Quốc gia EU tiếp tục nhập khí đốt Nga
Bộ trưởng Thương mại Séc Jozef Sikela nói một số công ty của nước này bắt đầu nhập khẩu khí đốt từ Nga vào tháng 10.
Theo Bộ trưởng Thương mại Séc Jozef Sikela, các thương nhân ở nước này trước đó khuyến nghị Chính phủ Séc cho phép nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga.
“Trong tuần này, báo cáo hàng tháng của Cơ quan quản lý năng lượng Séc cho biết, một số công ty đã bắt đầu nhập khẩu khí đốt từ Nga vào tháng 10″, Bộ trưởng Jozef Sikela nói.
Giám đốc điều hành Gazprom nói nhiều nước EU tiếp tục mua khí đốt của Nga. (Ảnh: Global Look Press)
Ông Jozef Sikela cũng cho biết, Séc “không cần thiết phải nhập khí đốt của Nga”, đồng thời nhấn mạnh quốc gia này không gặp vấn đề gì trong việc tích lũy nguồn cung khí đốt cho mùa đông sắp tới.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Thương mại Séc, khí đốt tự nhiên của Nga chiếm 1,2% tổng lượng khí đốt cung cấp cho cả nước từ tháng 1 đến tháng 10.
Trước đó, ông Jozef Sikela tuyên bố Séc không nhập khẩu khí đốt từ Nga vào năm 2023 vì nước này đã đa dạng hóa nguồn cung. Ông cho hay, Séc đã mua khí đốt từ Na Uy và nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) bằng đường biển qua các cảng Tây Âu.
“Nguồn cung khí đốt của Nga cho EU đang là mục tiêu của các lệnh trừng phạt. Một số quốc gia hiện không thể thiếu nguồn cung khí đốt Nga”, ông Jozef Sikela cho hay, nhấn mạnh Séc đã cố gắng ” loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga”.
Nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Trinity – Lukas Kovanda cho rằng 40% khí đốt cung cấp cho Séc có nguồn gốc từ Nga và được vận chuyển qua cửa khẩu Lanzhot, biên giới với Slovakia.
Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1, Giám đốc điều hành Gazprom Aleksey Miller cũng cho biết, một số quốc gia EU, trước đây khẳng định ngừng hoàn toàn việc mua khí đốt của Nga, trên thực tế hiện vẫn đang nhận nguồn cung cấp nhiên liệu từ Moskva.
Năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường EU bắt đầu giảm do đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc” bị phá hoại và một số quốc gia thành viên EU từ chối thanh toán việc nhập khẩu nhiên liệu từ Nga bằng đồng rúp, trong đó có Hà Lan, Đan Mạch, Bulgaria và Phần Lan.
Đáp lại các lệnh trừng phạt của EU, Moskva yêu cầu các nước ủng hộ chiến dịch trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga phải thanh toán tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp thay vì USD hoặc euro.
Nguy cơ giá khí đốt tăng ở quốc gia trung tâm châu Âu
Theo đánh giá của Giám đốc công ty nghiên cứu năng lượng Nomisma của Italy, Davide Tabarelli, sự phụ thuộc của Italy vào khí đốt tự nhiên có nghĩa là giá khí đốt có thể tăng mạnh trong trường hợp mùa đông sắp tới khắc nghiệt, bất kể lượng khí đốt dự trữ của nước này đang ở mức tối đa.
Nhà máy khí đốt của tập đoàn năng lượng Eni ở Marina di Ravenna, Italy. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Tabarelli cho biết, giống như nhiều nước khác ở châu Âu, Italy gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khí đốt để cung cấp khoảng 50% sản lượng điện toàn quốc. Trong bối cảnh một mùa đông khắc nghiệt sắp diễn ra, dẫn đến nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao, có thể xuất hiện tình trạng thiếu hụt khí đốt vào tháng 2-3/2024, nếu kho dự trữ khí đốt của nước này cạn kiệt.
Ông Diego Pellegrino, nhà giao dịch và Giám đốc điều hành của Eroga Energia cho biết: "Các kho dự trữ khí đốt đã đầy, nhưng điều này không có nghĩa là đảm bảo được an ninh năng lượng. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 2/2024, nếu dòng khí đốt hóa lỏng (LNG) vẫn giữ nguyên như hiện nay, vì lượng dự trữ có thể giảm xuống 0 trước cuối tháng 2".
Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục hồi năm 2022 sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra, dẫn đến nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu bị cắt giảm mạnh.
Tại Italy, giá khí đốt theo hợp đồng PSV giao trước hàng tháng đạt đỉnh gần 338 euro (khoảng 369 USD)/MWh (megawatt giờ) vào cuối tháng 8/2022. Tuy nhiên, giá hợp đồng hàng tháng hiện đang giao dịch quanh mức 46,75 euro/MWh, chủ yếu nhờ mùa thu tương đối ôn hòa và nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm duy trì mức dự trữ cao trước mùa đông và tìm giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga.
Theo dữ liệu tổng hợp từ Cơ sở Hạ tầng Khí châu Âu (GIE), một hiệp hội tập hợp các nhà khai thác cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu, lượng khí đốt trong kho trên khắp EU hiện đang đạt kỷ lục. Mức tồn kho hiện cao hơn tương đương 20% so với mức trung bình của 10 năm liên tiếp.
Trong khi đó, theo các nhà khoa học khí hậu châu Âu, năm 2023 đang có dấu hiệu ấm nhất trong lịch sử sau khi mức nhiệt độ cao phá kỷ lục vào tháng 10 vừa qua.
Tuy nhiên, ông Armaroli dự đoán sẽ có "sự biến động lớn và giá có thể rất cao" trong quý đầu tiên của năm 2024 - nếu mùa đông lạnh giá khắc nghiệt thúc đẩy nhu cầu và làm cạn kiệt kho dự trữ. Ông nói: "Việc giá tăng gấp đôi so với những năm trước chiến tranh là điều có thể xảy ra lần nữa".
Thông thường trong mùa đông, kho dự trữ khí đốt của Italy chỉ có thể cung cấp một nửa nguồn cung cấp và 50% còn lại được cung cấp từ nguồn nhập khẩu.
EU chịu áp lực phải 'vá lỗ hổng' khí đốt của Nga Một số nước EU lo ngại rằng việc điều chỉnh chương trình mua khí đốt chung được thiết kế để hạn chế phụ thuộc vào Nga có thể sẽ cho phép chúng đi vào "qua cửa sau". EU chưa trừng phạt khí đốt của Nga nhưng đã đặt mục tiêu cho khối là giảm dần nhập khẩu từ Moskva vào năm 2027. Ảnh:...