Quốc gia châu Á có thế dập Covid-19 bằng miễn dịch cộng đồng
Miễn dịch cộng đồng là chiến lược đối phó Covid-19 gây tranh cãi của một số quốc gia châu Âu vì có thể khiến số ca nhiễm và tử vong vượt khỏi tầm kiểm soát, nhưng lại có thể là giải pháp với quốc gia như Ấn Độ, các chuyên gia cho biết.
Theo SCMP, để hình thành miễn dịch cộng đồng trong điều kiện chưa có vaccine, một số lượng lớn dân cư trong cộng đồng phải bị nhiễm Covid-19 và sau đó hồi phục, hình thành hàng rào vô hình ngăn virus. Cách này giúp giảm tổn thất kinh tế, giúp người dân có thể sớm quay trở lại cuộc sống bình thường.
Nhiều chuyên gia cho rằng không quốc gia nào có thể áp dụng chiến lược này tốt hơn Ấn Độ – quốc gia có số dân lên tới 1,3 tỉ người.
“Không một quốc gia nào có thể kéo dài thời gian phong tỏa, ít nhất là với quy mô dân số như ở Ấn Độ”, nhà dịch tễ học nổi tiếng người Ấn Độ, Jayaprakash Muliyil, nói. “Điều cần thiết là đạt được miễn dịch cộng đồng trước khi virus lan tới cộng đồng người già. Đến lúc đó, lây nhiễm sẽ dừng lại và những người già sẽ an toàn”.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ và trung tâm y tế công cộng có trụ sở tại New Delhi đã đưa ra kết luận rằng Ấn Độ là nơi phù hợp nhất để có thể áp dụng chiến lược miễn dịch cộng đồng vì dân số Ấn Độ tương đối trẻ, ít phải đối mặt với nguy cơ có một số lượng lớn người nhập viện và tử vong.
Một người đàn ông Ấn Độ lên xe đi cách ly.
Các chuyên gia đề ra phương án cho virus lây lan một cách có kiểm soát trong 7 tháng tới. Đến tháng 11.2020, 60% người dân Ấn Độ sẽ hình thành kháng thể và từ đó bệnh dịch chấm dứt.
Số ca tử vong chắc chắn sẽ ít hơn những quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19 như Italia, Tây Ban Nha, các nhà nghiên cứu nhận định. Ước tính 93,5% cộng đồng dân cư Ấn Độ là người dưới 65 tuổi.
Một lý do khác là những quốc gia có số dân đông, chênh lệch giàu nghèo lớn như Ấn Độ rất khó để thực thi lệnh phong tỏa một cách hiệu quả.
Những làng quê nghèo ở Ấn Độ có hệ thống y tế nghèo nàn, không đủ năng lực xét nghiệm Covid-19 và chính quyền địa phương cũng không thể buộc người dân ở nhà.
Nhóm các chuyên gia đề xuất chính phủ Ấn Độ dỡ bỏ phong tỏa, cho phép nhóm người dưới 60 tuổi trở lại cuộc sống bình thường, dĩ nhiên vẫn khuyến khích giãn cách xã hội và cấm tụ tập đông người.
Các bác sĩ Ấn Độ kiểm tra máy móc và giường bệnh.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng phải sẵn sàng xét nghiệm cho nhiều người nhất có thể mỗi ngày, cách ly các ca nhiễm và nghi nhiễm.
Video đang HOT
Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hiện chưa có dấu hiệu sẽ nới lỏng phong tỏa hay có xu hướng tạo miễn dịch cộng đồng. Ấn Độ cũng không xét nghiệm trên quy mô lớn mà chỉ giới hạn ở những người có nguy cơ cao.
“Đến một mức nào đó, chúng ta phải chấp nhận để cho người dân nhiễm virus và khỏi bệnh, chỉ tập trung chữa cho người bệnh nặng”, Sundararaman, điều phối viên của Phong trào Sức khỏe Nhân dân – tổ chức y tế công cộng – có trụ sở ở New Delhi, nói.
Chính phủ Ấn Độ hiện vẫn bảo vệ quan điểm cho rằng phương pháp xét nghiệm hiện tại là chính xác và dịch bệnh chưa lây lan vượt ngoài tầm kiểm soát. Tính đến ngày 21.4, Ấn Độ ghi nhận 20.080 ca nhiễm Covid-19 và 645 ca tử vong.
Ấn Độ đang chịu nhiều sức ép bởi lệnh phong tỏa khiến một lượng lớn người bị mất việc, hàng ngày đối mặt với nạn đói vì tỉ lệ người nghèo quá đông đảo.
Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ cần cải thiện năng lực y tế tại các bệnh viện, bổ sung thêm giường bệnh để đảm bảo rằng virus lây lan có kiểm soát trước khi đạt được miễn dịch cộng đồng.
Một rủi ro khác là vấn đề ô nhiễm, một lượng lớn người bị tiểu đường và huyết áp cao, có thể khiến tình trạng lây nhiễm Covid-19 tồi tệ hơn dự đoán.
