Quốc gia gần Triều Tiên khiến Mỹ phải điều thêm tàu sân bay?
Mỹ đang định điều thêm tàu sân bay đến châu Á – Thái Bình Dương, không hẳn để đối phó với Triều Tiên, mà có thể nhắm tới một đối thủ lớn hơn nhiều.
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ USS Ronald Reagan.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson phát biểu trên tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Nhật Bản rằng, Mỹ sẽ cần huy động thêm tàu chiến đến vùng biển Tây Thái Bình Dương.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đảm bảo rằng chúng tôi phải đáp ứng tất cả nhiệm vụ ở đây, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Có thể là điều gì đó được triển khai từ Hạm đội 3 hoặc tương tự để đáp ứng các yêu cầu này”, SCMP dẫn lời ông Richardson nói.
Đô đốc Mỹ không cho biết số lượng tàu chiến sẽ được huy động hay thời điểm các tàu này bổ sung đến khu vực.
Ngay sau khi thông điệp này được phát đi, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc bày tỏ quan điểm trái ngược.
Nhà phân tích quân sự Song Zhongping cho rằng, Mỹ muốn kiềm chế sức mạnh Trung Quốc chứ không phải vì tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
“Hải quân và không quân Trung Quốc sẽ đối mặt với thách thức chưa từng có nếu Mỹ tăng cường hiện diện quân sự. Lầu Năm Góc có thể huy động 4-6 tàu sân bay đến khu vực, ông Song nói.
Video đang HOT
Nhà phân tích quân sự Li Jie ở Bắc Kinh cũng đồng tình, cho rằng mục tiêu thực sự của Mỹ là nhằm vào Trung Quốc.
“Mỹ đang cảm thấy sức ép khi chứng kiến hải quân và không quân Trung Quốc tiến bộ không ngừng”, ông Li nhận định.
Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson.
Chuyên gia này giải thích, trong tình huống thông thường, Mỹ sẽ chỉ duy trì một nhóm tác chiến tàu sân bay trong khu vực, nhưng con số này phải tăng lên để đáp trả mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc.
“Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận ra rằng sức mạnh quân sự Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương hiện tại là không đủ để đối mặt với nhiều thách thức lớn”, ông Li nói.
Tuy vậy, ông Li nói việc Mỹ điều thêm tàu sân bay đến khu vực là điều không quá bất ngờ, vì Trung Quốc sẽ sớm có hai nhóm tác chiến tàu sân bay riêng, buộc Mỹ phải đáp trả tương xứng.
Bên cạnh đó, hải quân Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều sự cố đáng tiếc trong năm nay, bao gồm hai vụ tàu khu trục đâm tàu chở hàng khiến 17 thủy thủ thiệt mạng.
Cuối cùng, các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, sự hiện diện của hàng loạt tàu sân bay Mỹ trong khu vực cũng không ngăn được Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân.
Triều Tiên hiện sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm bắn lên tới 13.000km, trang bị nhiều đầu đạn hạt nhân, đủ sức đưa cả nước Mỹ vào tầm ngắm.
Theo Danviet
Trung Quốc chế vũ khí có 1-0-2 để bảo vệ hạm đội tàu sân bay
Các quan chức quân đội Trung Quốc đã tạo ra một loại vũ khí độc đáo nhưng rất hiệu quả để đối phó với kẻ thù lớn nhất của hạm đội tàu sân bay của Hải quân nước này đó là sứa biển.
Hạm đội tàu sân bay Trung Quốc có một kẻ thù đáng sợ,
Vũ khí mới để diệt kẻ thù đáng sợ của hạm đội tàu sân bay là máy cắt sứa, do các khoa học gia tại Viện nghiên cứu Đại dương và Khoa học thủy sản Liêu Ninh chế tạo sau khi phát hiện ra khắc tinh của tàu sân bay nước này chính là sứa biển.
Tờ South China Morning Post dẫn lời ông Tan Yehui, chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định sứa biển đặt ra mối đe dọa lớn đến hoạt động của hạm đội tàu sân bay nước này.
Đó chính là sứa biển.
Sứa khi kẹt lại bên trong hệ thống dẫn nước và hệ thống làm mát của tàu có thể khiến các động cơ của tàu sân bay nóng quá mức và dừng hoạt động.
Việc loại bỏ các bộ phận của sứa còn dính lại trong các đồng ống hoặc hệ thống lọc rất mất thời gian, có thể ngốn nhiều giờ, thậm chí là nhiều ngày.
Mặc dù tàu chiến hiện nay đã có trang bị hệ thống loại bỏ mối đe dọa từ loài sứa, nhưng nếu đi vào vùng biển đầy sứa thì vẫn là vấn đề lớn.
Hồi năm 2006, tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã tạm thời ngừng hoạt động sau khi di chuyển ngang qua một đàn sứa khổng lồ ở vùng biển ngoài khơi cảng Brisbane của Úc.
"Những gì đã xảy ra với tàu sân bay của Mỹ thì cũng có thể xảy ra với tàu sân bay của Trung Quốc", ông Tan bày tỏ lo ngại.
Một khi "tấn công", sứa có thể giăng thành những mảng lưới dài hàng trăm mét, bao vây con tàu. Nếu dùng thiết bị đang thử nghiệm, mảng lưới sứa khổng lồ sẽ bị cắt nhỏ để tàu hoạt động trôi chảy hơn.
Trung Quốc hiện có tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh trong biên chế và đầu năm nay vừa hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên ở xưởng đóng tàu Đại Liên. Việc chế tạo được "máy cắt sứa" càng có ý nghĩa khi Trung Quốc được cho là cũng đang đóng thêm 3 tàu sân bay.
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cũng cảnh báo, biện pháp này có thể gây hại cho môi trường, thậm chí gây nguy hiểm cho người tắm biển khi các mảnh sứa nhỏ trôi vào bờ. Ngoài ra, nếu cắt phải những con sứa đang mang trứng đã thụ tinh thì có thể sẽ giải phóng lượng trứng lớn ra biển và các mùa sau, sứa sẽ lại nhiều hơn.
Ngoài ra, phương pháp trên cũng được cho là không hiệu quả đối với những con sứa có kích thước nhỏ.
Theo Danviet
Nga chế tạo tàu sân bay như trong phim Mỹ? Thông tin về dự án triển vọng mới tàu sân bay biết bay siêu khủng của Nga thu hút sự quan tâm các chuyên gia cũng như phương tiện truyền thông. Nga và Mỹ là hai cường quốc dẫn đầu, họ đua nhau tạo ra nhiều loại vũ khí mới chưa từng có trên thế giới. Mô hình dự án tàu sân bay...