Quốc gia châu Á gần 8 triệu ca nhiễm Covid-19: Thêm “khủng hoảng” mới chưa từng có
Vào một buổi tối tháng 8, cậu bé Mujeeb, 13 tuổi, lẻn ra khỏi nhà để lên chuyến xe khách bí ẩn, chạy hơn 800 km từ bang Bihar đến bang Rajasthan, Ấn Độ. Mujeeb không ngờ rằng, đây có thể là chuyến xe đưa cậu đến “địa ngục trần gian”.
Trước đó vài ngày, Mujeeb được một người đàn ông lạ mặt cho 7 USD để “đi nghỉ mát” ở Rajasthan. Xe khách vừa chạy đến Rajasthan đã bị cảnh sát chặn lại.
Lái xe ngay lập tức bị bắt cùng 2 nghi phạm khác vì hành vi buôn bán trẻ em. Mujeeb cùng 18 đứa trẻ khác được giải cứu. Cảnh sát cho biết, những em nhỏ này đều bị bắt cóc rồi bóc lột sức lao động.
Mujeeb đã nói về ý định đi “nghỉ mát” cho bà của mình nghe. Người bà ra sức thuyết phục nhưng không ngăn nổi cháu.
“Ở đây không thể kiếm ra tiền. Tôi đã khuyên nó đừng đi, nhưng nó vẫn trốn khỏi nhà vì chẳng có gì để ăn”, bà của Mujeeb nói.
Ở Ấn Độ, trẻ em có thể làm việc từ năm 14 tuổi nhưng chỉ trong một số ngành nghề nhất định. Những năm gần đây, Ấn Độ tăng cường các biện pháp chống bóc lột sức lao động trẻ em. Tuy nhiên, hơn 6 tháng dịch Covid-19 lây lan ở đất nước Nam Á đã làm xói mòn các nỗ lực.
Đói nghèo trong dịch Covid-19 khiến trẻ em ở Ấn Độ trở thành nạn nhân của nạn buôn người (ảnh: CNN)
“Trẻ em ở Ấn Độ chưa bao giờ phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm như hiện nay. Đây là cuộc khủng hoảng đối với tương lai của cả một thế hệ”, Kailash Satyarthi – người sáng lập tổ chức Cứu trợ Trẻ em – nhận xét.
Khi các trường học ở Ấn Độ đóng cửa do dịch Covid-19, hàng triệu trẻ em đã phải ở nhà và tự kiếm bữa tối cho mình, theo CNN.
Những kẻ buôn người nhân cơ hội này và nhắm vào các gia đình nghèo khó.
Chỉ trong vòng từ tháng 4 – 9 năm nay, 1.127 trẻ em là nạn nhân của bắt cóc, buôn bán đã được giải cứu trên khắp Ấn Độ – con số chưa từng có. Hầu hết các em bị bắt cóc đến từ những bang nghèo.
Theo cảnh sát, các em nhỏ thường bị dụ dỗ bởi những lời hứa hẹn hão huyền về một cuộc sống sung sướng, làm việc với lương cao. Nhiều em cố tình không nói cho cha mẹ biết.
Sự thật là trẻ em bị bắt cóc phải làm việc trong những nhà máy xập xệ, nguy hiểm. Có em còn bị lạm dụng thể chất. Nếu tìm cách trốn thoát, báo tin hay không làm việc đến kiệt sức, trẻ bị bắt cóc sẽ phải hứng chịu những trận đòn kinh hoàng.
Aman – một bé trai bị bắt cóc vừa được giải cứu (ảnh: CNN)
Nishad, 12 tuổi, là một trong các nạn nhân vừa được giải cứu.
Nishad nói rằng mình và 5 bạn khác bị nhốt trong một căn phòng tồi tàn. Mỗi ngày, các em phải làm việc 15 tiếng, không có cách nào để liên hệ với gia đình, chính quyền.
“Ông chủ bắt chúng cháu làm quần quật suốt ngày. Nếu không nghe lời, ông ta sẽ đánh chúng cháu thừa sống thiếu chết. Ông ấy cho bố mẹ cháu 1.500 rupee (21 USD) và nói rằng đó là khoản nợ. Cháu sẽ phải làm việc suốt đời để trả lãi của khoản nợ đó”, Nishad kể lại.
