Quên nỗi sợ hãi, khối ngoại chi gần 38 tỷ gom HPG của tỷ phú Trần Đình Long
Quên nỗi sợ hãi, càng về cuối phiên giao dịch, dòng tiền đổ vào thị trường càng trở nên mạnh hơn giúp các chỉ số đóng cửa tại vùng giá cao nhất phiên với Vn-Index tăng 24,19 điểm (2,56%) lên 970,08 điểm. Tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long tăng gần 500 tỷ khi khối ngoại chi 37,47 tỷ đồng gom HPG.
VnIndex tăng 24 điểm, khối ngoại chi 300 tỷ gom cổ phiếu
Phiên giao dịch ngày cuối tuần (12.10) khép lại với một diễn biến khá bất ngờ. Càng về cuối phiên giao dịch, dòng tiền đổ vào thị trường càng trở nên mạnh hơn giúp các chỉ số đóng cửa tại vùng giá cao nhất phiên. Cụ thể, Vn-Index tăng 24,19 điểm (2,56%) lên 970,08 điểm; Hnx-Index tăng 2,58 điểm (2,41%) lên 109,76 điểm và Upcom-Index tăng 0,65 điểm (1,24%) lên 52,69 điểm.
Theo đó, số mã tăng điểm áp đảo hoàn toàn với 417 mã, trong khi số mã giảm điểm chỉ là 143, hình ảnh này trái ngược hoàn toàn so với phiên trước khi hàng loạt cổ phiếu giảm sàn la liệt.
Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá cao với giá trị khớp lệnh đạt 4.800 tỷ đồng. Khối ngoại giao dịch khá tích cực khi mua ròng gần 300 tỷ trên toàn thị trường.
Điểm đáng lưu ý là dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán. Theo đó, VPB là cổ phiếu khối ngoại mua ròng nhiều nhất phiên với 151,6 tỷ đồng và phần lớn là giao dịch thỏa thuận. Xếp tiếp theo trong top mua ròng của khối ngoại lần lượt là VCB (39,39 tỷ đồng), HPG (37,47 tỷ đồng), HBC (28,9 tỷ đồng), STB (27,45 tỷ đồng).
Chốt phiên, giao dịch khối ngoại cũng là điểm nhấn đáng chú ý khi họ đã trở lại mua ròng khá tích cực với giá trị hơn 300 tỷ đồng. Trên HoSE, khối ngoại trở lại mua ròng khá quyết liệt với 11,96 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 272,93 tỷ đồng.
Cùng với sự tăng điểm là biến động về tài sản chứng khoán của các tỷ phú Việt Nam. Theo đó, bộ ba “cổ phiếu họ Vin” là cổ phiếu VIC của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, tăng 3000 đồng lên 96.000 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt gần 1,7 triệu đơn vị. Tuy nhiên, khối ngoại vẫn bán ròng ở VIC hơn 100 nghìn đơn vị. Cổ phiếu VRE tăng 0,65 điểm lên 38.050 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu VHM tăng 0,5 điểm lên 77.000 đồng/cổ phiếu. Nhờ vậy, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã tăng thêm khoảng 5.600 tỷ đồng.
Trong khi đó, VJC (Vietjet Air) của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo lại có mức tăng khá khiêm tốn sau chuỗi ngày lao dốc. Kết phiên, VJC chỉ tăng được 200 đồng lên 141.000 đồng/cổ phiếu. Tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo tăng lên không đáng kể.
Cú hích từ người tiên phong, khối ngoại gom mạnh HPG
Đáng chú ý là cổ phiếu HPG hôm nay trở thành tâm điểm của nhà đầu tư nước ngoài khi chi 37,47 tỷ đồng để gom cổ phiếu của tỷ phú Trần Đình Long. Theo đó, cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long cũng hồi phục được 900 đồng lên 40.800 đồng/cổ phiếu. Tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long tăng lên 480 tỷ đồng.
Video đang HOT
Khối ngoại chi 37,47 tỷ đồng gom cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long
Một thông tin tích cực cho cổ phiếu HPG của tỷ phú Trần Đình Long là mới đây, Tập đoàn Hoà Phát vừa đưa ra thị trường những lô xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 đầu tiên. Điều này cho thấy quyết tâm của Hòa Phát trong việc tối ưu hóa công nghệ, biến chất thải phát sinh trong quá trình luyện gang thành sản phẩm vật liệu xây dựng, bảo vệ môi trường, đem lại giá trị gia tăng đáng kể cho chuỗi sản xuất thép của Tập đoàn.
