Quốc gia NATO triển khai hệ thống S-400 của Nga tới vùng biên
Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ triển khai các hệ thống phòng không S-400 của Nga tới biên giới nước này với Iraq vào cuối tháng 4.
Theo nhật báo Trkiye Gazetesi đưa tin hôm 10/4, động thái này là một phần trong chiến dịch lớn của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm chiến binh người Kurd bị Ankara xem là tổ chức khủng bố.
Hệ thống S-400 do Nga sản xuất được cho sẽ bảo vệ các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi những loại máy bay không người lái (UAV) tự sát mới nhất của PKK. Hoạt động phòng thủ chống lại UAV cũng được Thổ Nhĩ Kỳ coi là “ưu tiên đặc biệt” trong chiến dịch sắp tới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumf tại căn cứ quân sự bên ngoài thị trấn Gvardeysk gần Kaliningrad của Nga. Ảnh: Reuters
Song theo Trkiye Gazetesi, PKK được cho đã mua thêm tên lửa và UAV từ Pháp, Ấn Độ, Iran, và một số nước Đông Âu.
Video đang HOT
Ankara từng nhiều lần cân nhắc phát động một chiến dịch quy mô lớn chống lại PKK ở miền bắc Iraq trong những tháng qua. Vào giữa tháng 3, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết, “chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề ở biên giới với Iraq vào mùa hè này”. Vào thời điểm đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn nói về việc thiết lập “ hành lang an ninh dài 30 – 40km” dọc biên giới nước này với Iraq và Syria.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên NATO, mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga vào năm 2019 đã khiến quan hệ giữa Ankara và Washington trở nên căng thẳng. Thậm chí, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình mua bán tiêm kích F-35.
Hồi tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị khi đó là bà Victoria Nuland đã cáo buộc Ankara đe dọa an ninh NATO bằng việc mua hệ thống phòng không của Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 Triumf mà NATO gọi là SA-21 được thiết kế để tiêu diệt máy bay và tên lửa. Nga cho biết S-400 là đối thủ công nghệ của hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Giá của một hệ thống S-400 là 500 triệu USD.
Tổng thống Putin cân nhắc Trung Quốc cho chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/3 cho biết ông sẽ cân nhắc chọn Trung Quốc là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống mới sau khi tái đắc cử cuối tuần trước.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo tại Moskva sau khi kết quả bầu cử được công bố, ngày 18/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, một hãng tin nước ngoài đưa tin Tổng thống Putin sẽ tới Trung Quốc vào tháng 5 để hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Đây có thể là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu Điện Kremlin trong nhiệm kỳ tổng thống mới. Tổng thống Putin sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 7/5.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga TASS cho biết trong cuộc họp quốc hội ngày 19/3, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov đã đề xuất Tổng thống Putin chọn Bắc Kinh cho chuyến đi.
"Tôi hy vọng chuyến công du đầu tiên của ông sẽ đến phương Đông chứ không phải phương Tây. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đợi ông đến thăm...", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Zyuganov. Trong cuộc họp, Tổng thống Putin hứa hẹn sẽ xem xét chuyến đi.
Trong một tuyên bố mới nhất, Điện Kremlin cho biết thông tin về chuyến công du của Tổng thống Putin sẽ sớm được công bố.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phát biểu trước báo giới: "Ngay thời điểm này, chúng tôi đang chuẩn bị cho một số chuyến thăm và cuộc gặp cấp cao của tổng thống. Chúng tôi sẽ thông báo khi đến gần thời điểm triển khai".
Tháng 2/2022, trong chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Putin, Trung Quốc và Nga tuyên bố quan hệ đối tác không giới hạn.
Trong một vài năm trở lại đây, Trung Quốc tăng cường quan hệ thương mại và quân sự với Nga trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với cả hai nước, đặc biệt là Moskva liên quan đến chiến dịch quân dự đặc biệt tại Ukraine.
Ngày 17/3, Tổng thống Putin nói rằng Nga và Trung Quốc cùng chung quan điểm về các vấn đề toàn cầu và duy trì mối quan hệ bền vững một phần nhờ mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa ông với Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời lưu ý rằng sẽ cùng với Bắc Kinh phát triển quan hệ hơn nữa trong những năm tới.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Nga trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi quốc gia này dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa ngăn ngừa COVID-19 vào tháng 3 năm ngoái.
Hai nhà lãnh đạo thường xuyên ca ngợi tình bạn thân thiết và đã gặp nhau hơn 40 lần. Lần gần đây nhất là vào tháng 10/2023, khi Tổng thống Putin là khách mời danh dự tại hội nghị thượng đỉnh "Vành đai, Con đường" tổ chức tại Bắc Kinh.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, thương mại Trung Quốc-Nga đạt 218,2 tỷ USD trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2023, vượt mục tiêu tăng thương mại song phương lên hơn 200 tỷ USD mà hai nước đặt ra.
Theo thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Sun Weidong cho biết mối quan hệ song phương đang "ở mức tốt nhất trong lịch sử" khi gặp người đồng cấp Nga ở Moskva vào tháng trước.
Việt Nam và Croatia khai phá tiềm năng hợp tác lao động Ngày 14/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và Tham vấn chính trị giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Croatia, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Lao động, Hưu trí và Xã hội của Croatia, ông Ivan Vidis, nhằm trao đổi về tiềm năng hợp tác lao động giữa hai nước....