Quốc gia cho kết hôn với người đã chết, tiêu thụ khoảng khoảng 30.000 tấn ốc sên mỗi năm
Luật của nước này cho phép kết hôn với người đã chết, với điều kiện là bạn phải chứng minh được rằng người chết có ý định kết hôn với mình khi còn sống. Ốc sên là món khoái khẩu của người dân và được coi là món ăn cao cấp.
Ốc sên là món ăn khoái khẩu của người dân nước Pháp.
Ốc sên là món ăn khoái khẩu của người Pháp, với số lượng tiêu thụ đạt khoảng 30.000 tấn mỗi năm. Trứng ốc sên được coi là món ăn cao cấp, với mức giá khoảng 100 USD cho vỏn vẹn 50 gam trứng.
Nước Pháp có nhiều múi giờ nhất thế giới.
Có tới 12 múi giờ khác nhau, Pháp trở thành quốc gia có nhiều múi giờ nhất thế giới, tiếp theo sau là lần lượt là Mỹ với 11 múi giờ và Nga 9 múi giờ.
Quốc gia nhiều múi giờ nhất thế giới thuộc khu vực Tây Âu.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Pháp là quốc gia thuộc khu vực Tây Âu, giáp Bỉ và Luxembourg về phía đông – bắc, Đức và Thụy Sĩ về phía đông, Italy và Monaco về phía đông – nam, Tây Ban Nha và Andorra về phía tây – nam.
Nước Pháp nằm bên bờ biển Địa Trung Hải.
Pháp giáp biển Bắc về phía bắc, eo biển Manche về phía tây bắc, Đại Tây Dương về phía tây và Địa Trung Hải về phía đông nam.
Video đang HOT
Thành phố Paris của nước Pháp được mệnh danh “kinh đô ánh sáng”.
Thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp được biết đến với biệt danh “kinh đô ánh sáng”. Nguồn gốc của biệt danh này xuất hiện trong thế kỷ 19, khi đó Paris là nơi áp dụng thành công nhất hệ thống chiếu sáng công cộng bằng đèn gas.
Công trình nhân tạo tháp Eiffel ở Pháp từng thiết lập kỷ lục cao nhất thế giới.
Theo World Atlas, tháp Eiffel được thiết kế bởi kỹ sư Gustave Eiffel. Kết cấu chính của tháp cao 300 m, tính cả cột ăng-ten trên đỉnh là 324 m, tương đương tòa nhà 81 tầng. Thời điểm khánh thành, tháp Eiffel đã vượt qua tượng đài Washington (Mỹ) để trở thành kiến trúc nhân tạo cao nhất thế giới. Nó giữ danh hiệu này suốt 41 năm tiếp theo.
Màu đỏ xuất hiện trên quốc kỳ của nước Pháp.
Theo World Atlas, quốc kỳ hiện tại của Pháp thường được gọi là Tricolor (cờ tam tài/cờ ba màu), gồm ba dải dọc màu xanh dương, trắng và đỏ theo thứ tự từ trái qua phải.
Cấm hôn nhau nơi sân ga, cho kết hôn với người đã chết, quốc gia lớn nhất Tây Âu là những nhận định đúng về nước Pháp.
Pháp là quốc gia có diện tích rộng lớn nhất khu vực Tây Âu với diện tích hơn 643 nghìn km2. Điều luật năm 1910 ban hàng tại nước này cấm hôn nhau nơi sân ga để tránh việc các chuyến tàu bị chậm trễ. Luật của nước Pháp cho phép kết hôn với người đã chết, với điều kiện là bạn phải chứng minh được rằng người chết có ý định kết hôn với mình khi còn sống.
Nguyễn Thanh Điệp
Theo doanhnghiepvn.vn
Chiêm ngưỡng những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp
Trải qua bao thăng trầm và biến cố, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, vẫn còn đó những công trình "đỉnh cao" một thời xa vắng.
Nói đến những công trình cao nhất Hà Nội thời bao cấp phải kể đến đầu tiên là Cột cờ Hà Nội tọa lạc trên đường Điện Biên Phủ, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Cột cờ Hà Nội được xây dựng năm 1812.
Cột cờ có chiều cao hơn 33m, tính cả trụ treo lá cờ thì cao hơn 44m gồm ba tầng đế và một thân cột. Hiện nay, dù có nhiều công trình cao lớn hơn hiện diện bên cạnh, công trình cột cờ Hà Nội vẫn rất hoành tráng, sừng sững đã trở thành một biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Khi nhắc tới những công trình cao nhất thời bao cấp thì không thể nào không nhắc tới ông khói nhà máy gạch Đại La được xây dựng từ những năm 1920. Đến giữa những năm 1990, nhà máy gạch bị phá bỏ để xây khách sạn Horison nay là khách sạn Pullman nhưng cột ống khói này vẫn được giữ lại như 1 biểu tượng về một thời.
Chiếc ống khói của nhà máy gạch Đại La đến nay vẫn còn ở trước cửa khách sạn Pullman. Ống khói có chiều cao khoảng 40m là một trong những công trình cao nhất của thời bao cấp đến nay vẫn còn sót lại, nhiều người vẫn gọi với cái tên "ống khói Cát Linh".
Cánh cửa để đi vào bên trong ống khói và câu chuyện lịch sử về ống khói.
Tường gạch theo thời gian đã nhuốm màu rêu phong, trải qua bao biến cố lịch sử, cột ống khói này vẫn sừng sững giữa đất trời Hà Nội.
Chiếc ống khói của nhà máy gạch Đại La ở cuối đường Cát Linh là một biểu tượng hiền hoà chất phác và kiêu hãnh của nền văn minh gạch máy đầu thế kỉ trước.
Khách sạn Thăng Long được khánh thành vào giữa những năm 1980, nằm ở phố Giảng Võ được xây dựng với 11 tầng với chiều cao 38m. Với chiều cao này, khách sạn đã từng giữ vị trí quán quân về chiều cao trong các tòa nhà ở Hà Nội trong nhiều năm.
Khách sạn Thăng Long hay "Tòa nhà 11 tầng" đã trở thành một trong những điểm nhấn mang tính biểu tượng của Hà Nội thời hậu chiến.
Vào năm 1992, khách sạn Thăng Long đã đổi tên thành khách sạn Hà Nội. 4 năm sau, khách sạn đã xây dựng thêm một tòa nhà 18 tầng nằm liền kề khiến biểu tượng chọc trời một thời của Hà Nội chìm vào quên lãng.
Là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Thủ đô Hà Nội, Nhà thờ Lớn Hà Nội có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m cũng là một trong những công trình để đời ở Hà Nội thời bao cấp.
Trải qua bao thăng trầm và biến cố, Hà Nội đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên,đến nay công trình này vẫn hiên ngang giữa đất trời Thủ đô mặc cho những công trình mới liên tục mọc lên.
Hoàng Hà
Theo phapluatxahoi.vn
Sân bay "trong mây" cao 1.770m của Trung Quốc có gì đặc biệt? China Xinhua News đưa tin, Trung Quốc vừa khánh thành Sân bay Vu Sơn tại Trùng Khánh ở độ cao 1.770m so với mực nước biển. Đây được coi là sân bay "trong mây", bởi quan năm được mây mù bao phủ. Được mệnh danh là sân bay "trong mây", Sân bay Vu Sơn Trùng Khánh nằm trên độ cao 1.770 m so...