Quên làm điều này sau sinh, trẻ dễ thấp còi khi lớn lên
Theo các chuyên gia, trẻ bị suy dinh dưỡng có thể thấp hơn từ 5-10cm khi trưởng thành, đặc biệt với những trẻ sinh non thiếu tháng. Để trẻ không thấp còi, phát triển toàn diện ngay từ ngày chào đời cần phải chú ý các điều này.
Mắc đủ thứ bệnh vì sức đề kháng kém
Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn ở mức cao, khoảng 24% (thống kê năm 2016). Đáng lưu ý, trẻ suy dinh dưỡng khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến khi trưởng thành. Những trẻ khi còn nhỏ bị suy dinh dưỡng khi lớn sẽ thấp hơn từ 5-10cm so với những trẻ bình thường khác. Với trẻ sinh non thiếu tháng, nguy cơ này cao hơn rất nhiều lần nếu không được quan tâm ngay từ đầu.
Tại hội thảo khoa học “ Sữa non – nguồn dinh dưỡng miễn dịch quý giá cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ” mới đây, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, theo nghiên cứu từ Tổng Cục Thống kê (GSO) Việt Nam trong từ năm 2014 đến nay, tỷ lệ trẻ sinh non, nhẹ cân ở Việt Nam đang tăng nhẹ từ 5,1% (năm 2011) lên 5,7% (năm 2013) và 6,2% (2018).
Sinh non là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Ở nước ta, theo báo cáo của Bộ Y tế, mỗi năm có tới 150.000 trẻ sinh non, nhẹ cân chào đời. Tỷ lệ tử vong do trẻ sinh non, nhẹ cân cũng chiếm tới 25% số tử vong sơ sinh.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cùng cho rằng sữa non có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Ảnh PT
“Phần nhiều các trẻ này đều có khả năng miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh như: sởi, ho gà, viêm phế quản, viêm phổi, tiêu chảy…. Nhiễm khuẩn hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất. Ở các nước đang phát triển có đến 4.300 trẻ tử vong mỗi ngày do viêm phổi, tương đương với cứ 20 giây lại có 1 trẻ tử vong do viêm phổi mỗi ngày. Khi con bị nhiễm khuẩn hô hấp, cha mẹ lại lạm dụng kháng sinh dẫn tới tình trạng kháng thuốc. Sức đề kháng giảm, bệnh của trẻ tái đi tái lại, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ” – BS Dũng cho hay.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, với những trẻ sinh non tháng, chưa nhận đủ các yếu tố miễn dịch từ mẹ chuyển sang con, chưa tăng trường đầy đủ về cân nặng chiều cao cũng như các vi chất dinh dưỡng để khi trẻ ra đời được khỏe mạnh. Do đó sau sinh, trẻ dễ đối mặt nguy cơ suy dinh dưỡng, miễn dịch kém dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn… ảnh hưởng đến tăng trưởng. Việc chăm sóc không tốt ngay từ những ngày đầu sẽ cản bước phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.
Ở những trẻ sinh non cần chăm sóc đặc biệt hơn, chú ý đến tăng cường miễn dịch, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Dinh dưỡng nếu tốt thì sau đó trẻ vẫn phát triển kịp như những đứa trẻ khác.
Nguyên tắc “vàng” để trẻ phát triển toàn diện
Video đang HOT
Chỉ ra một trong những yếu tố khiến trẻ thấp còi khi lớn lên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng nguyên nhân do các bà mẹ sau sinh không chú ý đến nguồn sữa non.
Để trẻ không thấp còi, phát triển toàn diện nhất là với những trẻ sinh non thì ngay từ những ngày đầu cần phải bổ sung. Sữa non xuất hiện ở tuần cuối thai kỳ và 48 – 72 tiếng sau sinh. Sản phụ sau sinh cần cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để vận dụng nguồn sữa non quý giá của người mẹ và thực hiện cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa non được coi như “vắc xin đầu đời” giàu dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ. Trường hợp chưa về sữa hoặc muốn tăng cường miễn dịch thêm cho em bé có thể bổ sung sữa non giàu yếu tố miễn dịch cho em bé.
