Quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine viêm màng não mới
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 12/4 cho biết Nigeria đã trở thành “quốc gia đầu tiên trên thế giới” đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine “mang tính cách mạng” mới chống lại bệnh viêm màng não.
Nigeria đã trở thành “quốc gia đầu tiên trên thế giới” đưa vào sử dụng Men5CV. Ảnh: WHO
Thông cáo báo chí của WHO dẫn lời Tổng Giám đốc của tổ chức này, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rõ vaccine mới có thể làm thay đổi diễn biến của căn bệnh nguy hiểm vốn được coi là kẻ thù truyền kiếp. Nó có thể ngăn chặn những đợt bùng phát mới và cứu sống nhiều người. Cũng theo ông Ghebreyesus, việc Nigeria đưa vào sử dụng vaccine Men5CV sẽ giúp con người tiến gần hơn tới mục tiêu loại bỏ bệnh viêm màng não vào năm 2030.
Theo WHO, vaccine Men5CV cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ trước 5 chủng vi khuẩn viêm màng não mô cầu chính là A, C, W, Y và X chỉ trong một lần tiêm. Men5CV có khả năng bảo vệ rộng hơn so với các loại vaccine hiện hành đang được sử dụng ở phần lớn các nước châu Phi, vốn chỉ có hiệu quả chống lại chủng A.
Video đang HOT
Trên thực tế, các chuyên gia của WHO đã bật đèn xanh cho loại vaccine này từ năm ngoái. WHO đánh giá viêm màng não do vi khuẩn là dạng bệnh nguy hiểm phổ biến nhất. Bệnh sinh ra khi một số loài vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống. Trong năm ngoái, số ca viêm màng não được báo cáo ở châu Phi tăng 50% và căn bệnh này có nguy cơ xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt tại khu vực cận Sahara, nơi được mệnh danh là “vành đai viêm màng não châu Phi”.
Là một trong 26 quốc gia ở châu Phi có tỷ lệ nhiễm bệnh viêm màng não cao, Nigeria đã được liên minh vaccine Gavi tài trợ cho chương trình tiêm chủng vaccine Men5CV diễn ra từ ngày 25-28/3 trên toàn quốc.
Bước đầu, chương trình đã tiếp cận được hơn một triệu người từ 1-29 tuổi. Chương trình được tiến hành sau đợt bùng khiến 153 người tử vong từ ngày 1/10/2023 đến ngày 11/3/2024.
Giáo sư Muhammad Ali Pate thuộc Bộ Y tế Nigeria cho biết khu vực miền Bắc nước này, đặc biệt là các bang Jigawa, Bauchi và Yobe, bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt bùng phát bệnh viêm màng não vừa qua. Vaccine Men5CV đã cung cấp cho các nhân viên y tế một công cụ mới để ngăn chặn dịch bệnh. Trong khi đó, Giám đốc chương trình Gavi, bà Aurélia Nguyen, cho biết chương trình tiêm chủng vaccine Men5CV ở Nigeria đã đánh dấu sự khởi đầu của Gavi và với nguồn hỗ trợ cần thiết của nhà tài trợ trong 5 năm tiếp theo, Gavi sẽ có thể triển khai tiêm Men5CV ở các quốc gia khác cũng có rủi ro cao.
WHO: châu Mỹ đứng trước nguy cơ dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng
Ngày 28/3 (giờ châu Mỹ), Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) - chi nhánh châu lục của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia châu Mỹ có thể phải đối mặt trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất trong lịch sử sau khi ghi nhận số ca mắc căn bệnh chết người này trong Quý 1 năm 2024 cao gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái.
Phun thuốc diệt muỗi nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh sốt xuất huyết tại Buenos Aires, Argentina. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh dẫn thông báo cùng ngày của PAHO cho biết theo số liệu thống kê mới nhất, số ca mắc sốt xuất huyết tại khu vực châu Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2024 lên tới 3.5 triệu trường hợp, bao gồm 1.000 người tử vong, cao gấp 300% so với cùng kỳ năm 2023.
Tổ chức chức châu lục này chỉ rõ tại khu vực, Brazil là quốc gia chứng kiến nhiều ca nhất, chiếm tới hơn 50%, tiếp đến là 2 quốc gia láng giềng cùng thuộc khu vực Nam Mỹ là Argentina và Paraquay.
Trong khi đó, Costa Rica, Guatemala, Mexico, Paraguay và Peru được xếp vào những quốc gia có nguy cơ cao.
Trong thông báo, Giám đốc PAHO Jarbas Barbosa đánh giá với tốc độ gia tăng chưa từng có của số ca mắc trong 3 tháng đầu năm, châu Mỹ đang đối mặt trước nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết nghiêm trọng nhất trong lịch sử của châu lục gồm 35 quốc gia và hơn 1 tỷ dân này.
Lý giải về tốc độ gia tăng ca sốt xuất huyết tại khu vực châu Mỹ, các chuyên gia PAHO cho biết tác động ngày càng gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu gây ra khiến muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết di chuyển tới những khu vực mới mà trước đây chúng chưa từng sinh sống, trong đó bao gồm cả những khu vực phi nhiệt đới như Nam Mỹ hay châu Âu.
Tháng 2 vừa rồi, Brazil trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa vaccine phòng chống sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng quốc gia, trong khi một số quốc gia khác trong khu vực hiện cũng đang có kế hoạch tương tự nhằm đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm hoành hành tại khu vực này trong hàng thập kỷ qua.
Số ca mắc mới COVID-19 ở Australia tăng trở lại Theo báo cáo của Bộ Y tế Australia, số ca mắc COVID-19 ở tất cả các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã tăng lên trong thời gian gần đây. Các chuyên gia y tế Australia cho rằng đây là dấu hiệu đánh dấu khởi đầu một làn sóng lây nhiễm mới. Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho...