Quốc hội cần có nghị quyết xử lý những vấn đề nóng giữa hai kỳ họp
Giữa hai kỳ họp Quốc hội nhiều vấn đề rất nóng nổi lên, cần đưa vào nghị quyết của Quốc hội, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga phát biểu tại phiên họp.
Giữa hai kỳ họp Quốc hội nhiều vấn đề rất nóng nổi lên, cần đưa vào nghị quyết của Quốc hội, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga.
Chiều 9/5 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 20 ngày, khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào ngày 14/6/2019.
Ông Phúc cho biết, đến thời điểm hiện nay, phần lớn các tài liệu kỳ họp vẫn chưa được gửi đến đại biểu Quốc hội (chỉ có 5 dự án luật trình Quốc hội thông qua được gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội).
Về các ý kiến đóng góp từ đại biểu với nội dung kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội phản ánh, có ý kiến đề nghị bổ sung báo cáo của Chính phủ (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu) về tình hình và kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.
Về bố trí chương trình kỳ họp, có ý kiến đề nghị bố trí thảo luận các nội dung (thay vì gửi đại biểu tự nghiên cứu): việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để đại biểu và cử tri theo dõi, giám sát.
Ý kiến khác đề nghị giảm thời gian tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ 2,5 ngày xuống còn 2 ngày, tăng thời gian thảo luận đối với một số dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau.
Video đang HOT
Trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, căn cứ tình hình thực tế và thời gian tiến hành kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội đề nghị giữ lượng thời gian như đã dự kiến về một số nội dung: 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn. Không bố trí thảo luận riêng mà kết hợp thảo luận cùng các vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước các nội dung về: việc sử dụng vốn vay, quản lý nợ công; kết quả kiểm điểm và xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị xem xét đưa vào nghị quyết của Quốc hội để có giải pháp với một số vấn đề rất nóng giữa hai kỳ họp của Quốc hội.
Đó là tình hình tai nạn giao thông nhất là dùng ma tuý rượu bia gây tai nạn, những trọng án về ma tuý số lượng lên đến hàng tấn, việc xâm hại trẻ em và xâm hại tình dục trẻ em, tình trạng giết người và giết nhiều người do dùng ma tuý đá.
Cũng đồng ý Quốc hội cần có nghị quyết xử lý những vấn đề nóng, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu quan điểm, lái xe mà sử dụng ma tuý thì tước bằng vĩnh viễn, còn uống rượu bia lái xe chưa gây tai nạn thì có thể phạt lao động công ích chứ phạt tiền có thể không hiệu quả.
Dư luận đang xem phản ứng của Quốc hội thế nào với những vấn để bức xúc, nghị quyết xử lý một số vấn đề trong đó có say rượu bia lái xe cần có chế tài nghiêm khắc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu.
Về công tác xây dựng pháp luật, một số ý kiến băn khoăn về dự án luật Phòng chống tác hại của rượu bia khi còn quá nhiều ý kiến khác nhau và gay gắt về dự án luật này.
Kỳ họp này cứ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến, nếu chưa đủ điều kiện thông qua thì tiếp tục chuẩn bị, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu quan điểm.
Theo VNEconomy
Tranh luận việc phạm nhân lao động ngoài trại giam
Thảo luận nội dung phạm nhân lao động ngoài trại giam, có đại biểu cho là phù hợp, yên tâm..., trong khi đó có người bảo là bỏ hẳn quy định này trong dự thảo luật.
Chiều 4-4, hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Các ĐB có nhiều tranh luận liên quan đến quy định về tổ chức cho phạm nhân lao động.
"Làm gì có chuyện phạm nhân thỏa thuận với giám thị"
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, khi thảo luận, nhiều ý kiến tán thành việc dự thảo luật bổ sung quy định cho phép trại giam phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để tổ chức cho phạm nhân lao động và có thể tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam. Ý kiến này cũng đề xuất cần quy định chặt chẽ các điều kiện để đưa phạm nhân ra lao động ngoài trại giam.
Trong khi đó, ý kiến khác lại cho rằng việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, không bảo đảm tính nghiêm minh của bản án...
Thảo luận về nội dung này, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng- An ninh Nguyễn Thanh Hồng (ĐBQH tỉnh Bình Dương) cho rằng quyền và nghĩa vụ lao động của phạm nhân được hiến pháp quy định. Trách nhiệm của Nhà nước là phải tổ chức và bảo đảm cho phạm nhân được thực hiện quyền này.
"Chúng tôi tiếp xúc với một số phạm nhân, hầu hết trong số họ đều mong muốn QH thông qua chính sách này" - ông Hồng nói và đề nghị Ủy ban Tư pháp, Chính phủ có đánh giá tác động, xem phạm nhân nói gì về vấn đề này.
