Quốc gia tử vong do COVID cao nhất châu Á gặp khó với chiến dịch tiêm phòng

Theo dõi VGT trên

Trong khi tốc độ lây nhiễm và tử vong do COVID-19 ngày càng căng thẳng, Indonesia cũng đang đối mặt nhiều trở ngại với chương trình tiêm vaccine phòng bệnh.

Quốc gia tử vong do COVID cao nhất châu Á gặp khó với chiến dịch tiêm phòng - Hình 1
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sinovac tại bệnh viện Aceh, Indonesia ngày 15/1/2021. Ảnh: Anadolu Agency

“Những người đồng bào Indonesia của tôi, vào lúc 9h42 sáng nay, tôi đã tiến hành một bước đi quan trọng để người dân Indonesia được nhận vaccine phòng COVID và giải thoát mình khỏi đại dịch”, Tổng thống Joko Widodo viết trên trang Facebook cá nhân vào ngày 13/12/2020, trong lúc tỉ lệ lây nhiễm đang lập những kỷ lục mới trên khắp đất nước.

Nhà lãnh đạo 59 tuổi đã phát động vòng đầu tiên của chương trình tiêm phòng COVID bằng vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất, với hiệu quả là 65,3% – theo dữ liệu cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 tiến hành tại Bandung, phía nam Jakarta.

Nhưng không ai trong số các tình nguyện viên ở độ tuổi trên 59, nhóm tuổi dễ lây nhiễm nhất, và tâm lý lo ngại vẫn phổ biến sau khi cuộc thử nghiệm tương tự, do Viện Butanta của Brazil tiến hành, cho thấy hiệu quả của vaccine này chỉ ở mức 50,45, hơn một chút so với ngưỡng mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về thiết lập và duy trì miễn dịch cộng đồng.

Mặc dù vaccine Sinovac gần đây đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Indonesia (BPOM) và Hội đồng Ulema Indonesia (MUI) phê duyệt sử dụng khẩn cấp, chính phủ của Tổng thống Widodo sẽ còn nhiều việc phải làm để giành được lòng tin của dân chúng với một trong những chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới.

Tất cả các loại vaccine phải được chứng nhận “halal” (sản phẩm không có các chất cấm theo luật Hồi giáo) từ MUI, một thủ tục quan trọng tại quốc gia Hồi giáo này.

Hai năm trước, MUI đã từng từ chối cấp chứng nhận halal cho một loại vaccine sởi, tuyên bố rằng nó chứa chất ổn định gelatin có nguồn gốc từ thịt lợn – được sử dụng để ngăn vaccine biến chất trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu và tư vấn Saiful Mujani vào tháng trước cho thấy, chỉ 37% người được hỏi cho biết sẵn sàng tiêm vaccine phòng COVID, 40% không chắc chắn và 17% nói sẽ từ chối, chủ yếu là do lo ngại về an toàn và hiệu quả.

Các chuyên gia y tế cho rằng, ngay cả với một chiến dịch tiêm chủng suôn sẻ qua các bệnh viện và 10.000 phòng khám cấp 1, Indonesia sẽ mất ít nhất 15 tháng để chương trình đạt được tỷ lệ cần thiết cho miễn dịch cộng đồng với dân số tới 270 triệu người.

Chính phủ ước tính sẽ cần tới 427 triệu liều vaccine, tính theo tỷ lệ hao hụt là 15%, để tiêm phòng cho 181.5 triệu công dân, con số mà Tổng thống Widodo muốn đạt được vào giữa năm 2022.

Một số chuyên gia lo ngại Indonesia sẽ mất 3-4 năm để đạt được mục tiêu đó mặc dù tân Bộ trưởng Y tế Budi Sadikian tỏ ra lạc quan hơn về chương trình.

Ở giai đoạn đầu, 3 triệu liều vaccine Sinovac có sẵn sẽ được đưa đến tay các nhân viên y tế, người kinh doanh, các lãnh đạo cộng đồng, công chức, thành viên lực lượng cảnh sát và quân đội.

Chính phủ đã ký các hợp đồng mua thêm 125 triệu liều Sinovac, dự kiến đủ để tiêm cho thêm 65 triệu người dân, và 50 triệu liều mỗi loại vaccine AstraZeneca (Anh) và Novavax (Mỹ).

