Quên tên người thân là biểu hiện của bệnh gì?
Thế giới có khoảng 75% người bị sa sút trí tuệ không được chẩn đoán và điều trị.
Căn bệnh này gây mất dần trí nhớ, quên tên người thân, dễ thay đổi tâm trạng và tính cách.
Mới đây, bà N.T.A. (70 tuổi) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng gặp khó khăn khi giao tiếp, không nhớ được tên người nhà, dễ bị kích động. Qua thăm khám, bà A. được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện rối loạn hành vi.
Bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa uống thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh và tập luyện nhận thức tại nhà, sinh hoạt trị liệu nhóm định kỳ tại bệnh viện. Ngoài ra, người thân của bà A. được hướng dẫn tránh yếu tố thúc đẩy người bệnh vào cơn rối loạn như tránh thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt, môi trường quá nóng hoặc lạnh, đông người….
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Thắng, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sa sút trí tuệ là một quá trình bệnh lý khi người bệnh bắt đầu hay quên, tăng dần đến khi ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống nghiêm trọng. Alzheimer là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ khiến người bệnh quên tên người thân, thay đổi tính cách. Ảnh: BVCC.
Các dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ gồm: Mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày; Khó hoàn thành các công việc quen thuộc; Mất định hướng về thời gian và không gian; Suy giảm khả năng phán đoán; Suy giảm khả năng tư duy trừu tượng; Đặt đồ vật sai vị trí; Thay đổi tâm trạng và hành vi; Thay đổi tính cách; Trở nên thụ động.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Tống Mai Trang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khá khó khăn để phát hiện sớm sa sút trí tuệ. Bệnh thường diễn biến âm thầm, phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận ra.
Vì thế, 75% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn cầu không được chẩn đoán, thậm chí lên đến 90% ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Video đang HOT
Ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh có thể được phát hiện qua tầm soát sức khoẻ định kỳ. Lúc này, các tế bào não chưa tổn thương lan rộng nên có thể tác động làm chậm diễn tiến, kéo dài thời gian sống độc lập cho người bệnh.
Nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như dùng thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh, giảm các sản phẩm thoái hoá trong não, thực hiện phương pháp tập luyện nhận thức bằng cách viết nhật ký mỗi ngày, nói chuyện thường xuyên với người thân,…
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh chi tiết về bệnh sử và cho làm bộ test thần kinh – tâm lý. Dựa trên kết quả thu được về mức độ bệnh và yếu tố khiếm khuyết về mặt nhận thức của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kết hợp tập luyện nhận thức.
Ngoài ra, người bệnh được tham gia chương trình tập luyện theo nhóm tương ứng từng mức độ nhẹ – trung bình – nặng để được gặp gỡ, sẻ chia, tránh tâm lý mặc cảm.
Tuỳ trường hợp, bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ. Não bộ của người bệnh được kích thích kép với máy từ trường và các bộ bài tập nhận thức được áp dụng đi kèm trong quá trình chạy máy.
Rau mồng tơi có tác dụng gì?
Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, vậy rau mồng tơi có tác dụng gì?
Từ lâu rau mồng tơi được biết đến là loại rau quen thuộc và tốt cho sức khỏe. Rau mồng tơi khá dồi dào vitamin và khoáng chất, nổi bật nhất là hàm lượng sắt, canxi, vitamin A, C và các vitamin nhóm B.
Tuy nhiên ít người biết rằng rau mồng tơi còn được sử dụng như một loại thuốc chữa bệnh, mang đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những tác dụng của rau mồng tơi đối với sức khỏe.
Rau mồng tơi rất tốt cho sức khỏe
Tổng quan về rau mồng tơi
Báo Thanh Niên dẫn lời bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, giảng viên khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Rau mồng tơi có tên khoa học Basella alba L thuộc họ mồng tơi - Basellaceae.
Đây là cây thảo leo có lá mọc so le, phiến nguyên và mọng nước. Ở nước ta, mồng tơi là loại rau ăn rất phổ biến, có thể chế biến được nhiều món canh ngon, là bài thuốc hữu ích với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, mồng tơi vị ngọt, chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt.
Theo y học hiện đại, lá mồng tơi tươi chứa nhiều vitamin chủ yếu là vitamin A và B; cây chứa protein, calcium, sắt, vitamin, chất nhầy. Ngoài ra, trong lá mồng tơi chứa nhiều hợp chất như -carotene, lutein, zeaxanthin, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do vốn có liên quan đến tình trạng lão hóa và nhiều quá trình bệnh khác nhau.
Trong thân và lá rau mồng tơi còn chứa nhiều polysaccharide phi tinh bột, chất nhầy, chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, chất xơ góp phần làm giảm hấp thu cholesterol và ngăn ngừa các vấn đề về ruột.
Các bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi
Bài viết của BS Vũ Duy Thành trên Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra những bài thuốc chữa bệnh từ rau mồng tơi như sau:
Chữa đau đầu do đi nắng: Lá mồng tơi giã nhuyễn lấy nước uống, bã đắp 2 bên thái dương rồi băng lại.
Chữa tiểu tiện nóng buốt: Lá mồng tơi 1 nắm, giã nhuyễn, lấy nước cốt pha thêm với nước, chắt lấy nước uống, uống nóng với ít muối. Dùng bã đắp vùng bàng quang.
Thanh nhiệt giải độc: Canh mồng tơi kèm rau đay, cua, ăn mát ruột, ngon miệng, thanh lọc cơ thể.
Chữa khí hư suy nhược: Biểu hiện đoản hơi, đoản khí, ăn uống kém, người mệt mỏi, gầy sút.
Nguyên liệu: Gà ác 1 con, lá mồng tơi một nắm, đậu đen một nắm, ninh nhừ, ăn nóng, ăn cả nước và cái. Tuần ăn 1-2 lần, cách nhau 3-6 ngày.
Trị táo bón: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, 1-2 củ khoai sọ rửa sạch, thái nhỏ, nấu ăn hàng ngày.
Trị mụn trứng cá: Dùng mồng tơi, diếp cá, tỷ lệ bằng nhau, giã nát lọc lấy nước cốt thoa lên khu vực bị mụn, tuần 3-4 lần.
Chữa đau nhức xương khớp: 300g giò heo, 200g rau mồng tơi, một ít rượu trắng. Giò heo ninh nhừ cho mồng tơi, rượu trắng vào nấu chín thêm chút mắm muối vừa ăn.
Trên đây là những tác dụng của rau mồng tơi với sức khỏe. Hãy thường xuyên bổ sung loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày nhé.
Cách giảm đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh Để giảm đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chúng ta cần tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh và duy trì cân bằng nhiệt độ trong nhà. Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh như thế nào? Thạc sĩ - bác sĩ Quách Khang Hy, khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết khi thời...