Quốc hội có xem xét tư cách đại biểu của bà Phan Thị Mỹ Thanh?
Trả lời báo chí tại buổi họp báo trước Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV chiều 20.10, ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – cho biết, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Phan Thị Mỹ Thanh, tuy nhiên ý kiến cử tri như vậy nhưng thực hiện bãi miễn đại biểu Quốc hội phải có quy trình, không thể tự nhiên bãi miễn.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. (Ảnh: Lương Kết)
Báo chí đặt câu hỏi: Khi Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai đi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp, nhiều cử tri đã bày tỏ bức xúc cho rằng bà Phan Thị Mỹ Thanh – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai – không còn xứng đáng là Trưởng đoàn cũng như đại biểu của nhân dân, vì bà có những vi phạm đã bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư chỉ rõ. Khi cử tri đã không tín nhiệm, Quốc hội có xem xét tư cách ĐBQH của bà Thanh?
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói: Bà Phan Thị Mỹ Thanh là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, vừa qua bị Ủy ban Kiểm tra T.Ư thi hành kỷ luật mức cảnh cáo. Bà Thanh là ĐBQH, đối với ý kiến của cử tri, các cơ quan chức năng đang tiến hành xem xét để thực hiện đúng quy trình sau đó báo cáo Quốc hội.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh trong một phiên họp tổ của Quốc hội. (Ảnh: Tiền Phong)
Video đang HOT
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng nói thêm, ông đã được nghe một số cử tri ở Đồng Nai, TP.HCM có ý kiến về trường hợp của bà Thanh, tuy nhiên ý kiến cử tri như vậy nhưng thực hiện bãi miễn ĐBQH phải có quy trình, không thể tự nhiên bãi miễn.
Trước đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tiếp xúc cử tri tại phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa, một cử tri đã lên tiếng: “Sai phạm của bà Thanh đã rõ, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã ra quyết định kỷ luật, bà không còn đủ tư cách làm ĐBQH”.
Còn tại buổi tiếp xúc cử tri của tổ ĐBQH số 3 ở thị xã Long Khánh, có cử tri đã thể hiện sự bất bình và cho rằng: “Bà Thanh vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng nhưng vẫn là Trưởng đoàn ĐBQH, là đại biểu của dân, thật không thể chấp nhận được!”.
Có cử tri đã nói thẳng: Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận rõ ràng về sai phạm của bà Thanh, bà cũng đã phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo, vậy không thể để bà làm đại biểu của nhân dân được.
Bà Phan Thị Mỹ Thanh bị thi hành kỷ luật cảnh cáoTừ ngày 27 đến ngày 30.6, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã họp kỳ thứ 15. Tại kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, với những vi phạm sau:- Trong thời gian giữ các cương vị Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công Thương, Bí thư Huyện ủy Nhơn Trạch, bà Phan Thị Mỹ Thanh tham gia điều hành Công ty TNHH Cường Hưng do chồng mình là cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐTV là vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng.- Trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, bà Phan Thị Mỹ Thanh đã có các vi phạm, khuyết điểm sau: Ký các văn bản của UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty Cường Hưng đầu tư dự án Khu dân cư thương mại xã Phước Tân, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng và quy định về những điều đảng viên không được làm. Ký các văn bản của UBND tỉnh không thuộc lĩnh vực bà phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, vi phạm quy chế làm việc của UBND tỉnh. Ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát, nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.- Kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không đúng quy định của Đảng và Nhà nước là vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.Ủy ban Kiểm tra T.Ư nhận thấy những vi phạm nêu trên của bà Phan Thị Mỹ Thanh là nghiêm trọng. Căn cứ Quy định số 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh bằng hình thức cảnh cáo.
Theo Danviet
Sau Hội nghị T.Ư 6, Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri trước kỳ Quốc hội
Sáng nay, 12.10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 2 đại biểu Quốc hội Nguyễn Doãn Anh, Trần Thị Phương Hoa sẽ có buổi tiếp xúc cử tri tại đơn vị bầu cử số 1 quận Ba Đình, Hà Nội ngay sau khi Hội nghị T.Ư 6 khóa XII vừa bế mạc ngày hôm qua.
Tổng Bí thư tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình hồi tháng 5.2017. (Ảnh Đàm Duy).