Quốc gia tử vong do COVID cao nhất châu Á gặp khó với chiến dịch tiêm phòng - Hình 2
Vaccine Sinovac tại một trung tâm y tế cộng đồng ở Jakarta ngày 15/1/2021. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, các cuộc thương lượng với Pfizer về hợp đồng mua 50 triệu liều vaccine của hãng này, kèm theo các phương tiện bảo quản siêu lạnh, lại đang lâm vào bế tắc. Lý do nằm ở chỗ Pfizer muốn đảm bảo miễn trừ khỏi các vụ kiện tụng từ bất cứ vụ hứng chịu tác dụng phụ lâu dài nào có thể xuất hiện trong chương trình tiêm chủng.

Ngoài ra, Indonesia vẫn phải hoàn tất “chuỗi lạnh” trên khắp quần đảo nhằm xử lý việc phân phối vaccine. Người phát ngôn Lực lượng đặc nhiệm COVID-19 Wiku Adisasmito cho biết, “chuỗi lạnh” sẽ chủ yếu được trang bị tại các trung tâm đô thị lớn.

Trong lúc đó, số ca lây nhiễm hàng ngày của Indonesia đã tăng gần gấp đôi từ 8.000 ca lên 14.000 trong hai tuần qua, một hệ quả trực tiếp từ hoạt động đi lại tăng mạnh trong dịp Giáng sinh – Năm mới. Tổng ca lây nhiễm tại Indonesia đã vượt ngưỡng 900.000 trong khi số ca tử vong cũng vượt mốc 26.000, với trung bình 250-300 ca/ngày.

Video đang HOT

Giới chức Indonesia cho biết, nước này đã sử dụng hết 80% công suất giường chăm sóc đặc biệt trong lúc chính phủ đang thực hiện bộ giao thức nghiêm ngặt hơn tại Java và đảo Bali nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm mới nhất và tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Quốc gia tử vong do COVID cao nhất châu Á gặp khó với chiến dịch tiêm phòng - Hình 3
Một nghĩa trang chôn cất nạn nhân COVID-19 ở Jakarta. Ảnh: AFP

Tại châu Á, khu vực dường như đã thoát khỏi giai đoạn nặng nề nhất của đại dịch, Indonesia có tỷ lệ tử vong trên dân số cao nhất, với 5,52%, theo Statisca. Công dân nước ngoài đã bị cấm nhập cảnh vào nước này cho đến ngày 28/1 nhằm ngăn chặn lây nhiễm biến thể mới tại Anh, Nam Phi và Brazil. Khách du lịch trong nước chỉ được di chuyển nội địa sau khi xét nghiệm và được cấp thẻ y tế.

“Thách thức lớn nhất là bối cảnh địa lý của chúng tôi”, ông Wiku, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và chính sách y tế cho biết. Ông cũng cảnh báo chương trình tiêm chủng cũng phụ thuộc vào năng lực cung cấp vaccine. Trong tuần này Bộ trưởng Y tế Sadikan từng cho biết chính phủ có thể cho phép các công ty tư nhân phân phối vaccine sau khi hoàn tất giai đoạn 1.

Giới chức cho biết hiện tại họ không bắt buộc người dân tiêm chủng, nhưng sẽ chờ đợi trước khi áp đặt chính sách phạt, trong đó có phạt tiền 100 triệu rupiah với những người không tuân thủ quy định cách ly hoặc trốn tránh thực hiện chương trình tiêm chủng.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á

Hai cường quốc châu lục là Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu chương trình tiêm chủng đại trà, trong khi hầu hết các nước khác cấp tập chuẩn bị nguồn cung ứng, sẵn sàng triển khai ngay khi vaccine được phê duyệt.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 1

Nhân viên y tế kiểm tra tại cơ sở của nhà máy sản xuất vaccine Sinovac, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các quốc gia khắp thế giới đang tăng tốc hết sức để đảm bảo nguồn cung và phân phối vaccine cho người dân. Một số quốc gia như Mỹ và Anh đã bắt đầu tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên và công chúng.

Tại châu á, chỉ một số quốc gia đạt đến giai đoạn này, trong đó chiến dịch lớn nhất đang diễn ra tại Trung Quốc và Ấn Độ, nước đã có năng lực sản xuất để trở thành một đầu mối cung cấp vaccine trong khu vực.

Hầu hết các nước khác vẫn đang chờ cơ quan chức năng phê duyệt các ứng cử viên vaccine trong lúc khẩn trương ký các hợp đồng đảm bảo mua vaccine với các công ty dược quốc tế.