Xỉ hạt lò cao (GBFS – Granulated Blast Furnace Slag) là dạng chất thải rắn, sản phẩm phụ của quá trình sản xuất gang trong lò cao. Quy trình sản xuất xỉ hạt lò cao nghiền mịn không quá phức tạp và khá phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Sau khi được đưa vào dây chuyền nghiền, xỉ hạt được nghiền mịn đến tỷ diện lớn hơn 5.000 cm2/g, đạt tiêu chuẩn loại S95 theo TCVN 11586:2016, mịn hơn xi măng và trở thành một loại phụ gia khoáng hoạt tính rất tốt cho xi măng, bê tông và vữa.
Đầu năm 2018, thực hiện chủ trương chế biến, xử lý sâu tại chỗ và tận dụng nguồn nhiệt dư trong quá trình luyện gang thép, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã cải tạo hệ thống tạo xỉ hạt bằng nước lạnh áp lực cao và đầu tư thêm 01 dây chuyền nghiền xỉ hạt lò cao tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hải Dương. Đây là dây chuyền công nghệ nghiền đứng, đồng bộ vào loại hiện đại nhất hiện nay, công suất 115 tấn/h, tương đương 750.000 tấn/năm.
Như vậy, Hòa Phát đã và trở thành doanh nghiệp sản xuất thép đầu tiên của Việt Nam biến chất thải rắn thành sản phẩm vật liệu xây dựng có giá trị kinh tế cao.
Toàn bộ sản phẩm xỉ hạt lò cao nghiền mịn S95 của Thép Hòa Phát đã được các doanh nghiệp sản xuất xi măng, bê tông trong và ngoài nước, các nhà thầu xây dựng, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội bê tông cọc Việt Nam đăng ký mua hoặc làm nhà phân phối.
Bên cạnh đó, khi Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành và hoạt động hết công suất vào năm 2020, dự kiến tổng lượng xỉ hạt lò cao phát sinh là 2,6 triệu tấn/năm. Với sản lượng này, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long tin tưởng sẽ đáp ứng được đáng kể nhu cầu phụ liệu xi măng cao cấp trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Ngân
Theo Laodong.vn
Nhờ thị phần ống thép Hoà Phát lên 27%, tài sản tỷ phú Trần Đình Long tăng lên gần 16.200 tỷ
Chỉ số VnIndex trong phiên giao dịch ngày 28.9 đã dần bỏ xa ngưỡng 1.010 điểm song chưa đủ sức chinh phục ngưỡng 1.020 điểm khi thị trường hụt hơi trước áp lực chốt lời tăng cao. Nhờ thông tin thị phần ống thép Hòa Phát tăng lên hơn 27%, cổ phiếu HPG tiếp đà tăng mạnh giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long đã tăng lên 16.139,87 tỷ đồng
"Cổ phiếu họ Vin" giúp VnIndex duy trì sắc xanh
Thông tin Việt Nam được thêm vào danh sách theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi loại 2 của FTSE Russell đã tạo ra tâm lý giao dịch tích cực trên TTCK Việt Nam trong phiên giao dịch sáng 28.9. Chỉ số VnIndex dần bỏ xa ngưỡng 1.010 điểm song chưa đủ sức chinh phục ngưỡng 1.020 điểm, thị trường dần hụt hơi trước áp lực chốt lời tăng cao.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28.9, chỉ số VnIndex tăng 1,76 điểm (0,17%) lên 1.017,13 điểm. Còn HNX-Index tăng 0,19 điểm (0,17%) lên 116,28 điểm. Phiên giao dịch ngày 28.9 ghi nhận phiên mua ròng thứ 5 liên tiếp của khối ngoại với tổng giá trị lên tới hơn 230 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 28.9, chỉ số VnIndex tăng 1,76 điểm (0,17%) lên 1.017,13 điểm (Ảnh: I.T)
Trên sàn HOSE, hai cổ phiếu HPG và STB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với giá trị mua dòng lần lượt là 146,4 tỷ đồng và 128,3 tỷ đồng. Tiếp đó là cổ phiếu VRE được mua ròng 64,5 tỷ đồng.
Còn cổ phiếu VCB dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị bán ròng là 65,7 tỷ đồng, cổ phiếu VJC và VIC xếp ngay phía sau với giá trị bán ròng lần lượt 54,5 tỷ đồng và 34,8 tỷ đồng.
Trong nhóm VN30, nhiều mã giảm điểm đã làm giảm mức tăng của VnIndex như VIC giảm 0,3% xuống 98.300 đồng, VNM giảm 0,9% xuống 137.300 đồng, VCB giảm 0,6% xuống 63.000 đồng, GAS giảm 1,3% xuống 115.700 đồng, CTG giảm 0,2% xuống 27.550 đồng.
