Quốc gia Đông Nam Á có số người nhiễm Covid-19 vượt 1.000, quân đội sắp vào cuộc
Nhiều biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan đã được chính phủ thực hiện nhưng số ca nhiễm mới và tử vong vì virus vẫn tăng mạnh trong ngày, đưa tổng số trường hợp nhiễm Covid-19 tại quốc gia Đông Nam Á này vượt mốc 1.000.
Ngày 21.3, Malaysia ghi nhận thêm 153 ca nhiễm mới Covid-19, đưa tổng số ca nhiễm tại nước này lên 1.183 người, trong đó, có 8 ca tử vong. Malaysia là quốc gia Đông Nam Á có số ca nhiễm Coivd-19 nhiều nhất, nước này cũng đã phong tỏa toàn quốc như một biện pháp mạnh mẽ nhằm ngặn chặn dịch bệnh lây lan.
Số người nhiễm mới và tử vong vì Covid-19 tại Malaysia hầu hết đều có liên quan đến sự kiện tôn giáo với hơn 16.000 tham gia tại thủ đô Kuala Lumpur hồi đầu tháng.
Tổng Giám đốc Y tế thuộc Bộ Y tế Malaysia – ông Noor Hisham Abdullah, cho biết 3 trong số 5 trường hợp tử vong vì Covid-19 được ghi nhận trong ngày 21.3 đều có liên hệ tới sự kiện tôn giáo nói trên.
Đến nay, Đông Nam Á đã có khoảng 750 ca nhiễm Covid-19 xuất phát từ sự kiện tôn giáo tại Malaysia.
Cảnh sát Malaysia kiểm tra các phương tiện trên đường trong dịch Covid-19 (ảnh: SCMP)
Ông Noor Hisham Abdullah cho biết, đã có 24 nhân viên y tế tại Malaysia dương tính với Covid-19, 2 người trong số này đang có tình trạng sức chuyển biến xấu.
Đáng lưu ý, tất cả 24 nhân viên y tế nhiễm Covid-19 không xuất phát từ việc chăm sóc cho bệnh nhân mà đều có liên quan đến sự kiện tôn giáo ở Kuala Lumpur.
Ông Noor Hisham Abdullah cho biết, các bệnh viện được chỉ định để điều trị Covid-19 tại Malaysia đang cần thêm ít nhất 500 máy thở và dự đoán rằng, sẽ có nhiều trường hợp nhiễm virus hơn trong những tuần sắp tới.
“Nếu thất bại trong việc ngăn chặn dịch bệnh, chúng ta có thể phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba. Nó sẽ ập đến như sóng thần nếu chúng ta không hành động quyết đoán”, ông Noor Hisham nói.
Người dân Malaysia lo tích trữ hàng trước khi phong tỏa cả nước (ảnh: SCMP)
Video đang HOT
Quân đội Malaysia cũng chuẩn bị được triển khai để hỗ trợ thực hiện nghiêm lệnh phong tỏa của chính phủ.
Tổng tư lệnh quân đội Malaysia – ông Affendi Buang, cho biết, quân đội không được phép dùng vũ lực với người dân mà chỉ xuất hiện nhằm hỗ trợ cảnh sát duy trì trật tự và bảo đảm thực hiện các lệnh hạn chế của chính phủ nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Trong đoạn clip đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Malaysia, có một người kêu gọi những người khác nên ở nguyên trong nhà nếu không sẽ bị quân đội ngăn cản bằng vũ lực, ông Affendi Buang kiên quyết phủ nhận thông tin này.
“Tôi đề nghị người dân nên ngừng lan truyền đoạn clip nói trên ngay lập tức vì nó sai sự thật và có thể gây hoang mang cho mọi người”, ông Affendi Buang phát biểu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Người Việt ở Malaysia phong tỏa vì Covid-19: Bình tĩnh, gia đình 'không hối về nước'
Anh Nguyễn Nhất Duy (29 tuổi) làm việc tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia chưa tới 6 tháng đã gặp khó khăn vì dịch Covid-19 đang bùng phát. Gia đình anh hiện đang ở Phan Thiết động viên anh mỗi ngày và không hối anh về nước.
Anh Nguyễn Nhất Duy những ngày mới qua Malaysia Ảnh: NVCC
Gia đình ở 2 vùng dịch, động viên nhau mỗi ngày
Malaysia đã có lệnh cấm tụ tập đông người như các sự kiện tôn giáo, thể thao, văn hóa... Đồng thời bộ các trường học, địa điểm cầu nguyện và cơ sở kinh doanh sẽ phải đóng cửa, chỉ trừ siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi.
Rất nhiều người Việt Nam sống và làm việc ở Malaysia tỏ ra lo lắng nhưng vẫn phải bình tĩnh đối mặt.
Nhiều người dân Malaysia vẫn ra đường nhưng chủ yếu di chuyển bằng ô tô cá nhân Ảnh: Nguyễn Nhất Duy
Trước tình hình đó anh Nguyễn Nhất Duy (đang làm việc tại thủ đô Kuala Lumpur) khá lo khi gia đình ở Việt Nam và bản thân anh ở Malaysia đều ở trong vùng có dịch Covid-19.
