Số ca mắc mới COVID-19 ở Australia tăng trở lại
Theo báo cáo của Bộ Y tế Australia, số ca mắc COVID-19 ở tất cả các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã tăng lên trong thời gian gần đây.
Các chuyên gia y tế Australia cho rằng đây là dấu hiệu đánh dấu khởi đầu một làn sóng lây nhiễm mới.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Dubbo, Australia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn số liệu của Bộ Y tế Australia cho thấy mức độ lây lan của COVID-19 đang tăng dần kể từ giữa tháng 8 đến nay. Theo thống kê hằng tuần của bộ trên, tính đến ngày 24/10, Australia đã ghi nhận 6.550 trường hợp mắc COVID-19, tương đương với mức tăng 23,6% trên toàn quốc – có nghĩa là trung bình mỗi ngày Australia có 936 ca mắc COVID-19. Cũng trong khoảng thời gian này, số ca nhập viện vì COVID-19 đã tăng lên 1.245 ca, tăng trung bình 17,5%, trong đó có 31 trường hợp cần được chăm sóc đặc biệt.
Video đang HOT
Giáo sư Adrian Esterman, Chủ tịch bộ phận thống kê sinh học và dịch tễ học tại Đại học Nam Australia, nhận định con số thực tế có thể cao hơn nhiều do hiện nay có ít hoạt động xét nghiệm và mọi người ít báo cáo các ca mắc COVID-19 hơn. Ông nhấn mạnh tỷ lệ các trường hợp phải nhập viện vì COVID-19 hiện cao gấp khoảng 4 lần so với hồi tháng 1 năm nay. Giáo sư Esterman nêu rõ biến thể chủ đạo ở Australia nhiều khả năng là EG.5.1, hay còn gọi là Eris, dòng phụ của biến thể Omicron. Eris cũng tương tự như những biến thể khác của Omicron và cũng có khả năng lây nhiễm cao.
Ông Paul Griffin, bác sĩ bệnh truyền nhiễm và nhà vi trùng học lâm sàng, cho biết tình hình hiện nay được mô tả như là làn sóng COVID-19 thứ 8 ở Australia. Theo ông, cường độ của những làn sóng COVID-19 ngày càng giảm bớt, nhưng số ca nhiễm dường như đang tăng lên, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Trong một tuyên bố, Ủy ban Bảo vệ Sức khỏe Australia (AHPPC) nhận định những thay đổi về dữ liệu hằng tuần không “không thể hiện xu hướng rõ ràng” và tần suất các báo cáo ghi nhận COVID-19 giảm bớt sẽ giúp mang lại những “đánh giá có ý nghĩa hơn” về sự lây truyền và tác động của dịch bệnh theo thời gian.
Trước đó, ngày 20/10, Giám đốc Y tế của Bộ Y tế Australia tuyên bố COVID-19 không còn là “Bệnh truyền nhiễm mang tầm nghiêm trọng quốc gia” (CDINS) sau khi mùa Đông kết thúc.
Hiện nay, Chính phủ Australia đã bãi bỏ quy định bắt buộc người lao động phải tiêm vaccine ngừa COVID-19, song các chuyên gia Bộ Y tế nước này vẫn khuyến nghị tiêm vaccine. Tháng 10, Cơ quan Quản lý Sản phẩm Trị liệu (TGA) của Australia đã tạm thời phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 đơn trị mới nhưng quá trình đánh giá thêm vẫn đang diễn ra.
Hàn Quốc sẽ triển khai thêm đợt tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc (MOHW) Cho Kyoo-hong ngày 22/3 cho biết nước này sẽ triển khai thêm một đợt tiêm miễn phí vaccine ngừa COVID-19 cho toàn dân trong quý IV năm nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp với Ủy ban phòng chống tai nạn và quản lý an toàn trung ương Hàn Quốc liên quan đến đại dịch COVID-19, Bộ trưởng Cho Kyoo-hong nhấn mạnh rằng để có thể duy trì tình hình phòng dịch ổn định và đẩy nhanh tốc độ khôi phục đời sống thường nhật, việc bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm COVID-19 là "quan trọng hơn bao giờ hết". Đây cũng chính là lý do Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ tiến hành thêm một đợt tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 trong quý IV tới.
Trong khi đó, theo Giám đốc Cơ quan quản lý và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) Jee Young-mee, thời điểm tiêm phòng là từ tháng 10 đến tháng 11/2023, khoảng thời gian có nguy cơ gia tăng các bệnh về đường hô hấp trong mùa Đông, và toàn bộ người dân ở Hàn Quốc sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 miễn phí. Đặc biệt, các đối tượng gồm người trên 65 tuổi, người làm việc tại những cơ sở dễ lây nhiễm, người bị suy giảm miễn dịch sẽ được khuyến nghị tích cực tham gia tiêm chủng. Riêng đối tượng là người suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nhân ung thư đang hóa trị liệu sẽ được tiêm phòng 2 lần/năm (thực hiện vào quý II và quý IV) do có xét đến thời gian kháng thể tồn tại trong cơ thể những đối tượng này là khá ngắn. KDCA cũng đã thống nhất sẽ chọn vaccine phù hợp nhất với thời điểm triển khai tiêm phòng.
Cũng theo Bộ trưởng Cho Kyoo-hong, trong 2 năm qua tại Hàn Quốc có hơn 143.000 người tránh được nguy cơ tử vong nhờ ý thức tham gia tiêm phòng tích cực của toàn thể người dân. Ông Cho Kyoo-hong một lần nữa kêu gọi người dân tiếp tục đi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Ông cho biết thêm mặc dù đợt tiêm chủng bổ sung vào mùa Đông bằng vaccine cải tiến của Chính phủ Hàn Quốc (được tiến hành từ tháng 10/2022) sẽ kết thúc vào ngày 8/4 tới, song nếu người dân có nguyện vọng vẫn có thể đến tiêm phòng miễn phí tại hơn 5.000 cơ sở y tế trên toàn quốc.
Số liệu thống kê do KDCA công bố ngày 23/3 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Hàn Quốc đã giảm xuống dưới 12.000 ca do tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 đã chậm lại trong nhiều tháng qua. Quốc gia này đã ghi nhận thêm 11.400 ca mắc (giảm mạnh so với 13.081 ca của ngày 22/3), trong đó có 21 trường hợp từ nước ngoài, nâng tổng số ca mắc lên 30.739.457 ca.
Tuy nhiên, số ca mắc mới vẫn tăng nhẹ so với mức 9.932 ca/ngày của 1 tuần trước và 10.885 ca/ngày của 2 tuần trước. Cũng theo KDCA, tại Hàn Quốc có thêm 14 trường hợp tử vong do mắc COVID-19, nâng tổng số người không qua khỏi lên 34.201 người, trong khi số bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch là 133 người, tăng so với 131 người được ghi nhận một ngày trước đó.
Cuba đánh giá kết quả phòng chống COVID-19 sau 1 năm không ghi nhận ca tử vong nào Phóng viên TTXVN tại La Habana dẫn báo cáo của Bộ Y tế Cuba cho biết ngày 20/8 đánh dấu một năm không ghi nhận ca tử vong nào do dịch COVID-19 ở nước này. Cảnh sát phong tỏa một khu dân cư sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 tại La Habana, Cuba. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Báo cáo nêu rõ kể...