“Quên” sổ tiết kiệm 15 năm, vẫn được nhận gần 400 triệu đồng
Ba cuốn sổ tiết kiệm của một khách hàng tại Hà Nội bị bỏ quên trong tủ 15 năm vừa được ngân hàng tất toán với tổng số tiền gần 400 triệu đồng
Ngày 10/12, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm (BIDV Hoàn Kiếm) đã tổ chức thanh toán Thẻ tiết kiệm có kỳ hạn tiền bằng Đồng Việt Nam (VND) và Ngoại tệ Đô La Mỹ (USD) cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm từ các năm 1999 đến năm 2001.
Cụ thể, ngày 13/5/1999, bà Ngô Thị Hợi (Hà Nội) đã gửi sổ Tiết kiệm có kỳ hạn VND số PY 0000933, với số tiền 27 triệu đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,8%/tháng. Ngày 16/10/2001, bà Hợi gửi tiếp sổ Tiết kiệm có kỳ hạn VND số UY 0099589, với số tiền 20 triệu đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 0,55%/tháng và Sổ tiết kiệm có kỳ hạn USD số AN 0007951, với số tiền 7.000 USD, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 2.25%/tháng.
Một cuốn sổ tiết kiệm của bà Hợi.
Qua thời gian dài để quên trong tủ, mãi đến đầu tháng 12/2014 gia đình bà Hợi mới nhớ ra. Đến ngày 9/12/2014, anh Phan Anh là con trai của Bà Hợi đến BIDV Hoàn Kiếm để làm thủ tục thanh toán các Thẻ tiết kiệm nói trên.
Video đang HOT
Ngân hàng BIDV cho hay: Sau khi nhận được đề nghị của anh Phan Anh, BIDV Hoàn kiếm đã kiểm tra trên máy chủ và xác nhận các sổ Tiết kiệm có kỳ hạn nói trên do BIDV phát hành gần 15 năm trước.
Do chủ sổ là bà Ngô Thị Hợi nay đã già yếu 79 tuổi, có bệnh lý mất trí nhớ… , BIDV Hoàn Kiếm đã hướng dẫn anh thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để nhận được số tiền trên về chăm sóc mẹ già.
Đến ngày 10/12/2014, BIDV Hoàn kiếm đã hoàn thành các thủ tục theo quy định và trao lại số tiền gốc và lãi các sổ tiết kiệm có kỳ hạn trên cho gia đình bà Hợi. Theo đó, Sổ tiết số PY 0000933 đã được nhận tổng giá trị gốc và lãi đến ngày 10/12/2014 là 97.993.500 đồng; Sổ tiết kiệm số UY 099589 đã được nhận tổng giá trị gốc và lãi đến ngày 10/12/2014 là 66.676.900 đồng; Sổ tiết kiệm số AN 0007951 đã được nhận tổng giá trị gốc và lãi đến ngày 10/12/2014 là 10.427,77 USD.
An Hạ
Theo Dantri
VietJet ký hợp đồng bảo dưỡng động cơ máy bay giá 300 triệu USD
Hãng hàng không VietJet Air và CFM International vừa ký hợp đồng bảo dưỡng động cơ theo giờ bay cho dòng động cơ CFM56-5B của hãng lắp trên 21 máy bay A320 ceo. Hợp đồng này có thời gian hiệu lực trong vòng 12 năm với tổng giá trị 300 triệu đô la Mỹ.
Động cơ CFM 56-5B là một sản phẩm của CFM International, công ty liên doanh (50 - 50) giữa Snecma (Safran) và GE (Mỹ). CFM là nhà cung cấp động cơ máy bay thương mại hàng đầu thế giới; tính đến nay đã phân phối hơn 27,000 động cơ. CFM56-5B được chọn làm động cơ cho mỗi dòng tàu bay của Airbus A320.
