Quốc gia BRICS kết nối mạng lưới liên ngân hàng với Iran
Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Iran trong mạng lưới ATM của Nga.
Bước đi quan trọng này nhằm mục đích đơn giản hóa các giao dịch tài chính cho du khách Iran và Nga, đánh dấu một cột mốc trong hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia. Iran và Nga đã nỗ lực củng cố hệ thống ngân hàng của mình, kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp đặt đối với Nga trong hơn một thập kỷ. Các kế hoạch đang được tiến hành để giải quyết những thách thức mà các doanh nghiệp ở cả Iran và Nga đang phải đối mặt.
Giai đoạn đầu tiên liên kết mạng lưới ngân hàng Shetab của Iran với mạng lưới thanh toán Mir của Nga đã chính thức được ra mắt trong một buổi lễ có sự tham dự của Thống đốc CBI, Mohammadreza Farzin, cùng với đại sứ Iran tại Nga Jalal Kazemi và một số quan chức ngân hàng cấp cao.
Theo thông báo của CBI, tất cả các ngân hàng và tổ chức tín dụng của Iran đều phải kết nối với Shetab. Biện pháp này đã nằm trong chương trình triển khai của CBI kể từ năm 2017, nhưng đã nhiều lần bị hoãn lại vì những lý do kỹ thuật.
Video đang HOT
Với việc kết nối này, du khách Iran có thể rút đồng ruble từ các máy ATM của Nga. Dự kiến giai đoạn thứ hai của dự án sẽ được triển khai vào cuối năm nay, cho phép du khách Nga truy cập vào các máy ATM của Iran. Trong khi giai đoạn thứ ba cũng là cuối cùng sẽ cho phép du khách Iran mua hàng tại Nga bằng thẻ liên kết Shetab của mình.
Thống đốc CBI, ông Farzin mô tả việc ra mắt này là một “bước tiến đáng tự hào” hướng tới việc giảm sự phụ thuộc vào USD trong các giao dịch song phương và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Ông nói thêm “bằng cách kết nối các mạng lưới thanh toán quốc gia của hai nước, chúng tôi đang xóa bỏ những rào cản thanh toán điện tử và mở đường cho một kỷ nguyên mới trong hợp tác kinh tế”.
Người đứng đầu bộ phận giám sát mạng lưới thanh toán của CBI, bà Noushafarin Momen, cho biết rằng 4 ngân hàng Iran đã hoàn thành các sửa đổi cần thiết để cung cấp dịch vụ này, trong khi một số ngân hàng khác cũng đang trong quá trình nâng cấp hệ thống để tham gia mạng lưới.
Theo bà Momen, dự án này là nỗ lực hợp tác giữa Trung tâm tin học quốc gia Iran và đối tác công nghệ Nga, cùng với ngân hàng Saderat của Iran và ngân hàng VTB của Nga đóng vai trò trung gian. Một số ngân hàng lớn của Iran, bao gồm Mellat, Refah và Pasargad Iran, đã tham gia sáng kiến này, để mở rộng quyền truy cập và hỗ trợ cho chủ thẻ Iran ở nước ngoài.
Đại sứ Iran tại Nga Kazem Jalali đánh giá rằng hầu hết các rào cản đã được gỡ bỏ đã giúp hai nước thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Ông cũng bày tỏ hy vọng Iran sẽ đón thêm được một số lượng lớn du khách Nga tới thăm quốc gia Trung Đông này.
Việc kết nối hệ thống ngân hàng giữa Iran và Nga diễn ra sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 9 vừa qua về việc tăng cường quan hệ với Iran, dưới sự ủng hộ của Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei. Hai nước đang nỗ lực hướng tới việc ký kết một thỏa thuận quan trọng để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược.
Israel, Iran cùng khẳng định quyền tự vệ
Ngày 28/10, Israel và Iran đều khẳng định quyền tự vệ của mỗi nước, đồng thời đỗ lỗi cho nhau gây nguy hiểm cho hòa bình Trung Đông trong cuộc thảo luận căng thẳng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Quang cảnh thủ đô Tehran, Iran rạng sáng 26/10/2024 sau một loạt tiếng nổ lớn. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Tại cuộc họp được triệu tập theo yêu cầu của Tehran sau khi Israel tấn công các mục tiêu quân sự của nước này, Đại sứ Iran tại LHQ Amir Saeid Iravani tuyên bố vụ tấn công của Israel là hành động tiếp tục gây bất ổn cho toàn bộ khu vực.
Ông cáo buộc Israel vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi LHQ cần lên án các hành động quân sự của Israel ở các vùng lãnh thổ của Palestine, Liban, Syria và Yemen. Đại sứ Amir Saeid Iravani nhắc lại lời cảnh báo trả đũa của Iran sau các cuộc oanh kích cuối tuần của Israel, nhưng cũng cho biết quan điểm của Tehran ủng hộ giải pháp ngoại giao.
Trong khi đó, Đại sứ Israel tại LHQ Danny Danon khẳng định đất nước ông đã tự vệ sau các cuộc tấn công hàng loạt bằng tên lửa ngày 1/10 của Iran. Theo ông, hành động của Iran đe dọa sự ổn định của khu vực, an ninh toàn cầu và ổn định kinh tế. Đại sứ Israel kêu gọi trừng phạt Iran, và đặc biệt nhấn mạnh cần ngăn chặn chính quyền Tehran phát triển vũ khí hạt nhân bất chấp việc Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của nước này mang mục đích dân sự.
Tại cuộc họp, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield đã cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu Iran thực hiện bất kỳ hành động chống lại Israel hoặc lực lượng Mỹ tại Trung Đông.
Đại sứ Iran Amir Saied Iravani cáo buộc Washington "đồng lõa" thông qua việc hỗ trợ quân sự cho Israel. Ông nhấn mạnh Iran ủng hộ ngoại giao, song với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, Cộng hòa Hồi giáo Iran "có quyền đáp trả hành động xâm lược".
Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Fu Cong ủng hộ HĐBA LHQ có hành động thúc đẩy lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza và giảm leo thang giao tranh giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Liban. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia kêu gọi Mỹ ngừng ủng hộ Israel.
Đại sứ Vassily cho rằng Israel chưa sẵn sàng từ bỏ cách giải quyết mọi tình huống xung đột với các nước láng giềng chỉ bằng vũ lực bởi có sự ủng hộ và bảo vệ từ đồng minh Mỹ.
Cuộc họp của HĐBA LHQ diễn ra sau khi Israel tấn công các nhà máy tên lửa và các địa điểm quân sự khác ở Iran vào sớm 26/10. Đây là hành động trả đũa cho cuộc tấn công ngày 1/10 của Iran vào Israel bằng khoảng 200 tên lửa đạn đạo. Các cuộc tấn công qua lại này đang làm gia tăng hơn nữa căng thẳng tại Trung Đông.
Sự mở rộng của BRICS định hình lại bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu Sự mở rộng của BRICS đã mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của khối này. Với sức mạnh kinh tế ngày càng lớn và sự tham gia của các quốc gia giàu tài nguyên, BRICS đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Toàn cảnh Hội nghị cấp cao BRICS ở Kazan, Nga, ngày 23/10/2024....