"Tôi cũng tiếp xúc với một số cán bộ quản giáo, cán bộ dẫn giải phạm nhân, họ khá lo lắng bởi nếu dẫn phạm nhân ra ngoài lao động, lỡ phạm nhân trốn thì anh em phải chịu trách nhiệm đầu tiên, sẽ bị kỷ luật nghiêm khắc. Vì vậy chúng ta phải yên tâm và tin tưởng vào trách nhiệm của anh em" - ông Hồng nói thêm.
Trong khi đó, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) lại cho rằng mục đích số một của hình phạt là để trừng trị, sau nữa là giáo dục cải tạo, cải tạo thông qua lao động.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) bảo vệ quan điểm cho phạm nhân đi lao động ngoài trại giam. Ảnh: TN
"Dư luận người ta đang nói đối với người gây án thì tích cóp, cộng lại tất cả những cái có lợi để giảm nhẹ, từ lúc bắt giam đến thi hành án. Đối với nạn nhân thì keo kiệt, cộng vào với nỗi đau của họ. Chúng ta nhân đạo với ai?" - ông Nhưỡng nói và cho rằng chúng ta phải có thái độ rất rõ ràng đối với tội phạm.
"Thử nhìn ra xung quanh, xã hội đang bị đe dọa rất trầm trọng, từ trẻ em đến phụ nữ. Trong thời gian ngắn vừa qua, biết bao thứ đau đớn mà cả xã hội phải chịu đựng" - vẫn lời ĐB Nhưỡng. Từ lập luận này, ông đề nghị nên bỏ điều khoản trong dự thảo cho phép trại giam được phối hợp với doanh nghiệp tổ chức cho phạm nhân lao động và có thể tổ chức khu sản xuất, điểm lao động ngoài trại giam. "Đây là mô hình có thể dẫn đến nhiều rủi ro. Chúng ta chưa lường được hết tất cả phức tạp. Chúng ta nói là cần được sự thỏa thuận, đồng ý của phạm nhân?... Tôi là giám thị, tôi yêu cầu phạm nhân đi làm, tôi bảo ông ký vào đây, ông đồng ý đi chứ làm gì có chuyện phạm nhân thỏa thuận với giám thị" - ĐB Bến Tre phân tích. "Chúng ta chỉ nên tổ chức cải tạo cho phạm nhân trong phạm vi của trại giam và trại tạm giam, tận dụng tất cả nguồn lực sẵn có. Nếu cần thiết, Nhà nước và ngành công an hỗ trợ làm sao để chúng ta tạo được môi trường lao động trong phạm vi để phạm nhân biết họ đang chấp hành án, đang là người đi tù" - ông Nhưỡng kết luận.
Chưa thể bổ sung quyền kết hôn, sinh con... cho phạm nhân
Liên quan đến quy định về quyền và nghĩa vụ của các phạm nhân, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết một số ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung một số quyền của phạm nhân như quyền kết hôn, quyền hiến xác, quyền hiến mô và bộ phận cơ thể người...
Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị cân nhắc việc mở rộng các quyền của phạm nhân vì đây là đối tượng phải chấp hành hình phạt, bị hạn chế quyền tự do nên không thể có các quyền như công dân bình thường.
Ủy ban Thường vụ QH cho rằng phạm nhân là người bị kết án phạt tù, bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định theo bản án. Họ có nghĩa vụ lao động, học tập, cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, họ không thể được hưởng tất cả quyền con người, quyền công dân như những công dân khác đang ở ngoài xã hội.
"Việc xác định các quyền cụ thể của phạm nhân vừa phải bảo đảm tính nhân đạo nhưng cũng vừa phải bảo đảm tính nghiêm khắc của hình phạt tù, đồng thời khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng đáp ứng của Nhà nước" - bà Nga nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH.
Do đó, Ủy ban Thường vụ QH cho rằng ngoài những quyền cơ bản đã được quy định và bảo đảm thực hiện như quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, bảo đảm chế độ ăn, mặc, ở, gặp; quyền lao động, học tập, học nghề..., việc bổ sung các quyền khác đối với phạm nhân (như quyền kết hôn, quyền sinh con, quyền được gửi, lưu giữ trứng, tinh trùng...) phải có bước đi phù hợp...
Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, quy định cụ thể các quyền của phạm nhân trong dự thảo luật, đồng thời bổ sung quy định: "Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại luật này".
ĐỨC MINH
Theo PLO
Luật Phòng chống tham nhũng chưa quy định "xử lý tài sản không rõ nguồn gốc" Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 20/11 đã rút quy định về xử lý tài sản tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc do còn nhiều ý kiến khác nhau và không có luồng ý kiến nào chiếm "quá bán" tổng số đại biểu Quốc hội. Sáng 20/11, với 452/465 biểu quyết tán...