“Điều quan trọng là phải giáo dục cho người trẻ biết về những rủi ro của Covid-19. Đó mới là cơ sở để miễn dịch cộng đồng thành công”, Jason Andrews, trợ lý giáo sư về y khoa tại Đại học Stanford, nói.
Một số chuyên gia bày tỏ sự thận trọng, cho rằng nên tìm hiểu chính xác rằng cần tỉ lệ bao nhiêu người nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ để hình thành miễn dịch cộng đồng và liệu chiến lược này có loại bỏ hoàn toàn virus.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
Tuổi tác có phải là nguy cơ duy nhất gây ra tình trạng bệnh COVID-19 nặng?
Người già dường như là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất khi virus corona mới tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên, đây không phải là nhóm duy nhất có khả năng gặp nguy hiểm do bệnh COVID-19
Một trong những điều chưa được lý giải đó là đàn ông dường như có nguy cơ ảnh hưởng cao hơn nhiều so với phụ nữ.
Có thể thấy, các trường hợp bệnh nhân tăng vọt ở Mỹ và Châu Âu phản ảnh một thực tế rõ ràng rằng các bệnh nền có sẵn trước khi nhiễm bệnh là vấn đề quan trọng đối với tình trạng bệnh cho dù tuổi tác như thế nào.
Phần lớn người bị nhiễm virus corona có các triệu chứng bình thường hoặc nhẹ. Tuy nhiên phần lớn không có nghĩa là tất cả, và vấn đề này đưa ra một câu hỏi rằng đối tượng nào nên lo lắng về tình trạng của họ khi bị bệnh nặng? Mặc dù phải mất vài tháng nữa các nhà khoa học mới có đủ dữ liệu để chắc chắn rằng ai sẽ là người có nguy cơ cao nhất và tại sao, những con số sơ bộ từ những trường hợp đầu tiên trên thế giới đã đưa ra những dấu hiệu ban đầu.
Không chỉ người già bị bệnh
Người cao tuổi chắc chắn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Ở Trung Quốc, 80% số người chết nằm trong độ tuổi từ 60 trở lên và đây đang là xu hướng xảy ra ở những khu vực khác.
Già hóa dân số có nghĩa là quốc gia đang phải đối mặt với những rủi ro đặc biệt. Italia là quốc gia có tỷ lệ người già đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Trong khi tỷ lệ tử vong dao động mạnh ngay từ thời gian đầu dịch bệnh bùng phát, Italia đã báo cáo rằng hơn 80% người từ vong nằm trong số những người từ 70 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc Tình trạng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng, chúng ta cần phải rất thận trọng khi cho rằng đây hoàn toàn là căn bệnh gây ra cái chết ở người già. Ông cho rằng, đang có từ 10% đến 15% người dưới 50 tuổi bị nhiễm bệnh từ trung bình đến nặng.
Thậm chí nếu họ được cứu sống, người ở tuổi trung niên vẫn phải điều trị thêm hàng tuần ở bệnh viện. Tại Pháp, hơn một nửa trong số 300 người đầu tiên được đưa vào diện chăm sóc đặc biệt là người dưới 60.
Bà Maria Van Kerkhove của WHO cho rằng "Người trẻ tuổi cũng không ngoại lệ", và chúng ta cần nói nhiều hơn về thông tin về căn bệnh này xảy ra ở tất cả các độ tuổi.
Theo báo cáo của Italia, một phần tư các trường hợp nhiễm bệnh ở quốc gia này nằm ở độ tuổi từ 19 đến 50. Tại Tây Ban Nha, một phần ba số ca nhiễm dưới 44 tuổi. Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thông báo có đến 29% người mắc có độ tuồi từ 20 đến 44.
Một câu hỏi khác về vai trò của trẻ em trong việc lan truyền virus đã được các nhà nghiên cứu của Đại học Dalhouse ở Canada đặt ra trên tuần san The Lancet Infectious Diseases: "Cần có sự đánh giá sâu và khẩn cấp về vai trò của trẻ em trong chuỗi lây truyền này".
Những nguy cơ rủi ro nhất
Đặt vấn đề tuổi tác sang một bên thì vấn đề sức khỏe cũng có vai trò cực kỳ quan trọng. Ở Trung Quốc, 40% người phải chăm sóc đặc biệt có các vấn đề về sức khỏe mãn tính. Và do đó, tỷ lệ tử vong cao nhất nằm ở những người bị bệnh tim, đái tháo đường hoặc bệnh phổi mãn tính trước khi họ bị nhiễm virus corona.
Các vấn đề sức khỏe có sẵn từ trước khi nhiễm bệnh làm tăng nguy cơ trở nặng, chẳng hạn như những người có hệ thống miễn dịch yếu như người đang điều trị ung thư.