Ngược lại, hai "cổ phiếu họ Vin" là VHM, VRE cùng cổ phiếu BID lại đóng vai trò lực đỡ giúp VnIndex bảo toàn sắc xanh. Cụ thể, cổ phiếu VHM tăng 1,9% lên 106.000 đồng, BID tăng 1,6% lên 35.200 đồng. Riêng VRE bật tăng 2,2% lên 41.900 đồng và khối lượng khớp lệnh đạt 4,3 triệu cổ phiếu. Trong phiên ATC, 2,3 triệu cổ phiếu VRE đã khớp lệnh.
Tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long lại tăng 286,17 tỷ đồng lên 16.139,87 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG tiếp tục tăng 1,8% lên 42.300 tỷ đồng (Ảnh: I.T)
Tài sản trên sàn chứng khoán của các tỷ phú USD Việt Nam sau phiên giao dịch ngày 28.9 cũng ghi nhận nhiều sự thay đổi. Trong khi giá trị giao dịch của cổ phiếu VIC giảm 0,3% khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" 217,19 tỷ đồng, thì tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long lại tăng 286,17 tỷ đồng lên 16.139,87 tỷ đồng nhờ cổ phiếu HPG tiếp tục tăng 1,8% lên 42.300 tỷ đồng.
Còn tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng giảm khoảng 174 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của cổ phiếu VJC 1.100 đồng/cổ phiếu (0,73%) xuống 151.500 đồng/cổ phiếu.
Thị phần ống thép Hòa Phát tăng lên hơn 27%
Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT vừa đón nhận tin vui khi một công ty con của Tập đoàn Hòa Phát là Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát đã đạt sản lượng bán hàng 425.900 tấn, tăng 11,5% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thị phần sản phẩm ống thép của Tập đoàn đã tăng lên 27,06%, trong khi cùng kỳ năm trước ở mức 26,42%.
Tại thị trường trong nước, khu vực miền Trung ghi nhận mức tăng cao nhất với trên 15%. Bình quân sản lượng hàng tháng của năm 2018 đã đạt trên 10.000 tấn, tăng khoảng 1.300 tấn so với mức bình quân tháng trong năm 2017.
Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô VINFAST sử dụng khối lượng lớn ống thép Hòa Phát để gia công hệ thống PCCC
Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở thị trường xuất khẩu các sản phẩm ống thép. Trong 8 tháng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ống thép xuất khẩu hơn 230.000 tấn, tăng 32,3% so với năm ngoái. Trong khi đó, ống thép Hòa Phát đã xuất khẩu 11.800 tấn, tăng tới 59,4% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu của ống thép Hòa Phát bao gồm Mỹ, Canada, các nước ASEAN với các dòng sản phẩm như ống thép mạ nhúng nóng, ống thép tôn mạ kẽm, ống thép đen hàn. Thực tế trên cho thấy, dù các nước liên tục áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhưng sản phẩm của Tập đoàn vẫn đảm bảo sức tăng trưởng, nhờ khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm ngày càng cao.
VSA cho biết, cho đến cuối tháng 8, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp đạt gần 1,6 triệu tấn, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, sản lượng bán hàng đạt 1,57 triệu tấn, tăng 8,9%. Ống thép Hòa Phát tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu Top 5 nhà sản xuất ống thép lớn nhất Việt Nam.
Cũng trong quý III, Công ty Ống thép Hòa Phát đã quyết định đầu tư xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất ống thép cỡ đại tại nhà máy ở Hưng Yên, bao gồm 01 máy xả băng 1800x12mm, 01 máy uốn ống kích cỡ lên đến 325mm (ống vuông lên đến 250mm), độ dày lên tới 12mm, máy thử áp lực, máy nạo đường hàn trong, máy vét đầu ống, máy đóng bó tự động... Dây chuyền dự kiến chính thức cho ra sản phẩm mới vào đầu năm 2019.
Nguyên Phương
Theo danviet.vn
SSI giảm sàn khiến tài sản "bốc hơi" 130 tỷ, ông Nguyễn Duy Hưng trấn an nhà đầu tư TTCK Việt Nam chứng kiến phiên hoảng loạn, khi nhà đầu tư đồng loạt bán tháo trong phiên giao dịch ngày 11.10, khiến VnIndex giảm hơn 48 điểm (4,84%) xuống 945,89 điểm. Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" hơn 2.600 tỷ đồng. Dù tài sản giảm tới 130,84 tỷ đồng song Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng vẫn trấn an...