Quốc hội chính thức thông qua Luật Thư viện
Với 442/446 đại biểu có mặt biểu quyết tán thành (đạt tỷ lệ 91,51%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thư viện.
Kết quả biểu quyết Luật Thư viện.
Chiều 21/11, Quốc hội khóa XIV đã tiến hành nhấn nút thông qua Luật Thư viện.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, Luật Thư viện gồm 6 chương, 52 điều, quy định về thành lập, hoạt động thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện; quản lý nhà nước về thư viện.
Cũng theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, các đại biểu tham gia biểu quyết thông qua dự án Luật gồm 446 người. Trong đó số đại biểu tán thành là 442 người, chiếm 91,51%, không tán thành là 0 và số đại biểu không biểu quyết là 4, chiếm tỉ lệ 0,83.%.
Tại báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật Thư viện, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nêu, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định cụ thể các mô hình thư viện cơ sở giáo dục và thư viện cơ sở giáo dục phổ thông có nhiệm vụ “tổ chức hoạt động đọc sách bắt buộc”.
Video đang HOT
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhân thấy, những nội dung này liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông, thuộc trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục, người dạy trong các cơ sở giáo dục. Do đó, Luật đã quy định nguyên tắc về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm cơ sở để Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phù hợp thực tiễn, bảo đảm tính khả thi của Luật Thư viện.
Liên thông thư viện là một trong những điểm mới của Luật nhằm bảo đảm hoạt động thư viện theo hướng hiện đại, chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin giưa các thư viện; nhất là liên thông giưa các thư viện được Nhà nước đầu tư vơi các thư viện khác, nhăm nâng cao chất lượng hoạt động của hê thông thư viện, khai thac hiệu quả nguồn lực đầu tư tư ngân sách nhà nước.
Luật đã quy định trach nhiêm Nhà nước đầu tư cho hoạt động liên thông; việc thực hiện liên thông là nguyên tắc hoạt động chung của cả thư viện công lập và ngoài công lập; quy định về xây dựng tài nguyên thông tin, phát triển thư viện số làm cơ sở cho việc liên thông; quy định về cơ chế liên thông, trong đó nhấn mạnh tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện; quy định thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong hoạt động liên thông.
Cũng theo Chủ nhiệm Phan Thanh Bình, có ý kiến đại biểu đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ VHTTDL trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thư viện, nghiên cứu, ứng dụng và nhân rộng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong hoạt động thư viện.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy viêc phát triển nguôn nhân lưc va ưng dung khoa học – công nghệ cho hê thông thư viên la cần thiết và thuộc trach nhiêm cua nhiêu cơ quan, tô chưc liên quan. Do đó, UBTVQH đa chi đao quy đinh Bộ VHTTDL va một số Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia và nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thư viện
Được biết, Luật Thư viện có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020.
Thế Công
Theo toquoc
Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện trước khi trình Quốc hội thông qua
Chính sách của Nhà nước với phát triển sự nghiệp thư viện; mạng lưới thư viện; thành lập thư viện; phát triển thư viện số và hiện đại hóa thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện... là những nội dung lớn được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đóng góp đối với dự án Luật Thư viện.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường chiều 5/11, Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Thư viện dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Theo chương trình nghị sự, đây là dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.
Trước khi thảo luận, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thư viện.
Phát biểu tại thảo luận, liên quan đến chính sách của Nhà nước với phát triển sự nghiệp thư viện, các đại biểu đồng tình với quy định chính sách của Nhà nước ở 3 cấp độ. Một số hoạt động thư viện cần được đầu tư và hiện đại hóa, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thư viện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thư viện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đề nghị cần bổ sung chính sách xã hội hóa để phát triển thư viện.
Về mạng lưới thư viện, các đại biểu cơ bản nhất trí với các khái niệm từng loại thư viện, đề nghị bổ sung quy định về mô hình hoạt động các loại thư viện được quy định trong dự thảo Luật.
Đề cập đến vấn đề thành lập thư viện, một số ý kiến cho rằng cần quy định điều kiện thành lập thư viện chung cho cả thư viện công lập và ngoài công lập. Trong đó thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập đối với thư viện công lập, các thư viện còn lại được thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.
Một số đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể về quyền của một số đối tượng đặc thù trong lĩnh vực thư viện và quy định trách nhiệm của các thư viện trong việc phục vụ các đối tượng đặc thù nhằm tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ thư viện.
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp ý kiến về một số nội dung như: Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; nguồn tài chính của thư viện; liên thông thư viện; thư viện cộng đồng; các hành vi bị nghiêm cấm; xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin; tài nguyên thông tin sử dụng hạn chế trong thư viện; chức năng của thư viện; quản lý nhà nước về thư viện; xếp hạng và đánh giá hoạt động thư viện; đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện; ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam...
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thư viện sẽ tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội thông qua.
Nguyễn Hoàng
Theo baochinhphu
Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội ký kết Quy chế phối hợp Chiều tối 21/11, Bộ Công an và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XIV ký kết Quy chế phối hợp. Toàn cảnh Lễ ký kết. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng Tham dự Lễ ký có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc...