Quên những điều này khi tắt máy ô tô gây hại cho xe, hiểm nguy khôn lường
Những lỗi phổ biến mà nhiều tài xế mắc phải ở dưới đây không những gây hại cho xe mà còn có thể gây tai nạn cho những người xung quanh.
Quên không kéo phanh tay trước khi rời khỏi xe ô tô là lỗi nhiều người mắc. Đối với trường hợp người sử dụng ô tô quên hạ hoặc hạ chưa hết phanh tay, vẫn cho xe vận hành lúc này guốc phanh và má phanh sẽ áp sát vào tang trống (hoặc đĩa phanh).
Theo đó, ma sát lớn giữa má phanh và tang trống làm phát sinh nhiệt độ cao, có khả năng gây cháy cho má phanh. Đối với các dòng xe có đèn cảnh báo trên màn hình ô tô, khi gặp trường hợp này, đèn cảnh báo bật sáng để nhắc nhở người lái. Nếu người lái vẫn không để ý đèn cảnh báo, xe chạy sẽ kèm theo mùi khét từ hệ thống phanh. Điều này rất nguy hiểm khi lưu thông trên cao tốc, bên cạnh đó sẽ gây hư hại đến bộ phận chống bó cứng phanh ABS, nguy hiểm hơn sẽ làm phanh mất tác dụng và gây tai nạn đáng tiếc.
Trước khi kết thúc hành trình một vài phút, tài xế hãy tắt điều hòa giúp cơ thể dần làm quen với nhiệt độ bên ngoài, tránh sốc nhiệt. Chỉ nên tắt điều hòa và vẫn để quạt sẽ giúp làm khô cửa gió, tránh lượng không khí ẩm tồn đọng khiến sinh ra nấm mốc, một nguyên nhân dẫn đến mùi khó chịu mỗi khi bước vào xe. Tuy nhiên có nhiều tài xế thường hay quên tắt điều hòa gây tốn nhiên liệu, bộ phận điều hòa nhanh hỏng nếu thường xuyên quên.
Quên không lên hết kính cửa sổ
Nhiều tài xế có thói quen trước khi ra khỏi xe ô tô không đóng cửa kính nhằm giúp xe đỡ mùi. Tuy nhiên, nếu không kéo kính, khi đỗ ngoài trời gặp cơn mưa có thể khiến ướt nội thất. Ngoài ra, với không gian vừa đủ kẻ gian cũng có thể tận dụng cơ hội đột nhập vào xe một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Quên không tắt đèn và gạt nước mưa
Xe hiện đại có đèn pha tự động, có thể không cần tắt. Nhưng nhiều xe đời cũ không có, khi đi buổi tối xong tài xế nên tắt đèn pha, đèn nội thất để không ảnh hưởng đến ắc-quy. Sau một đêm, xe có thể hết ắc-quy, không thể nổ máy.
Một số xe gạt nước sẽ không tự động chuyển về vị trí bắt đầu nếu xe tắt máy. Khi đó, cần ở lưng chừng kính, thời gian lâu gây đọng nước, bụi, gây ố mặt kính, rất khó để gạt sạch khi gặp cơn mưa, khiến giảm tầm nhìn.
Gập gương gọn gàng sẽ tránh được những va quệt đáng tiếc khi xe đỗ. Với một số gương gập bằng cơ, người khác có thể thay gập lại trong trường hợp cần thiết. Với những loại gương điện, việc cố gắng gập lại bằng tay có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành hoặc ảnh hưởng đến bộ điện. Chủ động gập gương trước khi rời xe sẽ giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có.
Quên không chỉnh vô-lăng
Với những người mới lái, việc lái vào vị trí đỗ và giữ bánh xe thẳng là không dễ dàng. Lúc này lái xe chỉ có cách cố gắng nhớ theo quy tắc đánh hết bên này bao nhiêu trả lái lại bên kia bấy nhiêu. Trước khi tắt máy chỉnh vô-lăng thẳng phía trước lắc tay thấy nhẹ hoặc có thể nhích lên hoặc lùi lại một chút nếu thấy xe đi thẳng có nghĩa là đã đỗ xe thành công.
Tuy nhiên, nhiều khi đỗ xe đánh chéo bánh lại an toàn. Ví dụ đỗ ngang dốc, đánh lái về phía taluy dương khi xe có trôi sẽ lùi hoặc tiến vào phía đó sẽ được an toàn, hoặc khi cần khóa vô-lăng cũng phải đánh chéo bánh lái.
Quên không khóa cửa
Quên khóa cửa xe là lỗi tưởng không thể xảy ra nhưng thực tế không ít tài xế quên. Điều này sẽ vô cùng tai hại vì có thể mất xe ô tô bất cứ lúc nào nếu trộm nhòm ngó.
Theo Baogiaothong
Ô tô ngốn nhiên liệu, hỏng điều hòa nếu tài xế không làm sạch bộ phận này
Lọc gió điều hòa ô tô là một trong những bộ phận của hệ thống điều hòa trên xe, tuy nhiên nhiều tài xế thường để bộ phận này bẩn gây tác hại khó lường.
Với nhu cầu như hiện nay hầu hết các xe ô tô đều có nhu cầu sử dụng điều hòa nên tất nhiên cần sử dụng lọc gió điều hòa. Bộ phận này giúp lọc bụi bẩn trong không khí mà hệ thống điều hòa lấy từ môi trường bên ngoài ô tô để hút vào trong xe. Vì vậy, nếu như bộ phận này bị bẩn sẽ có tác động khôn lường đến người sử dụng.
Lọc gió điều hòa bẩn ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe
Lọc gió điều hòa ô tô còn gọi là lọc gió Cabin sau một thời gian dài sử dụng sẽ bị bám bụi bẩn. Chính sự bụi bẩn này sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng lưu thông không khí trong xe cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây ô nhiễm hoạt động mạnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Lọc gió ô tô bẩn không những ảnh hưởng không nhỏ tới điều hòa mà còn ngốn nhiều nhiên liệu.
Gây ô nhiễm môi trường bên trong ô tô
Lọc gió điều hòa đảm nhiệm chức năng chính là lọc và ngăn chặn bụi bẩn cùng không khí gây nhiễm qua hệ thống điều hòa nhiệt độ, hệ thống sưởi và thông hơi. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng lọc gió điều hòa bị bẩn bám dính nhiều sẽ khiến cho nồng độ ô nhiễm trong xe ô tô tăng cao, tăng tới mức 6 lần môi so với môi trường bên ngoài. Sự ô nhiễm này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người lái cũng như những người khác trên xe.
Gây hỏng động cơ ô tô nhanh chóng
Lọc gió điều hòa ô tô hoạt động giúp cho động làm việc tốt hơn, bởi thế nếu không có lọc gió, hoặc bị bụi bẩn bám bít nhiều khiến lọc gió không thể hoạt động được sẽ khiến động cơ giảm công suất hoạt động. Hơn nữa, việc tạo ra các chất thải, muội than trong quá trình hoạt động sẽ xảy ra nhanh chóng, kết hợp bụi bẩn từ không khí tác động lên động cơ khiến động cơ nhanh chóng xuống cấp hoặc hư hỏng, giảm tuổi thọ nhiều lần.
Lọc gió điều hòa bẩn có thể gây tiêu hao nhiên liệu
Nhờ có lọc gió hoạt động thường xuyên lọc, ngăn chặn bụi bẩn, động cơ hoạt động tốt, bền bỉ sẽ giúp tiết kiệm nguồn nhiên liệu. Do đó, nếu xe có thiết bị lọc gió điều hòa tốt quá trình tiêu hao nhiên liệu sẽ ít hơn so với xe có hệ thống lọc gió kém.
Lọc gió điều hòa bẩn có thể sinh ra khí độc, mùi hôi khó chịu
Ngoài ra, lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, tích bụi bẩn lâu ngày thì đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn mạnh mẽ, khi không khí lùa qua sẽ gây ra nhiều khí độc vào trong xe và luôn cuốn cả các vi khuẩn, nấm mốc, tạo ra mùi hôi khó chịu trên xe.
Khi hệ thống lọc gió điều hòa hoạt động lâu ngày thì chất lượng không khí được lọc sạch giảm dần, bụi bẩn đi vào nhiều hơn. Lượng bụi bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ trên giàn lạnh khiến cho không khí không thể tiếp xúc được các thanh nhôm làm lạnh dẫn tời không khí khó được làm mát lạnh một cách tối đa nhất, gây ra tốn nhiên liệu mà vẫn không hiệu quả trong việc làm mát.
Nên thay lọc gió điều hòa khi nào?
Bộ phận lọc gió điều hòa thường được đặt ở phía dưới của hộp đựng đồ phụ bên trong điều hòa hoặc ở dưới nắp ca pô. Việc thay thế bộ phận này khá đơn giản nên có thể tự thực hiện thay theo định kỳ.
Việc thay thế bộ phận này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như loại xe dùng là gì, thời gian sử dụng ra sao, số km đi được của ô tô khi mới bắt đầu sử dụng hệ thống điều hòa, môi trường sử dụng ra sao? Các yếu tố trên cần kết hợp với nhau, đôi khi xe chưa đạt được số km hạn định nhưng các yếu tố khác ảnh hưởng đến bộ phận lọc gió điều hòa thì chúng ta cũng cần phải thay. Khi mua bộ phận lọc điều hòa mới nên xem xét kỹ sách hướng dẫn sử dụng có số liệu khuyến cáo thời hạn sử dụng bộ phận này.
Theo VietQ
Mùa đông sử dụng điều hòa ô tô như thế nào cho đúng? Dưới đây là một số lưu ý về việc sử dụng điều hòa vào mùa đông giúp tài xế có những hành trình ấm áp và an toàn. Điều hòa trên ô tô là một trang bị không thể thiếu, tuy nhiên việc sử dụng nó như thế nào cho đúng thì không phải tài xế nào cũng biết, đặc biệt là trong...