Quốc gia châu Phi đầu tiên vỡ nợ vì đại dịch COVID-19
Tuần trước, Zambia đã không thể thanh toán khoản lãi suất trị giá 42,5 triệu USD của trái phiếu châu Âu, trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên vỡ nợ trong thời kỳ COVID-19. Tương lai của Zambia dường như rất mờ mịt.
Tổng thống Zambia Edgar Lungu. Ảnh: Tân Hoa xã
Theo kênh CNBC, vào ngày 18/11, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã hạ xếp hạng của Zambia từ mức CC xuống mức Ristricted Default (Vỡ nợ hạn chế). S&P Global Ratings cũng đã giảm xếp hạng của Zambia xuống mức tương tự Selective Default (Vỡ nợ một phần). Lý do là chính phủ Zambia cho biết sẽ không thể trả nợ đúng hạn.
Fitch Ratings cũng hủy bỏ xếp hạng với hai loại trái phiếu châu Âu còn lại của Zambia dựa trên giả định rằng chính phủ nước này hoặc sẽ lỡ thời hạn trả lãi suất hoặc có kế hoạch tái cơ cấu mới khiến lại xảy ra tình trạng vỡ nợ. Trái phiếu châu Âu là các công cụ nợ bằng loại tiền tệ khác với tiền tệ của nước phát hành.
Hồ sơ nợ của Zambia đã ngày càng phình to trong những năm gần đây do những vấn đề có từ trước đại dịch COVID-19, khiến các chủ nợ tranh cãi về việc ai phải chịu thiệt hại với các khoản cho vay.
Video đang HOT
Zambia là nước sản xuất đồng lớn thứ hai châu Phi. Giá đồng đã giảm trong ba năm qua, ảnh hưởng tới khả năng trả khoản nợ tích tụ 11 tỷ USD.
Lần Zambia phát hành trái phiếu châu Âu gần đây nhất là năm 2015 trước khi nợ nần vượt tầm kiểm soát. Nhiều dự án cơ sở hạ tầng của Zambia đều có các khoản vay của Trung Quốc theo khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường.
Do đó, các nhà đầu tư trái phiếu châu Âu đã muốn chính phủ Zambia minh bạch hơn về các nghĩa vụ nợ với Trung Quốc, lo ngại rằng Zambia sẽ trả nợ cho Trung Quốc trước khi trả cho họ.
Mọi con mắt giờ đổ dồn vào gói giải cứu tiềm năng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ông Irmgard Erasmuc, nhà kinh tế tài chính cấp cao của công ty nghiên cứu NKC African Economics, cho rằng IMF sẽ đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng quy trình có trật tự để tiến tới thỏa thuận trao đổi trái phiếu sẽ đòi hỏi vai trò trung gian của IMF, dựa trên giả định rằng IMF sẽ hỗ trợ Zambia theo chương trình Thể thức Tín dụng Mở rộng (ECF). Nếu không có nhân tố cốt yếu này, quy trình tái cơ cấu sẽ khó khăn và kéo dài, gây ra cú sốc tăng trưởng sâu sắc”.
Dự kiến phái đoàn IMF sẽ tới Zambia vào đầu tháng tới, nhưng ông Erasmus cho rằng IMF có thể yêu cầu Zambia đạt tiến triển nhiều hơn trong quản lý nợ trước khi đưa ra một chương trình giải cứu chính thức.
Ông Robert Besseling, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro EXX Africa, cho rằng không có gì đảm bảo rằng Zambia sẽ có thể nhanh chóng tái cấu trúc trái phiếu châu Âu hoặc các công cụ nợ khác. Ông nói: “Thực sự không có con đường dễ dàng”.
Zambia đã thanh toán lãi suất một khoản nợ của Ngân hàng Thế giới hai ngày trước khi vỡ nợ vì không thể trả lãi suất trái phiếu châu Âu. Điều này cho thấy thứ tự ưu tiên trả nợ của chính phủ Zambia. Ông Besseling cho rằng trong bối cảnh sắp tới bầu cử ở Zambia, có thể nước này sẽ ưu tiên trả nợ của các thể chế tài chính phát triển như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển châu Phi.
Còn trái phiếu quốc tế và thương mại Trung Quốc có thể sẽ nằm cuối danh sách ưu tiên và Zambia có thể sẽ vỡ nợ với các khoản này.
Quốc gia đầu tiên tuyên bố vỡ nợ vì dịch Covid-19
Zambia, nhà sản xuất đồng lớn thứ hai châu Phi, trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố vỡ nợ sau cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19.
Nền kinh tế vùng cận Sahara được dự báo suy giảm 3,3% trong năm nay, mức lớn nhất trong vòng 25 năm, theo Ngân hàng Thế giới (WB). Đối với "con nợ" như Zambia, gánh nặng tài chính càng trầm trọng hơn khi không thể đáp ứng các khoản lãi suất phải thanh toán trị giá 42,5 triệu USD vào cuối tuần trước, và buộc phải tuyên bố vỡ nợ khi bị chủ nợ từ chối hoãn nợ, theo Bloomberg.
Trước đó, Bộ Tài chính Zambia cho biết nước này đang đối mặt với tình hình kinh tế và tài chính hết sức khó khăn, cần thêm thời gian để thống nhất kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Quốc gia phía nam châu Phi đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với khoản hỗ trợ 1,3 tỷ USD và nộp đơn gia nhập Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ G20 (DSSI). Mặt khác, Lusaka (thủ đô Zambia) cũng tiến hành đàm phán hoãn nợ với các chủ đầu tư cá nhân.
Zambia tuyên bố vỡ nợ vì dịch COVID-19. (Ảnh: The New York Press)
Trong khi đó, sự chần chừ trong việc chấp nhận hoãn nợ từ các chủ nợ của Zambia một phần xuất phát từ việc nước này đã không tiết lộ đủ thông tin về các khoản nợ và kế hoạch kiểm soát tài chính, khiến chính sách hoãn nợ không được diễn ra bình đẳng.
Ngoài ra, chính quyền Lusaka không đưa ra bất kỳ khuôn khổ đáng tin cậy về sức khỏe tài chính của quốc gia và sự hồi phục trong tương lai, làm nổ ra cuộc tranh luận giữa các trái chủ (bao gồm cả Trung Quốc). Chẳng hạn như việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đồng ý hoãn nợ cho Zambia vào tháng 10, nhưng không đưa ra bằng chứng.
Nguy cơ vỡ nợ của Zambia vốn đã được cảnh báo từ lâu. Các khoản nợ của quốc gia châu Phi tăng dần kể từ năm 2012, khi Lusaka liên tục nới lỏng chính sách tài khóa và tăng cường chi tiêu cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng kém và đồng tiền mất giá.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế trước đó cũng đã cảnh báo quốc gia này có thể vỡ nợ khi dịch COVID-19 xuất hiện. Hãng xếp hạng Moody's Investors Service cho biết tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội của Zambia có thể vượt 110% trong năm nay.
Châu Phi đối mặt với những mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu Lũ lụt, hạn hán, thời tiết nóng lên và nạn châu chấu là những hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu mà châu Phi là nơi chịu tác động nặng nề nhất. Chưa dừng lại ở đó, Tổ chức Khí tượng thủy văn thế giới (WMO) cho biết vẫn còn những tác động tồi tệ hơn ở phía trước đe dọa...