Dưới đây là tình hình chương trình tiêm chủng COVID-19 tại các nước châu Á:

Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới

Ấn Độ, quốc gia hứng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai thế giới, sau Mỹ, đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine vào ngày 3/1.

Viện Serum Ấn Độ (SII) hiện đang sản xuất loại vaccine được phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca của Anh. Trong khi đó, công ty tư nhân của Ấn Độ, Bharat Biotech và Hội đồng Ấn Độ về Nghiên cứu Y khoa (ICMR) đã phối hợp phát triển vaccine Covaxin và sản xuất trong nước.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 2
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID cho người dân Ấn Độ.

Cả hai loại vaccine này đều được tiêm 2 mũi. Bộ Y tế Ấn Độ cho biết giai đoạn một của chiến dịch tiêm chủng sẽ là tiêm miễn phí cho các đối tượng ưu tiên.

Vaccine của Oxford-AstraZeneca đã công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3, cho thấy hiệu quả trung bình là 70,4%. Hãng Bharat Biotech hiện chưa công bố dữ liệu hiệu quả thử nghiệm giai đoạn 3, nhưng cho biết vaccine của họ có "hồ sơ an toàn chấp nhận được và phản ứng miễn dịch cao", không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Viện Serum Ấn Độ đang chờ đợi ký thoả thuận chính thức với chính phủ. Sau đó, chương trình tiêm chủng có thể bắt đầu trong vòng 7-19 ngày. Kế hoạch của Viện là tiêm cho 300 triệu người ưu tiên cao, gồm nhân viên y tế, công dân nhạy cảm như người già, người bệnh.

Ấn Độ sản xuất trên 60% tổng số vaccine được bán ra trên toàn cầu. Với năng lực sản xuất, Ấn Độ có thể cung cấp vaccine COVID-19 nhanh hơn, rẻ hơn hầu hết các nước khác.

Hiện tại, SII được phép sản xuất vaccine Oxford-AstraZeneca để dùng nội địa, nhưng chính phủ cấm họ xuất khẩu cho đến ít nhất là tháng 3 hoặc tháng 4. Nga cũng đã ký hợp đồng với 4 công ty Ấn Độ sản xuất 300 triệu liều vaccine Sputnik V.

Trung Quốc bán vaccine khắp châu Á

Trung Quốc đã phê duyệt vaccine COVID đầu tiên phát triển trong nước để phục vụ sử dụng công cộng từ ngày 31/12/2020.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 3
Trung Quốc tiến hành rất nhanh chiến dịch tiêm chủng đại trà.

Đây là vaccine được phát triển và sản xuất bởi tập đoàn dược quốc doanh Sinopharm. Vaccine này có hiệu quả 79,34% theo dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3. Ngoài Sinopharm, Trung Quốc có 4 ứng viên vaccine khác đang thử nghiệm giai đoạn 3.

Giai đoạn 3 thử nghiệm vaccine Sinopharm có hơn 60.000 người tham gia. Theo công ty, chỉ có không đầy 0,1% số người tham gia bị sốt nhẹ; và tỉ lệ 2/1 triệu xuất hiện "phản ứng tương đối nghiêm trọng" như dị ứng.

Trung Quốc đã phê chuẩn vaccine của Sinopharm, cam kết tiêm miễn phí cho toàn dân.

Theo báo cáo, đến ngày 9/1, Trung Quốc đã tiêm được 9 triệu liều vaccine phòng COVID, cho nhóm ưu tiên là nhân viên y tế và các nhân viên hải quan. Nhóm tiếp theo sẽ là những người nguy cơ cao như người già, có bệnh lý nền, trước khi tiêm đại trà. Bắc Kinh đặt mục tiêu chủng ngừa cho 50 triệu người trước dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp tới.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 4
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dan tại Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Trung Quốc cũng đã ký hợp đồng cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine cho nhiều quốc gia châu Á trong những tháng tới. Thủ tướng Lý Khiết Cường cho biết, các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan sẽ được ưu tiên cung cấp vaccine.

Đài Loan/Trung Quốc và Hong Kong

Hong Kong đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine Oxford-AstraZeneca và ký hợp đồng cung cấp với các nhà sản xuất vaccine Oxford-AstraZeneca, Sinovac (Trung Quốc), Pfizer-BioNTech (Mỹ-Đức).

