Quên uống thuốc chống đông, một phụ nữ ở Sóc Sơn bị đột quỵ não
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Một ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức. (Nguồn: Vietnamplus)
Ngày 9/2, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết vừa thực hiện thành công phương pháp can thiệp lấy huyết khối qua đường động mạch cho bệnh nhân N.T.H (nữ, 36 tuổi) ở Sóc Sơn, Hà Nội, nhập viện ngày 27/1 với biểu hiện đột quỵ não.
Người bệnh có tiền sử thay van tim cơ học cách đây 15 năm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Do quên uống thuốc chống đông 1 ngày, sau khi ngủ dậy vào lúc 7h ngày 27/1, chồng chị H phát hiện vợ bị méo miệng, nói khó và yếu liệt nửa người hoàn toàn bên phải. Ngay lập tức, anh đã đưa chị đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lúc 10h, bác sỹ phòng khám nhận thấy người bệnh có các triệu chứng của đột quỵ và đã khởi động quy trình cấp cứu đột quỵ não.
Bác sỹ đơn vị đột quỵ khẩn trương đánh giá lâm sàng và hội chẩn với bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.
Các bác sỹ nhận thấy đây là đột quỵ lúc ngủ nên cần phương pháp chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn để đưa ra hướng điều trị phù hợp, vì vậy người bệnh được đưa ngay đi chụp cộng hưởng từ.
Trên phim cộng hưởng từ có hình ảnh tắc động mạch não giữa bên trái, vùng nguy cơ thiếu máu có thể cứu được có kích thước lớn hơn vùng hoại tử rất nhiều, do đó các bác sỹ đã hội chẩn nhanh chóng và quyết định thực hiện can thiệp lấy huyết khối cơ học qua đường động mạch.
Video đang HOT
Trước khi can thiệp, tay chân người bệnh không thể tự nâng lên được, quá trình tái thông động mạch não giữa bị tắc trong thời gian 20 phút với 1 lần đưa dụng cụ lên lấy huyết khối. Ngay sau khi kết thúc thủ thuật, người bệnh phục hồi tay tự nâng lên và tự cử động đầu ngón và bàn chân.
Hiện tại người bệnh đi lại được và tỉnh táo hoàn toàn, được chuyển về khoa Nội-Hồi sức thần kinh để tiếp tục theo dõi và cho chụp cộng hưởng từ kiểm tra sau 24 giờ can thiệp. Kết quả, vùng nguy cơ thiếu máu sau tái thông có hình ảnh tưới máu như nhu mô não bình thường.
Tiến sỹ, bác sỹ Lê Thanh Dũng, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.
Đột quỵ thiếu máu hay nhồi máu não chiếm tỷ lệ 80-85% các bệnh nhân đột quỵ não. Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn đến nhồi máu não thực sự nếu không được tái thông kịp thời và sẽ để lại các di chứng nặng nề.
Lấy huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học mang lại nhiều ưu điểm, có thể tái thông được các mạch máu lớn, cửa sổ điều trị lên 16 giờ và thậm chí 24h đối với tuần hoàn trước và có thể tới 12 giờ đối với hệ tuần hoàn sau.
Qua trường hợp của chị H, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh có tiền sử bệnh lý tim mạch tuyệt đối không được quên uống thuốc chống đông nếu không sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đột quỵ, người nhà cần ngay lập tức đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế uy tín.
Đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng tàn tật nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội.
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ F.A.S.T: (Face): gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng; (Arm): kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân; (Speech): ngôn ngữ bất thường; (Time): thời gian, nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên người bệnh có nguy cơ đột quỵ rất cao, cần khẩn trương gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Ngoài ra, người bệnh có yếu tố nguy cơ cao (cao huyết áp, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu cao, hút thuốc lá…) cần khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ chế độ điều trị của thầy thuốc./.
5 công dụng tuyệt vời của dầu ô liu đối với sức khỏe
Sử dụng dầu ô liu đúng cách có thể đem đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Dầu ô liu tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ
Dầu ô liu tốt cho tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ. Đồ họa: Hồng Nhật
Theo nhà nghiên cứu Violi tại Đại học Sapienza, Rome, dầu ô liu có tác dụng hạ thấp lượng đường glucose trong máu và cholesterol nhằm giảm tác động tiêu cực lên hệ thống tim mạch.
Ngoài ra, dầu ô liu với cơ thể ít tích lũy lipoprotein và cholesterol, giúp chống lại các bệnh tim mạch khác như bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, huyết khối và các cơn đau tim.
Một trái tim khỏe mạnh cũng góp phần quan trọng vào việc hạn chế nguy cơ đột quỵ. Những người sử dụng dầu ô liu thường xuyên có nguy cơ đột quỵ thấp hơn đến 41% so với những người khác.
Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
Dầu ô liu chứa chất béo có lợi, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và các hoạt động đường ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn, ngăn ngừa sỏi túi mật, bảo vệ dạ dày...
Ngoài ra, dầu ô liu có chức năng nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón, các bệnh về tiêu hóa khác.
Chống viêm
Dầu ô liu có đặc tính chống viêm đối với cơ thể khi gặp những vết thương. Đặc tính kháng khuẩn của các thành phần có trong dầu ô liu giúp ức chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại như helicobacter - một loại vi khuẩn sống trong dạ dày gây viêm loét và ung thư dạ dày.
Theo khuyến nghị, mỗi ngày dùng 30 gram dầu ô liu nguyên chất có thể giúp giảm lượng vi khuẩn helicobacter từ 10% đến 40% chỉ trong vòng 2 tuần.
Ngăn ngừa ung thư
Một vài nghiên cứu cho thấy rằng dầu ô liu giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số loại ung thư.
Nghiên cứu của đại học Edinburgh cho thấy, thành phần axit oleic có trong dầu ô liu có tác động lên phân tử tế bào miR-7, được tìm thấy trong não và được cho là ngăn chặn sự hình thành khối u.
Ngoài ra, chất hydroxytyrosol có trong dầu cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú.
Chống đái tháo đường loại 2
Hãng tin PTI cho biết, nhóm chuyên gia của Viện Bách khoa Virginia và Đại học Công nghệ Virginia, hợp chất oleuropein trong dầu ô liu đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản sinh insulin, phân tử có khả năng kiểm soát quá trình trao đổi chất.
Bên cạnh đó, chất này còn có khả năng khử độc các phân tử amylin, ngăn nó liên kết và hình thành những khối có hại trong bệnh tiểu đường loại 2.
Bác sĩ Bạch Mai giật mình cách cứa tai chữa đột quỵ Phát hiện bố bị đột quỵ, người con trai luống cuống dùng dao cứa tai bố để nặn máu rồi dùng kim chích đầu ngón tay. Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày tiếp nhận 35-40 bệnh nhân từ khắp các tỉnh chuyển đến. Trong số này có rất ít bệnh nhân đến kịp trong khung giờ vàng, rất nhiều...