Quốc gia đầu tiên phản đối TQ trong tranh chấp Trung-Ấn
Nhật Bản ngày 17.8 đã lên tiếng thể hiện lập trưởng ủng hộ Ấn Độ và phản đối mọi hành động thay đổi hiện trạng khu vực biên giới tranh chấp.
Đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ Kenji Hiramatsu.
Theo trang NDTV (Ấn Độ), đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ, Kenji Hiramatsu đã lên tiếng khẳng định lập trường của Tokyo trong vấn đề tranh chấp biên giới Trung-Ấn.
Tuyên bố của ông Hiramatsu được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với lời kêu gọi các bên đối thoại của Mỹ.
“Chúng tôi biết rằng tranh chấp Trung-Ấn ở Doklam đã kéo dài hơn 2 tháng qua. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của cả khu vực, chúng tôi đang quan sát tình hình một cách kỹ lưỡng”, ông Hiramatsu nói.
“Chúng tôi cũng hiểu rằng Ấn Độ có hiệp ước với Bhutan, đó là lý do New Delhi đưa quân đến khu vực tranh chấp”.
Trong tuyên bố ngày 17.8, đại sứ Nhật Bản tại Ấn Độ khẳng định lập trường không ủng hộ Trung Quốc: “Điều quan trọng là tất cả các bên liên quan không được cố gắng làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực và giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình”.
Video đang HOT
Đại sứ Hiramatsu bày tỏ sự ủng hộ với lập trường theo đuổi giải pháp tháo gỡ căng thẳng thông qua đàm phán của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi.
Tuyên bố của đại sứ Nhật Bản Hiramatsu được đưa ra một tháng trước chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản được giới quan sát đánh giá là cường quốc đầu tiên thể hiện lập trường ủng hộ Ấn Độ.
Tranh chấp biên giới Trung-Ấn nổ ra kể từ tháng 6, khi Ấn Độ đưa quân đến ngăn Trung Quốc xây đường sá ở cao nguyên Doklam. New Delhi nói đây là hành động đe dọa an ninh, làm thay đổi hiện trạng khu vực ngã ba Ấn Độ, Trung Quốc, Bhutan.
Ấn Độ đề nghị hai bên đều rút quân và cùng ngồi vào bàn đàm phán. Trung Quốc bác bỏ đề nghị này và nói chỉ đàm phán nếu Ấn Độ rút binh sĩ vô điều kiện.
Đầu tuần này, phía Mỹ cũng kêu gọi Ấn Độ và Trung Quốc đàm phán trực tiếp để giải quyết căng thẳng.
Theo danviet
1.000 lính áp sát Ấn Độ, báo TQ đếm ngược chiến tranh
Báo Trung Quốc ngày 9.8 đăng tải bài xã luận kêu gọi Ấn Độ rút quân khỏi khu vực tranh chấp trên cao nguyên Doklam trước khi quá muộn.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Theo Times of India, Trung Quốc Nhật báo (China Daily), tờ báo nhà nước Trung Quốc ngày 9.8 đã đăng tải bài xã luận kêu gọi Ấn Độ rút quân.
"Ấn Độ sẽ chỉ còn biết tự trách mình nếu cương quyết không rút quân", Trung Quốc Nhật báo viết. "Thời gian đếm ngược chiến tranh giữa quân đội hai nước đã bắt đầu. Mỗi giây trôi qua càng khiến tranh chấp dẫn đến kết cục không thể tránh khỏi".
"Tuần thứ 7 trong tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã đến, khe cửa hẹp cho giải pháp hòa bình đang đóng lại", báo Trung Quốc viết. "Bất kỳ ai có mắt để nhìn và tai để nghe đều hiểu thông điệp này. Nhưng New Delhi vẫn không chịu rút quân khỏi khu vực".
Nguồn tin giấu tên trên tờ Indian Express cho biết, quân đội Trung Quốc đã dựng 80 lều trại cho khoảng 800-1.000 binh sĩ tiến sát đến biên giới hai nước ở Sikkim.
Con số này tương đương với một tiểu đoàn bộ binh. Quan chức quân đội Ấn Độ từ chối bình luận về thông tin này.
Trong diễn biến liên quan, quân đội Ấn Độ đã đẩy nhanh chiến dịch huấn luyện kéo dài 2 tuần cho các binh sĩ làm quen với địa hình họ sẽ tham gia tác chiến.
Khu vực Sikkim hiện đang làm điểm nóng trong căng thẳng biên giới Trung-Ấn.
Chiến dịch này ban đầu được ấn định vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 nhưng đã được đẩy nhanh lên tới đầu tháng 8. Theo Indian Express, đó là cách quân đội tăng cường sự chuẩn bị và gây bất ngờ cho phía Trung Quốc.
Ước tính 10 lữ đoàn bộ binh thuộc quân đoàn 33 của Ấn Độ sẽ trải qua 2 giai đoạn huấn luyện. Giai đoạn 1 kéo dài 6 ngày làm quen khí hậu ở khu vực địa hình cao 3.500 mét so với mực nước biển. Giai đoạn 2 sẽ là 4 ngày huấn luyện ở độ cao 4.500 mét.
Bên cạnh đó, quân đội Ấn Độ cũng bắt đầu chuẩn bị cho căng thẳng lâu dài với Trung Quốc. Các binh sĩ bắt đầu tích trữ lương thực cho mùa đông, mở rộng thêm căn cứ hậu cần.
Nhưng báo Ấn Độ thừa nhận, hoạt động hậu cần của Trung Quốc hiện tại đang vượt trội hoàn toàn.
Theo Danviet
Trung Quốc, Philippines nhất trí cơ chế giải quyết tranh chấp trên Biển Đông Thông cáo chính thức được công bố hôm nay 21/10 sau cuộc gặp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết Bắc Kinh và Manila sẽ khởi động cơ chế song phương thông qua các cuộc tham vấn hữu nghị để giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Chủ tịch Tập Cận...