vấn đề là làm thế nào khi có sự cạnh tranh, đẩy mạnh thương mại hóa, biến giáo dục trở thành thị trường sôi động. Khi có cạnh tranh không lành mạnh, những học sinh nghèo sẽ khó tiếp cận những bộ sách có chất lượng nếu thiếu sự hỗ trợ của nhà nước”, ông Thăng bày tỏ.
Vị đại biểu cũng đề xuất, nên thiết kế cả SGK bản điện tử nhằm hỗ trợ dạy và học, giảm chi phí, tạo hứng thú cho học sinh.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, có 17 đại biểu đã góp ý cho đề án đổi mới chương trình-SGK tại hội trường. “Nhiều đại biểu rất tâm đắc vì nội dung được thảo luận đúng vào Ngày nhà giáo Việt Nam, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Bộ trưởng Giáo dục cũng được ưu tiên hơn các Bộ trưởng khác 3 phút”, bà Phóng nói.
Đại biểu Quốc hội đã thống nhất thông qua nghị quyết tại kỳ họp này, đồng thời, nhất trí chủ trương sử dụng nhiều bộ SGK, trong đó Bộ Giáo dục chủ động biên soạn một bộ để kiểm soát được quá trình đổi mới, và phải công khai quá trình thẩm định SGK.
“Ủy ban thường vụ Quốc hội xin tiếp thu ý kiến đại biểu, chúng tôi sẽ cùng ban soạn thảo chỉnh sửa để xem xét thông qua nghị quyết vào cuối kỳ họp”, bà Phóng nói.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang: Cố gắng đền bù để sớm di dời dân
Liên quan đến vụ nhiều hộ dân khốn khổ sống giữa hai nghĩa trang ở Hậu Giang mà báo Dân trí đã phản ánh, phía quản lý nghĩa trang là Công ty CP Fairy Parkc - Mêkong vừa có phản hồi vụ việc.
Theo phản hồi của Công ty Fairy Park- Mêkong (gọi tắt là Công ty) gửi đếnDân trí, phía Công ty cho rằng, việc phản ánh của báo liên quan đến các vấn đề ô nhiễm môi trường là không đúng sự thật.
Để làm rõ hơn vụ việc, ngày 11/9, VP báo Dân trí tại Cần Thơ đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Liên Khoa- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang. Ông Khoa cũng là người ký quyết định thu hồi hơn 9,9 ha đất mà phía Công ty có chủ trương xin mở rộng nghĩa trang.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang, nhà báo Phan Huy- Trưởng VP Báo Dân trí tại Cần Thơ - đã tóm tắt nội dung bài phản ánh của báo Dân trí liên quan đến Hoa viên nghĩa trang và Sơn trang tiên cảnh. Trước phản ánh của báo, ông Nguyễn Liên Khoa khẳng định, những vấn đề xung quanh Hoa viên nghĩa trang và Sơn trang tiên cảnh mà người dân bức xúc như ô nhiễm môi trường nước, không khí, mùi hôi từ lò hỏa táng... được báo Dân trí và các cơ quan báo chí khác phản ánh là đúng.
Theo ông Khoa, sau khi nhận được phản ánh từ người dân cũng như từ các cơ quan báo chí, tỉnh Hậu Giang đã có yêu cầu ngành chức năng có liên quan và phía Công ty khắc phục triệt để. "Cho đến thời điểm này, phía Công ty cơ bản đã khắc phục được những ảnh hưởng có liên quan đến các nghĩa trang", ông Khoa nói. Cũng theo ông Khoa, qua báo cáo thì được biết lò hỏa táng nếu vận hành liên tục thì không thấy có mùi hôi gì nhưng nếu lâu lâu vận hành một lần thì có xuất hiện mùi.
Những vấn đề ảnh hưởng liên quan đến môi trường ở nghĩa trang cơ bản đã được khắc phục. Trong ảnh là cột khói nhà hỏa táng sát bên nhà dân.
Ông Khoa cho biết, việc đầu tư xây dựng Hoa viên nghĩa trang và Sơn trang tiên cảnh là một chủ trương của tỉnh kêu gọi đầu tư. Về các thủ tục, chính sách đầu tư đều được phía Công ty thực hiện đúng theo quy định.