Người cao tuổi, nhân viên y tế và người có bệnh mãn tính sẽ được xếp ưu tiên hàng đầu, nhận mũi tiêm đầu tiên khi Hong Kong tiếp nhận lô 1 triệu liều Sinovac đầu tiên.

Đài Loan/Trung Quốc đã ký thoả thuận với AstraZeneca, chương trình COVAX của Liên hợp quốc và một nhà sản xuất chưa rõ tên, để mua 20 triệu liều vaccine. Hàng dự kiến được giao vào tháng 3, có thể tiêm miễn phí cho 65% dân số vùng lãnh thổ này.

Nhật Bản tăng tốc khi ca nhiễm mới tăng vọt

Nhật Bản vẫn chưa phê duyệt bất kỳ loại vaccine nào và bị chỉ trích vì sự chậm trễ này trong bối cảnh các ca nhiễm mới đang đạt những kỷ lục mới.,

Thủ tướng Nhật Suga lên kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm chủng COVID vào tháng 2. Toàn bộ người dân sẽ được tiêm miễn phí.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 5
Các tình nguyện viên phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đài NHK, hãng Pfizer đã đồng ý cung cấp cho Nhật Bản 120 triệu liều vaccine, đủ tiêm cho 60 triệu người. Các nhà sản xuất khác gồm Oxford-AstraZeneca, Moderna và Novavax cũng đã ký hợp đồng cung cấp cho Nhật Bản tổng cộng hàng trăm triệu liều vaccine.

Các công ty Nhật Bản cũng đã nhận kinh phí để sản xuất vaccine tại địa phương, như vaccine Novavax và một lượng vaccine Oxford-AstraZeneca.

Hàn Quốc nhắm mục tiêu miễn dịch cộng đồng

Giống Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn chưa phê duyệt loại vaccine nào, nhưng đã ký hợp đồng với một loạt công ty dược. Theo đó, Hàn Quốc sẽ nhập vaccine của Janssen (thuộc Johnson&Johnson) để tiêm cho 6 triệu người; vaccine cho 10 triệu người từ Pfizer, AstraZeneca, Moderna và chương trình Covax của Liên hợp quốc.

Với đủ số liều vaccine cho 44 triệu người, Chính phủ Hàn Quốc đang nhắm mục tiêu tiêm phòng cho 80% dân số tới tháng 11 năm nay để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Các nước Đông Nam Á: Một loạt các hợp đồng cung ứng vaccine

Hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á vẫn chưa phê duyệt vaccine nhưng gần như tất cả đều đã ký các thỏa thuận tiếp nhận các ứng viên vaccine của Trung Quốc, cũng như ký thỏa thuận bổ sung với các nhà cung cấp khác.

Singapore dẫn đầu cuộc đua, đã phê duyệt vaccine Pfizer-BioNTech vào tháng 12/2020. Nước này đã bắt đầu chương trình tiêm chủng, trước hết cho các nhân viên y tế. Những người trên 70 tuổi sẽ được chủng ngừa tiếp theo, bắt đầu từ tháng 2. Tất cả người dân Singapore dự kiến sẽ được tiêm chủng miễn phí vào cuối năm 2021, theo Bộ Y tế.

Toàn cảnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19 tại Châu Á - Hình 6
Một phòng lạnh tại sân bay Changi của Singapore, chuẩn bị cho chuyến hàng đầu tiên của hãng Pfizer-BioNTech, vào ngày 16/12/2020.

Indonesia đã nhận được ít nhất 3 triệu liều vaccine Sinovac (Trung Quốc_. Mặc dù các cơ quan quản lý vẫn chưa ký phê duyệt, các nhà chức trách đã thông báo chương trình tiêm chủng hàng loạt sẽ bắt đầu vào ngày 13/1, với mũi tiêm đầu tiên được trao cho Tổng thống Joko Widodo.

Vaccine sẽ được cung cấp miễn phí cho công chúng. Chính phủ có kế hoạch ưu tiên người trong độ tuổi lao động hơn người cao tuổi, hy vọng đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng và thúc đẩy nền kinh tế.

Thái Lan đã ký một thỏa thuận với AstraZeneca để nhập khẩu 26 triệu liều vaccine và thành lập một cơ sở sản xuất địa phương để sản xuất vaccine này tại địa phương. Các liều vaccine được sản xuất trong nước sẽ được cung cấp cho người dân ở Thái Lan cũng như khắp Đông Nam Á, với việc phân phối dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 5.