Đây là cuộc tiếp xúc cử tri diễn ra trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc ngày 23.10, bế mạc ngày 25.11). Theo chương trình, buổi tiếp xúc cử tri nhằm thông báo dự kiến nội dung chương trình Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XIV và ghi nhận, giải trình, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội và các cơ quan chức năng.
Cuộc tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Ban Chấp hành T.Ư Đảng vừa kết thúc Hội nghị T.Ư 6 khóa XII. Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành T.Ư đã thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng, phức tạp và nhạy cảm như vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; công tác dân số trong tình hình mới...
Tổng Bí thư gặp gỡ, trò chuyện với cử tri Hà Nội trong một lần tiếp xúc cử tri. (Ảnh: Đàm Duy)
Bên cạnh đó, Ban Chấp hành T.Ư Đảng cũng đã tiến hành kỷ luật cán bộ (cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015 - 2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII với ông Nguyễn Xuân Anh), tiến hành bầu bổ sung hai nhân sự vào Ban Bí thư.
Dự kiến, tại buổi tiếp xúc này những vấn đề như kinh tế - xã hội, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm sẽ được các cử tri quan tâm đề cập.
Trước đó vào tháng 5.2017, sau khi kết thúc Hội nghị T.Ư lần thứ 5 khóa XII, Tổng Bí thư cũng có cuộc tiếp xúc cử tri tại quận Ba Đình. Tại đây, các cử tri đã đánh giá cao quyết tâm và những hành động của Đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý cán bộ vi phạm.
Trả lời những câu hỏi cử tri nêu ra, Tổng Bí thư cho biết, thời gian qua Đảng đã xử lý hàng loạt cán bộ nguyên là Ủy viên T.Ư vi phạm. Ông nói thêm, cử tri cứ chờ xem sắp tới tiếp tục làm để phanh phui ra những vụ việc vi phạm, chứ không chúng ta làm không nghiêm.
Đúng như lời Tổng Bí thư, thời gian sau đó Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã có thông báo kết luận về một số vụ việc vi phạm được dư luận quan tâm, như vi phạm của cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ giai đoạn 2011-2016; vi phạm của ông Nguyễn Phong Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực, Thủ trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, giai đoạn 2011-2016; vi phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 và 2010-2015 và một số cá nhân liên quan; vi phạm của bà Hồ Thị Kim Thoa, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương; vi phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Đồng Nai.
Đặc biệt Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã kết luận chỉ ra vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, vi phạm của ông Nguyễn Xuân Anh, Huỳnh Đức Thơ...
"Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa"Phát biểu bế mạc Hội nghị T.Ư 6 khóa XII ngày hôm qua, 11.10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cách chức Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020 và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng."Dư luận đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân cho rằng đây là mức kỷ luật vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn, thấu lý đạt tình, tâm phục khẩu phục, có tác dụng giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, phòng ngừa chung rất sâu sắc", Tổng Bí thư cho biết.Đánh giá đây là bài học đau xót cần nghiêm túc rút kinh nghiệm không chỉ đối với đồng chí Nguyễn Xuân Anh mà là bài học chung đối với tất cả chúng ta, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm. Còn ai nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa.Ông nói: Từ nay trở đi, bất cứ trường hợp nào mà vi phạm kỷ luật, chúng ta phải xử lý nghiêm, làm nghiêm từ trên xuống dưới để giữ vững kỷ cương, kỷ luật của Đảng, để lấy lại, củng cố lòng tin và tình thương yêu, quý trọng của nhân dân.Tổng Bí thư cũng đặt câu hỏi: Vì sao việc xử lý một số vụ án, xử lý kỷ luật một số cán bộ, kể cả cán bộ cao cấp thời gian gần đây lại được đông đảo cán bộ, đảng viên, các đồng chí lão thành, cán bộ hưu trí và nhân dân đồng tình, ủng hộ đến thế? Cần khẳng định, ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả.
Theo Danviet
Tổng thư ký Quốc hội nêu lý do ông Đinh La Thăng về đoàn Thanh Hóa Chiều 19.5, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV. Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Tại đây, báo chí đã đặt câu hỏi: Căn cứ pháp lý nào để Ủy ban Thường vụ Quốc hội...