Tuy nhiên, theo ông Khoa, khi triển khai dự án, có lẽ phía Công ty chưa lường hết được những phát sinh sau đó nên mới xảy ra những bất cập, bức xúc xung quanh 13 hộ dân sống giữa hai nghĩa trang này. "Trong quá trình xây dựng giai đoạn 1 thì êm xuôi nhưng khi đến giai đoạn 2 thì người dân không đồng tình. Vụ việc kéo dài cho đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm là giữa Công ty và người dân chưa thỏa thuận được giá cả bồi thường để di dời. Trong khi người dân yêu cầu giá cao, còn Công ty thì không đáp ứng nổi nên chưa có tiếng nói chung", ông Khoa cho hay.
Do đó, để sớm xử lý dứt điểm, tránh tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở giữa hai nghĩa trang, ông Khoa cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan và huyện Phụng Hiệp áp giá bồi hoàn tất cả các loại đất của người dân xem chuẩn là bao nhiêu, từ đó phía Công ty và người dân sẽ thỏa thuận một mức giá nhất định dựa trên mức chuẩn của cơ quan nhà nước đưa ra.
Về việc vì sao tỉnh lại cho thu hồi hơn 9,9 ha đất mà phía Công ty xin mở rộng thêm, theo ông Khoa, nguyên nhân cũng từ những phản ánh của người dân và tỉnh nhận thấy việc thu hồi không gây thiệt hại gì cho doanh nghiệp cũng như diện tích đất này chưa phải là quá cần đến. "Khi nào phía Công ty giải quyết tốt cho các hộ dân và thấy cần thiết sử dụng thì tỉnh sẽ tiếp tục xem xét cấp lại cho Công ty triển khai dự án", ông Khoa nói.
PV cũng đặt vấn đề, người dân cho biết là phía Công ty yêu cầu tỉnh cấp 9,9 ha đất thì họ mới mua lại đất của 13 hộ dân, vậy tỉnh có hướng xử lý ra sao? Ông Nguyễn Liên Khoa thẳng thắn: "Nếu Công ty giải quyết được ổn thỏa với người dân để họ di dời thì tỉnh cũng không bỏ Công ty".
Trước câu hỏi của PV về việc có những khu mộ cả trăm mét vuông, giá nhiều tỷ đồng chiếm diện tích lớn, liệu quỹ đất của địa phương có đủ cho sau này? Ông Nguyễn Liên Khoa cho rằng, cho đến thời điểm này chưa có luật quy định một ngôi mộ, khu mộ rộng bao nhiêu m2. Người có tiền thì họ có thể mua từ vài chục đến vài trăm m2 để làm nơi chôn cất người thân gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài thì tỉnh chưa lường hết được sự lãng phí của quỹ đất nhưng luật chưa quy định cụ thể thì cũng chưa có biện pháp chế tài gì trong vấn đề này.
Đoàn xe đưa tang chạy vào Sơn trang tiên cảnh sáng ngày 11/9. (Ảnh: Huỳnh Hải)
Tiếp xúc với người dân vào ngày 11/9, PV Dân trí ghi nhận, người dân còn phản ánh, dù đã được phía Công ty khắc phục các vấn đề về ô nhiễm nhưng họ thấy vẫn chưa thật sự triệt để. Ngay trong sáng ngày 11/9, khi PV đang gặp người dân thì thấy một đoàn xe đưa tang 2- 3 chiếc (loại xe khách lớn) chạy vào Sơn trang tiên cảnh. Sau đó hồi lâu, chúng tôi ngửi thấy mùi khét rất khó chịu. Người dân cho hay, một ngày có khi có 2-3 đoàn đưa tang như vậy nên rất ồn ào.
"Chúng tôi đã sống ở đây hàng chục năm, rất ổn định. Nhưng từ khi có hai nghĩa trang mọc lên ngay bên cạnh đã khiến đời sống bị xáo trộn cả về vật chất lẫn tinh thần thì không thể nói là không bị ảnh hưởng gì. Chúng tôi mong muốn được đi khỏi chỗ này nhưng cần sự hỗ trợ từ địa phương và từ phía Công ty sao cho thuận lợi nhất", một người dân bày tỏ.
Huỳnh Hải
Theo dantri
Dự án "treo" vẫn là nỗi ám ảnh của người dân Sáng 8/7, kỳ họp thứ 14 HĐND TPHCM khóa VIII chính thức khai mạc. Điều mong mỏi của cử tri gửi đến kỳ họp là làm sao xóa dự án treo, thu hồi dự án đình trệ và HĐND cần có những quyết sách phù hợp. Kỳ họp HĐND lần này kéo dài từ ngày 8/7 đến hết buổi sáng 11/7. Tại kỳ...