Philippines cũng chưa phê duyệt loại vaccine nào nhưng một số vệ sĩ quân đội của Tổng thống Duterte đã được tiêm một loại vaccine không rõ tên từ đầu tháng 9/2020. Ông Duterte bảo vệ hành động này, nói rằng họ không thể chờ đến khi vaccine được phê duyệt. Manila đang đàm phán hợp đồng cung cấp với các công ty Mỹ, Moderna và Arcturus, và đang xem xét phê duyệt vaccine của Pfizer.

Campuchia đã đảm bảo được vaccine cho 3,2 triệu người theo chương trình Covax của LHQ. Những liều bổ sung sẽ được nhập từ các nhà cung cấp khác.

Lào đã nhận 2.000 liều vaccine Sinopharm (Trung Quốc) và đang tiêm cho các nhân viên y tế tuyến đầu, các tình nguyện viên. Lào cũng sẽ tiếp nhận vaccine của Nga và chương trình Covax.

Myanmar ký hợp đồng cung cấp vaccine đầu tiên từ Ấn Độ, dự kiến sẽ tiêm cho các nhóm ưu tiên trong tháng 2. Nước này cũng đang đàm phán với Trung Quốc.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiệnTrước khi qua đời, Giáo hoàng Francis dùng hết tiền làm từ thiện
14:35:32 27/04/2025
Tổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phépTổng thống Mỹ bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
21:09:50 26/04/2025
Con trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - UkraineCon trai phó giám đốc CIA thiệt mạng trong chiến sự Nga - Ukraine
18:36:13 26/04/2025
Harvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục MỹHarvard kiện Chính quyền Tổng thống Trump: Toàn cảnh vụ kiện chấn động nền giáo dục Mỹ
19:52:43 26/04/2025
Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng FrancisTổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis
08:10:31 27/04/2025
Vatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàngVatican phá lệ với tổng thống Ukraine trong tang lễ Giáo hoàng
14:22:58 27/04/2025
Ukraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn KurskUkraine lên tiếng sau khi Nga tuyên bố giành lại hoàn toàn Kursk
20:55:05 26/04/2025
Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xaGoogle, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa
09:35:31 27/04/2025

Tin đang nóng

Vụ ma túy ở Quảng Ninh: Bạn gái kẻ trốn nã Bùi Đình Khánh bị khởi tốVụ ma túy ở Quảng Ninh: Bạn gái kẻ trốn nã Bùi Đình Khánh bị khởi tố
09:58:28 28/04/2025
Hàng trăm tấn dầu ăn, bột canh giả đã bán cho bếp ăn khu công nghiệpHàng trăm tấn dầu ăn, bột canh giả đã bán cho bếp ăn khu công nghiệp
10:01:59 28/04/2025
Bắt giữ 3 tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình trên biển Tây NamBắt giữ 3 tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình trên biển Tây Nam
08:25:10 28/04/2025
Đến Vạn Hạnh Mall ngay lúc này: 1 góc nhỏ nhân văn xuất hiện, khách hàng ai cũng thấy ấm lòngĐến Vạn Hạnh Mall ngay lúc này: 1 góc nhỏ nhân văn xuất hiện, khách hàng ai cũng thấy ấm lòng
07:08:19 28/04/2025
Bức ảnh khiến Trấn Thành bị "bão phẫn nộ"Bức ảnh khiến Trấn Thành bị "bão phẫn nộ"
07:40:52 28/04/2025
Sao Việt 28/4: Hoàng Thùy Linh tái hiện hình ảnh Mị, Trấn Thành bị vợ 'tố'Sao Việt 28/4: Hoàng Thùy Linh tái hiện hình ảnh Mị, Trấn Thành bị vợ 'tố'
07:43:51 28/04/2025
Showbiz Việt mấy ai khổ như mỹ nhân này: Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, bị chồng mắng đến phát khócShowbiz Việt mấy ai khổ như mỹ nhân này: Ngày nào cũng dậy từ 3h sáng, bị chồng mắng đến phát khóc
06:53:50 28/04/2025
Bản chất thật của Lâm Tâm Như: Có thanh thuần vô hại như vẻ bề ngoài?Bản chất thật của Lâm Tâm Như: Có thanh thuần vô hại như vẻ bề ngoài?
07:36:47 28/04/2025

