Quốc hội Campuchia thông qua Luật Bầu cử sửa đổi
Ngày 23/6, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội Campuchia khóa VI dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin, Quốc hội Campuchia đã thông qua dự thảo Luật Bầu cử sửa đổi.
Cử tri bầu cử tại phường Veal Vong, quận 7 tháng 1, thủ đô Phnom Penh. Ảnh tư liệu: Nguyễn Vũ Hùng/Pv TTXVN tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, dự thảo Luật Bầu cử sửa đổi gồm 8 điều đã được Quốc hội Campuchia thông qua với 111/111 phiếu tán thành. Nội dung sửa đổi tập trung vào quy định những người không đi bỏ phiếu mà không có lý do chính đáng sẽ không có quyền ra ứng cử trong các kỳ bầu cử sau đó ở cả cấp trung ương và địa phương.
Theo thông cáo báo chí được Ban Thư ký Quốc hội Campuchia đưa ra sau cuộc họp, dự thảo Luật Bầu cử sửa đổi gồm 8 điều được đưa ra nhằm mục đích điều chỉnh “quyền ứng cử” để nâng cao giá trị của nền dân chủ tự do đa nguyên được ghi trong Hiến pháp Campuchia, cũng như nâng cao trách nhiệm của các nhà lãnh đạo chính trị được bầu ở cấp trung ương và địa phương.
Dự thảo đề cập đến việc sửa đổi bổ sung Luật Bầu cử Quốc hội, bầu cử Thượng viện, bầu cử Hội đồng xã, phường và bầu cử Hội đồng thủ đô, tỉnh, thành, quận huyện. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng, đại diện Chính phủ Hoàng gia, khẳng định các nội dung sửa đổi hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và luật pháp hiện hành của Vương quốc Campuchia quy định về tư cách cử tri cũng như ứng cử viên tham gia bầu cử.
Trước đó, hôm 13/6, Thủ tướng Hun Sen đã chính thức đề nghị người đứng đầu Thượng viện và Quốc hội nước này hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia trong việc sửa đổi Luật Bầu cử của quốc gia Đông Nam Á này. Ông nêu rõ những người muốn ứng cử phải có tinh thần trách nhiệm của một công dân tốt trong một xã hội dân chủ, bắt đầu từ việc thực hiện nghiêm túc quyền bầu cử. Trên tinh thần đó, những người không tham gia bỏ phiếu mà không có lý do chính đáng, hợp pháp sẽ mất quyền ứng cử. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền bầu cử bình thường với tư cách một công dân.
Video đang HOT
Trong đề xuất, Thủ tướng Hun Sen yêu cầu các cơ quan liên quan của Campuchia thực hiện quy trình sửa đổi luật bầu cử trước thời điểm diễn ra hoạt động tranh cử. Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), hoạt động vận động tranh cử của các chính đảng tham gia cuộc tổng tuyển cử năm 2023 ở Campuchia sẽ diễn ra từ ngày 1 – 21/7.
Tiến trình tổ chức tổng tuyển cử năm 2023 ở Campuchia đang diễn ra theo lịch trình dự kiến. Tại cuộc bầu cử vào tháng 7 tới đây, 17 chính đảng sẽ tham gia tranh cử với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền.
Ngày 29/5, NEC đã tổ chức bốc thăm xếp thứ tự 18 chính đảng tham gia cuộc tổng tuyển cử năm 2023 ở nước này. Theo kết quả bốc thăm, CPP xếp thứ 18.
Các chính đảng còn lại theo thứ tự từ 1 đến 17 lần lượt là đảng Xã hội Dân chủ Tổ ong (BSDP), Khmer Hợp nhất (KUP), Quốc tịch Campuchia (CNP), Khmer Đoàn kết Quốc gia (KNUP), Sức mạnh Dân chủ (DPP), Nông dân (FP), Phụ nữ vì Phụ nữ (WPFW), Khmer Thoát nghèo (KAPP), FUNCINPEC, Đạo pháp Trị quốc (DP), Dân chủ Cơ sở (GDP), Dân nguyện (PPP), Khmer Phát triển Kinh tế (KEPP), Thống nhất Dân tộc Khmer (EKP), Khmer Bảo thủ (KCP), Thanh niên Campuchia (CYP) và đảng Dân tộc Bản địa Dân chủ Campuchia (CIPP).
Đầu tháng này, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã quyết định cho phép công nhân, viên chức và người lao động ở nước này được nghỉ 3 ngày (từ ngày 22 – 24/7) để tham gia bầu cử trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.
Trước đó, NEC đã cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm duy trì an ninh và trật tự công cộng trước thềm cuộc tổng tuyển cử năm 2023.