Các quốc gia khác cũng đang chứng kiến vai trò của tình trạng sức khỏe trước khi có dịch bệnh , và rủi ro do bệnh nền gây ra có khả năng được phát hiện. Báo cáo của Italia cho biết, trong số chín người dưới 40 tuổi tử vong do COVID-19 thì 7 người được xác định là đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh về tim mạch.
Càng có nhiều vấn đề về sức khỏe thì người bị nhiễm phải đối mặt với càng nhiều rủi ro. Italia báo cáo rằng, khoảng một nửa số người chết do COVID-19 có từ ba hoặc nhiều hơn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, trong khi đó chỉ 2% số ca tử vong được xác định không mắc các bệnh khác từ trước.
Theo Tiến sĩ Trish Perl, Giám đốc Trung tâm Truyền nhiễm UT Southwestern, bệnh tim là một một thuật ngữ rộng, nhưng cho đến nay những người bị nguy hiểm nhất là người mắc các bệnh tim mạch nghiêm trọng như suy tim sung huyết hoặc xơ cứng, tắc nghẽn động mạch.
Bất cứ loại nhiễm trùng nào cũng có xu hướng làm cho bệnh tiểu đường càng thêm nghiêm trọng hơn, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng tại sao tiểu đường có nguy cơ đặc biệt nếu mắc phải COVID-19.
Rủi ro ở những người có sức khỏe yếu hơn có thể là do hệ thống miễn dịch của họ phản ứng quá mức đối với virus. Bệnh nhân tử vong thường đột nhiên cải thiện được sau một tuần rồi đột ngột xấu đi - gặp phải tình trạng nội tạng bị viêm nhiễm.
Đối với các những người có bệnh về phổi từ trước thì Tiến sĩ Perl cho rằng "đây là vấn đề thực sự xảy ra ở những người có dung tích phổi nhỏ hơn" như phổi tắc nghẽn mãn tính hay xơ nang.
Theo Tiến sĩ Perl, hen suyễn cũng là bệnh cần phải lưu ý. Không ai thực sự biết được rủi ro từ bệnh hen suyễn thể nhẹ, mặc dù ngay cả bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường cũng khiến bệnh nhân phải dùng thuốc hít thường xuyên hơn và đây cũng là đối tượng cần phải theo dõi với COVID-19. Đối với bệnh viêm phổi thông thường thì không đáng ngại, trừ khi nó bị tăng mạnh do một triệu chứng bệnh khác đủ nghiêm trọng để buộc phải dùng đến máy thở.
Bí ẩn giới tính
Có lẽ không phải ngạc nhiên về vấn đề mất cân bằng giới tính hiện nay: trong các đợt dịch đã xảy ra như SARS và MERS - họ hàng với COVID-19 - các nhà khoa học lưu ý rằng đàn ồng dường như dễ mắc hơn phụ nữ.
Theo thống kê đợt dịch này, hơn một nửa số ca tử vong ở Trung Quốc là đàn ông. Những khu vực khác của Châu Á dường như cũng có tỷ lệ tương tự. Ngay cả Châu Âu, phát hiện của Tiến sĩ Deborah, điều phối viên coronavirus của nhà trắng cũng thể hiện xu hướng tương tự.
Ở Italia, theo báo cáo của nhóm giám sát COVID-19 của nước này thì tỷ lệ nam giới nhiễm bệnh ở quốc gia này chiếm tới 58%, tỷ lệ đàn ông tử vong cũng vượt xa so với phụ nữ và nguy cơ gia tăng từ 50 trở lên.
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ vẫn chưa công bố chi tiết, nhưng theo một báo cáo về gần 200 bệnh nhân người Anh đầu tiên được đưa vào chăm sóc đặc biệt, thì có khoảng hai phần ba là nam giới.
Trung tâm phòng chống dịch bệnh Châu Âu đang thúc đẩy một nghiên cứu về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và COVID-19. Có một nghi ngờ rằng, trên toàn cầu thì tỷ lệ đàn ông nghiện thuốc và hút thuốc kéo dài cũng cao hơn phụ nữ.
Hóc-môn cũng có thể đóng vai trò nào đó. Năm 2017, theo một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Miễn dịch học, các nhà khoa học thuộc trường đại học Iowa đã cho lây nhiễm virus SARS trên chuột và điều tương tự cũng xảy ra như ở người, con đực có nhiều nguy cơ chết cao hơn con cái. Estrogen dường như có vai trò trong việc bảo vệ - khi buồng trứng con cái bị cắt bỏ, tỷ lệ chết ở chuột cái lại tăng lên.
Anh Thư
Mối liên hệ giữa loại vaccine từ 100 năm trước và tỷ lệ tử vong vì Covid-19? Các quốc gia có chính sách bắt buộc tiêm phòng bệnh lao ghi nhận số ca tử vong vì Covid-19 thấp hơn các nước khác, một nghiên cứu mới cho biết. Nghiên cứu sơ bộ được đăng tải trên tạp chí y khoa medRxiv, cho thấy mối liên hệ giữa các quốc gia bắt buộc công dân tiêm vaccine Calmette-Guerin (BCG), theo Fortune....