Tin mới nhất

Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia

12:15:12 28/04/2025
Tuyên bố của ông Lavrov là lời khẳng định lập trường kiên quyết của Nga về quyền kiểm soát i nhà máy điện hạt nhân quan trọng này, đồng thời phủ nhận những đề xuất quốc tế liên quan đến việc chuyển giao quyền kiểm soát.
Động thái mới cho thấy Trung Quốc đặc biệt để tâm đến năng lượng hạt nhân

Động thái mới cho thấy Trung Quốc đặc biệt để tâm đến năng lượng hạt nhân

12:14:09 28/04/2025
Tại Trung Quốc, có 30 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng, chiếm gần một nửa tổng số toàn cầu. Đáng chú ý, vào cuối thập niên này, Trung Quốc dự kiến sẽ vượt Mỹ để trở thành nhà sản xuất năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới.
Triều Tiên lần đầu xác nhận đưa quân đến hỗ trợ Nga giành lại Kursk

Triều Tiên lần đầu xác nhận đưa quân đến hỗ trợ Nga giành lại Kursk

12:04:55 28/04/2025
Triều Tiên lần đầu xác nhận đã cử quân sang hỗ trợ Nga trong cuộc chiến với Ukraine theo lệnh của nhà lãnh đạo Kim Jong-un và có đóng góp quan trọng vào việc giúp Nga giành lại vùng biên giới Kursk.
Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

Nga tuyên bố thẳng thừng về số phận nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu

10:35:06 28/04/2025
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nga sẽ không chuyển quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia lớn nhất châu Âu ở Ukraine cho bất cứ bên nào.
Ukraine tiếp tục trận chiến Kursk, Nga dồn lực xóa sổ tàn quân

Ukraine tiếp tục trận chiến Kursk, Nga dồn lực xóa sổ tàn quân

10:31:48 28/04/2025
Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục các hoạt động phòng thủ tích cực tại tỉnh Kursk của Nga.
Báo Mỹ: Nhà Trắng sẽ đánh giá nhân viên về lòng trung thành với ông Trump

Báo Mỹ: Nhà Trắng sẽ đánh giá nhân viên về lòng trung thành với ông Trump

10:27:35 28/04/2025
Một cơ quan chính phủ Mỹ được cho sẽ bắt đầu đánh giá các nhân viên liên bang dựa trên mức độ trung thành với Tổng thống Donald Trump, theo báo Wall Street Journal (WSJ).
Nghị sĩ Ukraine: Ông Trump có thể trở thành "tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ"

Nghị sĩ Ukraine: Ông Trump có thể trở thành "tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ"

10:21:00 28/04/2025
Nhà làm luật Ukraine nói rằng ông Trump có cơ hội trở thành tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ nếu đứng về phía Ukraine.
Ukraine được đảm bảo "lằn ranh đỏ" trong thỏa thuận đất hiếm với Mỹ

Ukraine được đảm bảo "lằn ranh đỏ" trong thỏa thuận đất hiếm với Mỹ

10:07:23 28/04/2025
Trong chuyến thăm, Thủ tướng Shmyhal đã gặp Bộ trưởng Bessent và thỏa thuận song phương về khoáng sản là một chủ đề trọng tâm của các cuộc thảo luận.
Tên lửa NASAMS của Ukraine bắn hạ 11 tên lửa hành trình Nga trong chưa đầy 2 phút

Tên lửa NASAMS của Ukraine bắn hạ 11 tên lửa hành trình Nga trong chưa đầy 2 phút

08:40:05 28/04/2025
Hệ thống NASAMS, với tầm bắn tối đa 50 km tùy theo từng phiên bản, đặc biệt có giá trị đối với Ukraine vì nó sử dụng tên lửa đánh chặn AIM-120 AMRAAM - cùng loại tên lửa được dùng trong các nhiệm vụ không đối không trên các tiêm kích ph...
Hy vọng mới cho hoà bình ở Ukraine

Hy vọng mới cho hoà bình ở Ukraine

08:15:29 28/04/2025
Về phần mình, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã thông báo với đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff trong cuộc gặp hôm 25/4 rằng Nga sẵn sàng tiến hành đàm phán hòa bình với Ukraine mà không có điều kiện tiên quyết .
Anh tích hợp UAV vào chiến thuật hiện đại sau những bài học từ Ukraine

Anh tích hợp UAV vào chiến thuật hiện đại sau những bài học từ Ukraine

08:13:29 28/04/2025
Quân đội Anh đang tích hợp UAV FPV và xe trinh sát Ajax vào chiến thuật tác chiến, tạo ra mắt thần và nắm đấm thép trên chiến trường hiện đại.
Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?

