Quốc gia đầu tiên cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần
Mỗi năm có hơn 4,7 tỉ cốc nhựa được thải ra ở quốc gia này.
Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm
Pháp đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm cốc và đĩa nhựa dùng một lần.
Một luật mới của Pháp sẽ yêu cầu tất cả các bộ đồ ăn dùng một lần phải được làm từ 50% vật liệu có nguồn gốc sinh học vào tháng 1 năm 2020. Con số này sẽ tăng lên 60% vào tháng 1 năm 2025.
Đây là một biện pháp bổ sung cho “Đạo luật Chuyển đổi năng lượng vì Tăng trưởng xanh” của Pháp, được thông qua năm ngoái với mục tiêu giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Pháp hy vọng sẽ trở thành quốc gia đi đầu thế giới về các giải pháp môi trường và năng lượng, xúc tác bởi hội nghị về biến đổi khí hậu COP21 được tổ chức tại Paris cuối tháng 12 năm ngoái.
Ở Pháp, cứ mỗi giây có 150 cốc nhựa được thải ra, tương đương 4,73 tỉ cốc mỗi năm, theo Hiệp hội Y tế và Môi trường Pháp.
Chỉ có 1% trong số đó được tái chế, phần lớn là vì chúng được làm bằng hỗn hợp polypropylene và polystyrene.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002
Luật mới của Pháp là thành quả của Ségolène Royal, Bộ trưởng Bộ Sinh thái, Phát triển bền vững và năng lượng Pháp.
Kế hoạch “Tăng trưởng xanh” của bà nhằm tới mục tiêu cắt giảm một nửa chất thải trên mặt đất vào năm 2025 và giảm 40% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990.
Tháng 7, Pháp đã áp đặt một lệnh cấm phân phối túi nilon hạng nhẹ tại các quầy thanh toán siêu thị, một biện pháp đã được áp dụng ở một số nước.
Bangladesh là quốc gia đầu tiên cấm túi nilon vào năm 2002, sau khi túi nilon đã khiến hệ thống thoát nước của nước này tắc nghẽn trong một trận lũ lụt. Các quốc gia như Nam Phi, Kenya, Trung Quốc, Rwanda và Mexico đã theo sau, cùng với một số bang của Mỹ.
Theo Trà My – CNN (Dân Việt)
Trung Quốc lại trắng trợn cấm đánh bắt cá tại Biển Đông
Trung Quốc ngày hôm nay chính thức bắt đầu thi hành cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trái phép trên Biển Đông". Đây là lần thứ 18 kể từ năm 1999, Bắc Kinh đơn phương thi hành luật này, luật này có hiệu lực với cả tàu cá nước ngoài.
Tàu cá Trung Quốc. (Ảnh: Tân Hoa xã)
Theo Tân Hoa Xã , lệnh cấm đánh bắt này chính thức có hiệu lực từ 12 giờ trưa ngày 16/5, và sẽ kéo dài thời gian 2 tháng rưỡi, tức là đến 12 giờ ngày 1/8 lệnh cấm đánh bắt cá sẽ kết thúc. Trong đó tính đến trưa ngày 16/5, tỉnh Hải Nam có gần 8.000 tàu cá quay về cảng neo đậu.
Bài báo cho biết, phạm vi khu vực biển thực thi lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc kéo dài từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển tiếp giáp giữa tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Quảng Đông (bao gồm Vịnh Bắc Bộ). Có nghĩa là lệnh đánh bắt cá bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa, và vài hòn đảo ở Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough.
Theo chính quyền Trung Quốc, lệnh cấm vô lý này sẽ áp dụng cho ngư dân trong nước và ngư dân nước ngoài, nếu tàu nào cố tình đánh bắt sẽ bị xử phạt hành chính và thu giữ dụng cụ đánh bắt. Trong thời gian thực thi lệnh cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh chỉ cho phép sử dụng dụng cụ câu cá, hoặc đánh lưới đơn, nghiêm cấm các loại hình tác nghiệp khác.
Chỉ có các tàu thuyền có "giấy phép đặc biệt" mới có thể rời cảng tới đánh bắt ở ngư trường thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các tàu này chỉ được phép đánh bắt ở khu vực cho phép, và phải luôn mở thiết bị vệ tinh Bắc Đẩu, điện thoại vệ tinh để thực hiện chế độ báo cáo. Tàu thuyền nào không có giấy phép đánh bắt sẽ không được xuất cảng.
Trong thời gian thi hành luật cấm đánh bắt cá, Bắc Kinh sẽ trắng trợn triển khai lực lượng hải cảnh để tăng cường tuần tra, chấp pháp, bắt giữ các tàu cá nào vào khu vực cấm và không tuân hành luật cấm đánh bắt cá.
Hương Giang
Theo Dantri/Tân Hoa Xã
Phải chăng luật cao hơn tình cảm máu mủ gia đình? Tòa án Tối cao Mỹ đã quyết định từ nay đến cuối tháng 6 sẽ xem xét sắc lệnh của Tổng thống Obama về hợp thức hóa những người nhập cư lậu là cha mẹ của công dân Mỹ để họ khỏi bị trục xuất và được cấp giấy phép lao động. Sắc lệnh được ban hành vào tháng 11-2014 với tiêu đề...