Nishad và nhiều trẻ em khác phải làm việc suốt 5 tháng, trước khi được cảnh sát phát hiện và giải cứu trong cuộc đột kích vào một xưởng làm vòng tay bẩn thỉu.
Ấn Độ đã cố gắng cung cấp lương thực, thực phẩm cho các hộ nghèo trong dịch Covid-19, nhưng chỉ 42% những người nhận trợ cấp nói như vậy là đủ. Ở những khu vực nghèo khó của Ấn Độ, người dân sợ đói hơn sợ Covid-19.
Khi được hỏi về tương lai của mình, Aman – một bé trai được giải cứu cùng Mujeeb – nhìn xa xăm.
“Cháu chẳng biết sẽ phải làm gì tiếp theo để sống. Cháu không được quyền lựa chọn”, Aman nói.
Đến ngày 25.10, Ấn Độ ghi nhận hơn 7,8 triệu ca nhiễm Covid-19, xếp thứ hai thế giới (sau Mỹ) về quy mô lây lan dịch bệnh.
Bang Minnesota điều tra cáo buộc cảnh sát phân biệt đối xử với George Floyd
Chính quyền bang Minnesota sẽ mở cuộc điều tra, xem xét cáo buộc đối với Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis (MPD) liên quan đến các dấu hiệu phân biệt chủng tộc.
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz tuyên bố Bộ Nhân quyền bang sẽ mở cuộc điều tra, xem xét cáo buộc đối với Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis (MPD) về các dấu hiệu phân biệt chủng tộc, sau cái chết của George Floyd.
Theo các quan chức nhà nước, cuộc điều tra này không chỉ dừng lại ở việc xem xét cách hành xử của cảnh sát trước cái chết của người đàn ông da màu George Floyd, mà còn xem xét các chính sách cũng như hoạt động trên thực tiễn của sở cảnh sát trong 10 năm qua để "xác định xem MPD có tham gia các hoạt động phân biệt đối xử đối với người da màu hay không và đảm bảo mọi hành vi như vậy đều phải chấm dứt".
Thống đốc bang Minnesota Tim Walz. (Ảnh: Therecord)
Thống đốc Tim Walz cho biết, cuộc điều tra là bước đi đầu tiên trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng phân biệt chủng tộc, vốn diễn ra một cách có hệ thống tại bang Minnesota.
"Im lặng là đồng lõa. Cư dân Minnesota mong đợi chính quyền bang sử dụng mọi công cụ để ngăn chặn tình trạng phân biệt chủng tộc, vốn diễn ra một cách có hệ thống trong bang của chúng tôi", ông Tim Walz cho hay.
Thông báo về cuộc điều tra của chính quyền bang Minnesota được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Derek Chauvin - cảnh sát thành phố Minneapolis, bị cáo buộc tội giết người cấp độ 3 và ngộ sát cấp độ 2 liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd hôm 25/5.
Cái chết của George Floyd gây ra sự phẫn nộ dữ dội trong lòng nước Mỹ, dẫn đến hàng trăm cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát tại các thành phố trên khắp nước Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình đã biến từ ôn hòa thành bạo lực và cướp bóc.
Video: Biểu tình, bạo loạn rung chuyển nước Mỹ
Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được điều động đến nhiều bang để ngăn chặn các cuộc biểu tình, trong khi lệnh giới nghiêm đã được ban hành ở một số thành phố, từ Nashville, Tennessee đến New York - nơi chứng kiến các cuộc biểu tình phá hoại vào hôm 31/5 và 1/6.
Thị trưởng New York Bill de Blasio hôm 1/6 đã tuyên bố áp đặt lệnh giới nghiêm tại thành phố này từ 23h00 đến 5h00 sáng hôm sau, trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đang lan rộng khắp cả nước.
Tổng thống Donald Trump đã lên án các hành vi cướp bóc và hủy hoại tài sản, đe dọa sẽ gửi vào quân đội để dập tắt tình trạng bất ổn.
Biểu tình biến thành bạo loạn lan rộng khắp 50 bang của Mỹ Các cuộc biểu tình phản đối cách hành xử của cảnh sát đối với người đàn ông da màu George Floyd đã biến thành bạo loạn lan rộng ra 400 thành phố ở 50 bang nước Mỹ. Hàng trăm thành phố và thị trấn trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến dòng người xuống đường tham gia các cuộc biểu tình phản đối...