Mark Zuckerberg cố tình kìm hãm sự phát triển của Instagram?

07:13:51 28/04/2025
Đồng sáng lập Instagram đã đưa ra những cáo buộc về cách Mark Zuckerberg đối xử với mạng xã hội hình ảnh này sau khi mua lại vào năm 2012.

Có thể bạn quan tâm

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Tin nổi bật

13:30:44 28/04/2025
Cơn lốc xoáy với sức tàn phá mạnh quét qua huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) làm nhiều cây xanh đổ ngã và 24 căn nhà bị sập, tốc mái.
Hot: G-Dragon lộ hint "yêu lại" mỹ nữ nóng bỏng nhất showbiz, còn ở chung nhà?

Hot: G-Dragon lộ hint "yêu lại" mỹ nữ nóng bỏng nhất showbiz, còn ở chung nhà?

Sao châu á

13:27:19 28/04/2025
Ngày 28/4, tờ KoreaBoo đưa tin nghi vấn G-Dragon đã âm thầm quay lại với nữ idol kiêm diễn viên Lee Joo Yeon (After School) gây xôn xao dư luận Hàn Quốc.
Nam diễn viên Việt nhận thù lao 100 cây vàng: Cuối đời điêu đứng vì 3 lần phá sản, ra đi đột ngột

Nam diễn viên Việt nhận thù lao 100 cây vàng: Cuối đời điêu đứng vì 3 lần phá sản, ra đi đột ngột

Sao việt

13:20:35 28/04/2025
Khoảng thời gian khó khăn đó, Chánh Tín phải lăn lộn đủ nghề để mưu sinh. Ông vừa đi hát phòng trà, bán quán nhậu vừa nhận phim để có tiền trang trải cuộc sống.
Ca khúc về người lính tạo 'cơn sốt' hút hơn 1 tỷ lượt xem

Ca khúc về người lính tạo 'cơn sốt' hút hơn 1 tỷ lượt xem

Nhạc việt

13:10:59 28/04/2025
Đạt hơn 1 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội, một ca khúc về người lính tạo nên cơn sốt , khiến dân mạng đồng loạt bắt trend thể hiện lòng yêu nước.
Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ

Thí sinh 'Tân binh toàn năng' bị Kay Trần, Tóc Tiên chấn chỉnh thái độ

Tv show

12:59:11 28/04/2025
29 thực tập sinh của Tân binh toàn năng bắt đầu bước vào kỳ sát hạch đầu tiên, trong số đó vài người bị kiểm điểm ngay lần đầu gặp gỡ.
Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm

Cha tôi, người ở lại - Tập 31: Mẹ lần đầu gọi điện cho Việt sau 20 năm

Phim việt

12:48:04 28/04/2025
Sau gần 20 năm, lần đầu tiên Quyên (Kiều Anh) gọi điện cho con trai, nhưng cuộc gọi ấy đã cứa thêm vào vết thương lòng của con.
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát

Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát

Pháp luật

12:11:41 28/04/2025
Các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Vĩnh Long đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ nổ súng bắn người xảy ra tại xã Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn), đồng thời thu giữ một khẩu súng tự chế (loại rulo).
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc

Trắc nghiệm

12:09:59 28/04/2025
Từ công việc đến tình cảm, các cung hoàng đạo sẽ có một tuần đầy thử thách và cơ hội...Tuần mới này, các cung hoàng đạo sẽ trải qua những biến động đáng chú ý
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm

Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm

Ôtô

11:58:24 28/04/2025
Ngược lại, nếu bạn thường xuyên đi đường dài, di chuyển trên cao tốc hoặc sống ở khu vực chưa có hệ thống bảo trì chuyên biệt cho xe hybrid, xe xăng truyền thống vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc.
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"

Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"

Sao âu mỹ

11:53:56 28/04/2025
Sau ngần ấy năm 1 tay che trời , cuối cùng ông trùm giải trí đã nhận bản án thích đáng cho những việc đã gây ra.
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại

Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại

Xe máy

11:51:41 28/04/2025
Yamaha tại Nhật Bản mới đây đã chính thức ra mắt sản phẩm mới cho năm 2025 của dòng tay ga phân khối lớn TMAX560.