Trong khi đó, Bộ Du lịch Campuchia cũng đã ra chỉ thị, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, hộp đêm… trên cả nước tạm dừng hoạt động trong hai ngày 22 – 23/7 nhằm đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ. Chỉ thị nêu rõ riêng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thể cung cấp dịch vụ ăn uống nhưng phải tạm dừng bán rượu bia trong thời gian này.
Campuchia tổ chức tổng tuyển cử định kỳ 5 năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra vào ngày 29/7/2018.
Thủ tướng Campuchia đề xuất sửa đổi luật bầu cử
Ngày 13/6, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã chính thức đề nghị người đứng đầu Thượng viện và Quốc hội nước này hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia trong việc sửa đổi luật bầu cử của quốc gia Đông Nam Á này.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/PV TTXVN tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, phát biểu trong cuộc gặp và nói chuyện với gần 20.000 công nhân đến từ 11 nhà máy ở thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen khẳng định việc đề xuất sửa đổi luật bầu cử lần này chỉ yêu cầu bổ sung một điểm, trong đó quy định những người không tham gia bỏ phiếu không có quyền ứng cử.
Thủ tướng Hun Sen cũng đã nêu đề xuất trên trong thông điệp gửi qua kênh Telegram cá nhân vào tối 12/6. Thông điệp nêu rõ những người muốn ứng cử phải có tinh thần trách nhiệm của một công dân tốt trong một xã hội dân chủ, bắt đầu từ việc thực hiện nghiêm túc quyền bầu cử. Trên tinh thần đó, những người không tham gia bỏ phiếu mà không có lý do chính đáng, hợp pháp sẽ mất quyền ứng cử. Tuy nhiên, họ vẫn có quyền bầu cử bình thường với tư cách một công dân.
Trong đề xuất, Thủ tướng Hun Sen yêu cầu các cơ quan liên quan của Campuchia thực hiện quy trình sửa đổi luật bầu cử trước thời điểm diễn ra hoạt động tranh cử. Theo Ủy ban Bầu cử Quốc gia Campuchia (NEC), hoạt động vận động tranh cử của các chính đảng tham gia cuộc tổng tuyển cử năm 2023 ở Campuchia sẽ diễn ra từ ngày 1-21/7.
Vào ngày 3/6 vừa qua, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã quyết định cho phép công nhân, viên chức và người lao động ở nước này được nghỉ 3 ngày (từ ngày 22-24/7) để đi bỏ phiếu bầu nghị sĩ Quốc hội khóa VII. Dự kiến bầu cử diễn ra vào ngày 23/7 tới.
Trước đó, vào ngày 29/5, NEC đã tổ chức bốc thăm xếp thứ tự 18 chính đảng tham gia cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 tới. Theo kết quả bốc thăm, đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền xếp thứ 18 trong tổng số 18 chính đảng tham gia tranh cử.
Các chính đảng còn lại theo thứ tự từ 1 đến 17 lần lượt là đảng Xã hội Dân chủ Tổ ong (BSDP), Khmer là một (KUP), Quốc tịch Campuchia (CNP), Khmer Đoàn kết Quốc gia (KNUP), Sức mạnh Dân chủ (DPP), Nông dân (FP), Phụ nữ vì Phụ nữ (WPFW), Khmer Hết nghèo (KAPP), FUNCINPEC, Đạo pháp Làm chủ (DP), Dân chủ Cơ sở (GDP), Dân nguyện (PPP), Khmer Phát triển Kinh tế (KEPP), Thống nhất Dân tộc Khmer (EKP), Khmer Bảo thủ (KCP), Thanh niên Campuchia (CYP) và Dân tộc Bản địa Dân chủ Campuchia (CIPP).
NEC đã cam kết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nhằm duy trì an ninh và trật tự công cộng trước thềm cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Bên cạnh đó, Bộ Du lịch Campuchia cũng đã ra chỉ thị, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, quán bar, vũ trường, hộp đêm... trên cả nước tạm dừng hoạt động trong hai ngày 22-23/7 nhằm đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ. Chỉ thị nêu rõ riêng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch có thể cung cấp dịch vụ ăn uống nhưng phải tạm dừng bán rượu bia trong thời gian này.
Campuchia tổ chức tổng tuyển cử định kỳ 5 năm một lần. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra vào ngày 29/7/2018.
Quốc hội Campuchia thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN Ngày 30/5, Quốc hội Campuchia đã thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ. Ngày 23/4/2019, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức ký Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN (ATISA) và Nghị định thư thứ 4 sửa đổi Hiệp định Đầu tư Toàn diện...