"Mình quê ở Phan Thiết, Bình Thuận. Trước đây mình làm việc ở TP.HCM nhưng mình vừa chuyển qua Malaysia để làm việc chưa đến 6 tháng. Hiện tại mình đang làm cho một công ty về thương mại điện tử ở đây", anh Duy cho hay.
Gia đình anh Duy Ảnh: NVCC
Nhiều người dân đến Mid Valley Megamall (Kuala Lumpur, Malaysia) mua đồ dự trữ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này Ảnh: Nguyễn Nhất Duy
"Người nhà mình thì hay điện qua hỏi thăm tình hình, xem hôm nay mình đi làm bằng tàu thì thế nào, rồi dặn dò mình, cập nhật tình hình bệnh nhân thứ 34 ở Việt Nam cho mình hiểu và yên tâm. Lo lắng nhưng gia đình mình cũng không hối về nước vì về nhà bây giờ cũng là vùng có dịch. Nên hai bên chỉ biết liên lạc hỏi thăm nhau thôi", anh nói.
Anh Duy cho biết thêm tình hình đường phố Malaysia vắng hơn ngày thường nhưng người dân vẫn đi lại vì đa phần ở đây họ di chuyển bằng ô tô. Các phương tiện công cộng vẫn hoạt động nhưng ít người sử dụng hơn.
Anh Duy hạn chế ra khỏi nhà thời gian này khi các ca nhiễm tăng nhiều đồng thời anh sẽ làm việc ở nhà, mua đồ ăn giao tận nhà.
Hiện tại, một số công ty ở Malaysia vẫn đi làm bình thường nhưng từ ngày 18.3 thì hầu hết các công ty sẽ tổ chức làm việc tại nhà, công ty của anh Duy không nằm ngoài số đó. Vì thay đổi cách làm việc nên việc sắp xếp thời gian, điều chỉnh công việc của các nhân viên như anh Duy sẽ gặp một vài khó khăn.
Vẫn phải bình tĩnh
Đường phố Malaysia vắng vẻ hơn ngày thường rất nhiều tuy nhiên cũng như nhiều quốc gia khác, các siêu thị lại đông đúc vì người dân tới mua đồ tích trữ khi dịch bùng phát.
Đường ra ga tàu Abdullah Hukum (thuộc Malaysia) vắng vẻ trong những ngày dịch Covid-19 bùng phát Ảnh: Nguyễn Nhất Duy
Anh Nhất Duy cho biết: "Ban đầu, mình không quá lo lắng vì các ca nhiễm không tăng cao nhưng sau này khi mà mình thấy các ca nhiễm tăng nhiều thì bắt đầu suy nghĩ. Bộ Y tế cũng đã gửi tin nhắn thông báo tình hình cho người dân. Tuy nhiên, bản thân mình không sợ hãi mà mình đọc thông tin nên cũng biết cách bảo vệ bản thân từ những nguồn chính thống của chính phủ, những tờ báo tin cậy hoặc từ WHO".
Cũng như người dân Việt Nam, anh Duy trang bị kỹ cho mình đồ xịt khử trùng, khẩu trang. Anh không tích trữ đồ ăn 1 - 2 tuần mà chỉ mua một ít để ăn 2, 3 ngày.
Chia sẻ với Thanh Niên về tình hình phòng dịch bệnh bên đó, anh Duy nói: "Khẩu trang ở đây giá không tăng mạnh, chỉ hơi khó mua. Ban đầu dễ mua nhưng khi chính phủ thông báo số ca nhiễm tăng nhiều thì bắt đầu khan hiếm. Ngày thường mình dùng khẩu trang y tế, giờ hết thì dùng khẩu trang vải. May mắn công ty có cung cấp nước rửa tay, các tòa nhà, siêu thị cũng chuẩn bị sẵn".
Anh Duy cho rằng những nơi anh tiếp xúc, ý thức của người dân rất cao, mọi người đều đeo khẩu trang, dùng nước rửa tay.
Số ca nhiễm Covid-19 mới ở Malaysia tăng nhanh. Tối 16.3, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin thông báo sẽ áp đặt quy định hạn chế đi lại trên toàn quốc để chống dịch. Người dân Malaysia bị cấm đi ra nước ngoài trong khi du khách nước ngoài cũng bị hạn chế nhập cảnh.
Tính đến sáng 18.3, Malaysia có 673 ca nhiễm Covid-19, 2 ca tử vong.
Theo thanhnien.vn
Cảnh sát đang tìm kiếm 164 du học sinh Việt Nam "mất tích" tại Hàn Quốc Cảnh sát đang tìm kiếm 164 du học sinh Việt Nam học tại Viện Ngôn ngữ thuộc ĐH Quốc gia Incheon sau khi họ được cho là "mất tích" 15 ngày. ĐH Quốc gia Incheon. Theo luật quy định, các trường ĐH phải báo cáo du học sinhbỏ học sau 15 ngày, hôm nay (10/12) nhà trường đã báo sự việc với cảnh...