Quốc gia Tây Phi đề nghị Liên Hợp Quốc rút “ngay” lực lượng gìn giữ hòa bình
Động thái của chính quyền quân sự lâm thời được xem là bước ngoặt lớn với quốc gia Tây Phi này.
Ông Abdoulaye Diop, Ngoại trưởng lâm thời của Mali, đề nghị Liên Hợp Quốc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi quốc gia Tây Phi này. Ảnh minh họa: Reuters
Theo hãng tin Reuters, chính quyền quân sự lâm thời Mali ngày 16/6 đã đề nghị MINUSMA, một lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, rời nước này “ngay lập tức”, dẫn lý do “khủng hoảng niềm tin” giữa chính quyền Mali và MINUSMA.
Động thái này đánh dấu bước ngoặt lớn với quốc gia Tây Phi này, vốn chật vật trong việc ngăn chặn một phong trào Hồi giáo nổi dậy bắt nguồn từ cuộc nổi dậy năm 2012. MINUSMA được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triển khai vào năm 2013 để hỗ trợ các nỗ lực trong nước và ngoài nước để khôi phục sự ổn định ở Mali.
Video đang HOT
Theo Reuters, nỗi thất vọng về tình trạng mất an ninh ngày càng tăng dẫn đến 2 cuộc đảo chính vào năm 2020 và 2021, đồng thời gây ra mối bất hòa giữa chính quyền quân sự lâm thời với MINUSMA và một số đồng minh quốc tế, bao gồm cả Pháp.
“Thật không may, MINUSMA dường như trở thành một phần của việc gây thêm căng thẳng giữa các cộng đồng”, ông Abdoulaye Diop, Ngoại trưởng lâm thời của Mali, nói.
“Tình hình này đang gây ra sự ngờ vực trong dân chúng Mali và cũng gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin giữa chính quyền Mali và MINUSMA. Vì vậy, chính phủ Mali đề nghị Liên Hợp Quốc rút lực lượng MINUSMA ngay lập tức”, ông Diop nói thêm.
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải thông qua nghị quyết gia hạn nhiệm vụ của MINUSMA trước ngày 30/6. Để được thông qua, nghị quyết này đòi hỏi ít nhất 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết của Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh hoặc Pháp.
Theo hãng tin Reuters, chính quyền quân sự Mali đã không còn “mặn mà” với các đồng minh phương Tây truyền thống và chuyển hướng sang Nga để được hỗ trợ tăng cường khả năng quân sự.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia ngày 16/6 nói với Hội đồng Bảo an rằng sứ mệnh gìn giữ hòa bình chỉ có thể thành công nếu “có sự phối hợp chặt chẽ với Mali và tôn trọng chủ quyền của nước chủ nhà”.
Khi được hỏi về tuyên bố của Ngoại trưởng Mali lâm thời ngày 16/6, đặc phái viên Liên Hợp Quốc ở Mali, El-Ghassim Wane, cho biết, quyết định về tương lai của MINUSMA tùy thuộc vào Hội đồng Bảo An.
“Các hoạt động gìn giữ hòa bình hoạt động trên cơ sở có sự đồng thuận của nước chủ nhà. Nếu không, hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình ở một quốc gia cụ thể sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể”, ông El-Ghassim nói.
Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực đã gia tăng ở Tây Phi kể từ năm 2015, với các vụ tấn công được cho là có liên quan tới al-Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở các quốc gia láng giềng của Mali. Hàng nghìn người đã thiệt mạng và hơn 6 triệu người phải sơ tán.
Mali đình chỉ tất cả hoạt động gìn giữ hòa bình mới của Liên hợp quốc
Mali tiến hành động thái trên chỉ 4 ngày sau khi bắt giữ 49 binh sĩ Côte d'Ivoire với cáo buộc là "lính đánh thuê" nhằm lật đổ chính quyền quân sự ở Mali.
Tuy nhiên, Côte d'Ivoire khẳng định đây là những binh sĩ thuộc Lực lượng Hỗ trợ Quốc gia (NSE), được triển khai sau khi LHQ cho phép các lực lượng gìn giữ hòa bình được sử dụng các nhà thầu bên ngoài cho nhiệm vụ hậu cần.
Lực lượng MINUSMA tuần tra tại khu vực Timbuktu, Mali. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/7, Mali thông báo nước này sẽ đình chỉ hoạt động luân chuyển của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (MINUSMA) vì lý do an ninh quốc gia. Động thái này thể hiện căng thẳng mới nhất trong quan hệ giữa chính quyền Mali và các đối tác quốc tế.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mali nói rõ "việc luân chuyển của MINUSMA đang bị đình chỉ", bao gồm cả những hoạt động đã được lên kế hoạch. Quyết định đình chỉ này sẽ được áp dụng cho đến khi có một cuộc họp được tổ chức để "tạo điều kiện cho việc phối hợp và điều chỉnh" hoạt động luân chuyển các nhân viên dự phòng.
Mali tiến hành động thái trên chỉ 4 ngày sau khi bắt giữ 49 binh sĩ Côte d'Ivoire với cáo buộc là "lính đánh thuê" nhằm lật đổ chính quyền quân sự ở Mali. Tuy nhiên, Côte d'Ivoire khẳng định đây là những binh sĩ thuộc Lực lượng Hỗ trợ Quốc gia (NSE), được triển khai sau khi LHQ cho phép các lực lượng gìn giữ hòa bình được sử dụng các nhà thầu bên ngoài cho nhiệm vụ hậu cần.
Hiện chưa rõ thời gian tiến hành đàm phán về việc luân chuyển MINUSMA, song phía Mali đã khẳng định sẽ "làm việc tích cực để tạo điều kiện thuận lợi" cho việc dỡ bỏ quyết định đình chỉ này. Mali coi đây là việc làm thiết yếu để đảm bảo MINUSMA thực hiện đúng nhiệm vụ của mình.
Về phần mình, MINUSMA ra tuyên bố cho biết phái bộ lưu ý về quyết định của Mali và sẵn sàng tham gia ngay các cuộc thảo luận. Tuyên bố cũng nhấn mạnh luân chuyển có vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả hoạt động của MINUSMA cũng như củng cố tinh thần của các nhân viên. Vì thế, phái bộ cho rằng cần nhanh chóng tiến hành mọi việc cần thiết để giải quyết vấn đề.
EU phản ứng về việc Hungary di chuyển đại sứ quán ở Israel đến Jerusalem EU ngày 3/3 cảnh báo Hungary về việc chuyển đại sứ quán của họ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem, sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin rằng một động thái như vậy có thể xảy ra vào đầu tháng tới. Thủ tướng Hungary Viktor Orbán (phải) và người đồng cấp Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: AFP Các bộ trưởng ngoại...