Quốc gia đầu tiên có xe điện bán chạy hơn xe xăng, dầu
Xe điện chiếm 54,3% tổng số xe mới bán ra trong 2020, lần đầu tiên trong lịch sử của quốc gia Bắc Âu.
Theo Hiệp hội vận tải Na Uy (OFV), trong tổng số 141.412 xe mới bán ra năm 2020, có 76.789 xe chạy điện hoàn toàn (dùng pin lưu trữ điện – BEV), chiếm khoảng 54,3% thị phần. Na Uy là quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận dấu mốc xe điện bán chạy hơn xe động cơ đốt trong (ICE) trong một năm.
Xe điện ở một bãi đỗ tại Oslo, Na Uy. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Con số trong 2020 cũng vượt mức kỷ lục về thị phần 42,4% của xe điện bán ra hồi 2019. Một thập kỷ trước, lượng xe điện mới tiêu thụ chỉ ở mức 1%. Tính riêng xe máy dầu, thị phần giảm từ mức 75,7% vào 2011 xuống 8,6% trong 2020.
Trong nỗ lực trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ngưng bán xe ICE trước 2025, Na Uy, đất nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu châu Âu miễn thuế hoàn toàn đối với xe chạy điện. “Rõ ràng là chúng tôi đang trên đường tiến tới mục tiêu 2025″, Oeyvind Thorsen, chủ tịch OFV cho biết.
Chính phủ Na Uy muốn biến thị trường ôtô nước này trở thành một nơi “thí nghiệm” để các hãng xe tìm kiếm con đường đến tương lai không còn ôtô ICE. Những năm gần đây, danh sách sản phẩm bán chạy hàng đầu ở Na Uy phần lớn đều là xe chạy điện.
Các nhà phân tích cho rằng, xu hướng chuộng xe điện sẽ càng được mở rộng hơn trong những năm tiếp theo. “Dự đoán sơ bộ của chúng tôi về thị phần xe điện sẽ vượt mức 65% vào 2021″, Christina Bu, người đứng đầu Hiệp hội xe điện Na Uy nói. “Nếu làm được điều này, mục tiêu chỉ bán xe không phát thải vào 2025 sẽ trong tầm tay”.
Về các thương hiệu, Audi dẫn đầu thị trường xe mới tiêu thụ của Na Uy trong 2020 nhờ mẫu SUV chạy điện e-Tron, bên cạnh các dòng xe đa dụng và xe con. Trong khi đó Tesla Model 3, sản phẩm bán chạy nhất 2019, xếp thứ hai. Mẫu SUV lớn hơn của hãng xe Mỹ, Model Y sẽ bán tại Na Uy trong 2021 bên cạnh những cái tên từ Ford, BMW và Volkswagen.
Trong 2021, Kia, Peugeot, Opel, Citroen, DS và Mercedes, Smart dự đoán khoảng 70% xe bán ra của hãng là chạy điện toàn toàn.
Sáp nhập hai tập đoàn ô tô Peugeot S.A và Fiat-Chrysler: Peugeot về chung nhà cùng Jeep, Maserati...
Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận thương vụ sáp nhập trị giá 38 tỷ USD giữa tập đoàn PSA (Peugeot S.A) của Pháp và liên doanh Fiat Chrysler (FCA) của Mỹ-Italy, với một loạt điều khoản kèm theo để chống độc quyền.
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, cơ quan này phê duyệt thỏa thuận sáp nhập giữa hai tập đoàn này với điều kiện PSA và FCA phải tuân thủ đầy đủ các cam kết về chống độc quyền và thao túng thị trường đã được đề ra.
Tháng 12 năm ngoái, PSA đã thông qua thương vụ sáp nhập với FCA nhằm tạo nên tập đoàn chế tạo ôtô lớn thứ 4 thế giới xét về quy mô xếp sau Volkswagen, liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi, Toyota) và lớn thứ 3 xét về tổng doanh thu. Việc này sẽ giúp hàng loạt thương hiệu ô tô nổi tiếng tại châu Âu và Mỹ có chung một nhà; với PSA là Peugeot, Citroen, Opel trong khi FCA có trong tay Abarth, Alfa Romeo, Chrysler, Dodge, Fiat Jeep, Lancia, Maserati và cả Ram Trucks.
Hồi tháng 9 năm nay, FCA và PSA đồng ý sẽ điều chỉnh một số điều khoản trong thương vụ sáp nhập quy mô lớn giữa hai bên. Theo đó, FCA chấp thuận giảm bớt việc chia cổ tức đặc biệt cho các cổ đông của hãng xuống 2,9 tỷ euro (3,4 tỷ USD), so với dự kiến ban đầu là 5,5 tỷ euro (6,5 tỷ USD).
Trong khi đó, PSA sẽ phân chia 46% cổ phần mà hãng sở hữu tại nhà sản xuất thiết bị ôtô Faurecia của Pháp cho tất cả các cổ đông của công ty mới này, thay vì chỉ dành cho các cổ đông của PSA như trước đây.
Theo các yêu cầu của EC, PSA cũng đã đồng ý gia hạn thỏa thuận sản xuất xe tải cỡ nhỏ với Tập đoàn Toyota của Nhật Bản để xóa tan những mối quan ngại về cạnh tranh của EU.
Subaru sắp ra mắt SUV chạy điện Mẫu xe điện đầu tiên của Subaru được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hợp tác với Toyota. Subaru vừa xác nhận rằng chiếc xe điện (EV) đầu tiên của hãng sẽ là một mẫu SUV và được bán ra tại châu Âu. Vào năm trước, hãng xe Nhật Bản từng tiết lộ kế hoạch giới thiệu sản phẩm này trong...