VietJet Air ký hợp đồng bảo dưỡng động cơ máy bay tại Pháp
VieJet Air là khách hàng của CFM kể từ khi hãng bắt đầu hoạt động qua việc sử dụng dòng động cơ CFM56-5B cho 18 máy bay A320. Đầu năm 2014, VietJet Air cũng đã đặt mua dòng động cơ CFM56-5B cho 14 tàu bay mới A320ceo (dòng động cơ hiện hành) và 7 tàu bay A321ceo từ CFM với tổng giá trị lên đến 800 triệu đô la Mỹ.
Như vậy, số lượng máy bay lắp dòng động cơ CFM56 của VietJet Air tới nay đã xác nhận đến nay là 39 máy bay. Hãng này cũng đón nhận chiếc tàu bay đầu tiên của hãng đã đặt mua tại Pháp.
Ông Lưu Đức Khánh - Giám đốc điều hành Vietjet - cho biết: "Qua việc ký kết hợp đồng này, chúng tôi sẽ kiểm soát tốt hơn chi phí bảo trì khi hoạt động và đảm bảo sự ổn đinh trong khai thác của hãng". Cũng theo ông Khánh, CFM đã chứng minh được họ là đối tác tin cậy và sẽ tiếp tục hợp tác cho sự phát triển của VietJet Air trong thời gian tới.
Theo các điều khoản ký hết, CFM sẽ bảo đảm kỹ thuật cho tổng số 45 động cơ CFM56-5B với những điều kiện cung cấp miễn phí một số động cơ dự phòng.
Ông Gal Meheust - Phó Chủ tịch phụ trách thương mại của CFM cho biết: "Chúng tôi rất vui từ khi mang đội chuyên gia của mình hỗ trợ Vietjet và giúp hãng kiểm soát chi phí hoạt động ở mức thấp".
"Vietjet đã có những bước phát triển vượt bậc chỉ trong thời gian ngắn và chúng tôi cảm thấy vui mừng khi đóng góp một phần vào sự phát triển này" - ông Gal Meheust thông tin.
Được biết, tất cả dòng động cơ mới của đội tàu bay VietJet Air sẽ là CFM56-5B, xây dựng theo gói Cải thiện hiệu suất (PIP). PIP đã trở thành cấu hình sản xuất mới của CFM56-5B trong năm 2011.Những cải tiến nhằm tiết kiệm 0,5% nhiên liệu tiêu thụ gồm có: thay đổi lõi phần cứng bao gồm làm mới lưỡi tuabin cao áp, thay đổi trong sản xuất máy nén, cánh quạt và van để cải thiện hiệu suất tích trữ. Mức ồn của động cơ được duy trì theo tiêu chuẩn sản xuất và đáp ứng yêu cầu của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), và quy định của Ủy ban các Tiêu chuẩn Bảo vệ Môi trường Hàng không (CAEP / 6).
VietJet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàng không thế hệ mới. Hiện VietJet Air đang khai thác 18 tàu bay A320, thực hiện 150 chuyến bay một ngày, đã phục vụ vận chuyển hơn 8 triệu hành khách. Với 28 đường bay phủ khắp các điểm đến trong nước và các đường bay quốc tế đến Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia.
Theo lộ trình phát triển, mỗi năm VietJet Air sẽ nhận từ 6 - 12 tàu bay mới trong hợp đồng mua và thuê mua 100 tàu bay với Airbus để mở rộng hơn nữa các đường bay quốc tế. Hãngcó kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và cũng đang nghiên cứu mở các đường bay dài sang các nước châu Âu và có thể sẽ ký kết hợp đồng mua sắm các loại tàu bay thân rộng, hiện đại với các nhà sản xuất may bay uy tín trên thế giới.
PV
Theo Dantri
TP.HCM chi nửa tỷ USD để hồi sinh các "dòng kênh thối" Ngày 7.10.2014, UBND TPHCM đã phê duyệt số vốn 542 triệu đô la Mỹ (tương đương 11.004 tỷ đồng) phục vụ cho giai đoạn 2 Dự án vệ sinh môi trường thành phố từ năm 2015 đến 2020. Dự án lần này được xem là tiếp tục hoàn thành các hạng mục về thu gom nước thải, xử lý nước thải của cư...