Trong những thực phẩm để nuôi sống con người thì sữa non được ví như một “thực phẩm vàng” cho trẻ mới sinh bởi nó rất giàu các kháng thể tự nhiên IgA, IgD, IgE, IgG, IgM giúp bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của vi khuẩn, virút, và các tác nhân gây bệnh khác ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ bú sữa non ngay sau khi sinh là cách tăng sức đề kháng cho trẻ. Ảnh minh họa
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, để trẻ phát triển tốt toàn diện yếu tố đầu tiên cần phải đảm bảo là dinh dưỡng. Cần cho trẻ phù hợp lứa tuổi của trẻ, cân đối các chất trong dinh dưỡng; Chú ý tiêm phòng đầy đủ; Quan tâm đến vận động, tiếp xúc với môi trường tự nhiên…
Phụ nữ ngay sau sinh nên cho trẻ bú sữa non đầu đời càng sớm càng tốt. Các bà mẹ sau sinh nếu như có được một vài giọt sữa trong những ngày đầu cũng nên vắt cho trẻ. Vì nhiều lý do khác nhau hoặc ở những mẹ mắc nhiều bệnh như mắc suy tim, ung thư, cao huyết áp, suy thận… trong những ngày đầu không có sữa đã không cho con bú những giọt sữa đầu đời này. Trẻ không được sử dụng nguồn sữa non trong giai đoạn này đồng nghĩa với việc trẻ chịu gánh nặng bệnh tật. Nếu gặp phải tình trạng này có thể dùng thêm các sản phẩm sữa chuyên biệt được chứng minh đảm bảo chất lượng dành cho trẻ sinh non có sữa non.
Phương Thuận
Theo giadinh.net
Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân trẻ thấp còi và cách khắc phục hiệu quả
Hiện nay, mối quan tâm của cha mẹ là mong con phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Trong đó, vấn đề tăng cường chiều cao của trẻ luôn được các gia đình chú ý. Tuy nhiên, có những trẻ bị thiếu hóc môn tăng trưởng, nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển chiều cao.
Thấp còi do đâu?
Khoa học đã chứng minh chiều cao của một người chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Dinh dưỡng (32%), môi trường sống, bệnh tật, giấc ngủ (25%), di truyền (23%) và luyện tập thể thao (20%).
Như vậy, gen di truyền chỉ quyết định một phần nhỏ là 23% chiều cao của một người. Còn lại, chiều cao của trẻ có thể được cải thiện ngoài di truyền như dinh dưỡng, giấc ngủ và tập luyện thể thao để giúp con cao lớn.
Tuy nhiên cũng có nhiều trẻ mặc dù được thực hiện chế độ dinh dưỡng, nhưng cơ thể vẫn thấp còi không được như mong muốn.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày các bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết - Chuyển Hóa - Di truyền tiếp nhận từ 30-50 trường hợp bệnh nhi được gia đình đưa đến khám do chậm tăng trưởng chiều cao.
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, loạn sản sụn, còi xương, thiếu máu, suy thận mạn hoặc các bệnh lý nội tiết như suy giáp,thiếu hóc môn tăng trưởngtrong đó thiếu hóc môn tăng trưởng là một trong những nguyên nhân quan trọng, tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000 - 1/10.000 trẻ.
Bé gái Nguyễn L.A (17 tháng tuổi, Hà Nội) lúc đến khám chiều cao đo được là 59 cm (thông thường chiều cao của trẻ ở độ tuổi này là 74 -86 cm), dưới -7.6 SD (trẻ bình thường theo tiêu chuẩn chiều cao nằm trong khoảng -2SD đến 2SD).
Qua thăm khám và xét nghiệm cháu được chẩn đoán thiếu hóc môn tăng trưởng và bắt đầu điều trị hóc môn tăng trưởng lúc 19 tháng tuổi.
Bé trai Trần Văn M (6 tuổi, 3 tháng, Hải Phòng) đến khám với chiều cao 94 cm (chiều cao bình thường là 117 - 127 cm), dưới -4,7SD (trẻ bình thường từ -2SD đến 2SD). Đây cũng là trường hợp trẻ bị thiếu hóc môn tăng trưởng.
Phương pháp điều trị hóc môn tăng trưởng
Theo tiến sĩ Nguyễn Ngọc Khánh, Khoa Nội Tiết - Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: Hóc môn tăng trưởng là hóc môn cần thiết để giúp cơ thể trẻ phát triển chiều cao. Ngoài ra, hóc môn tăng trưởng còn là hóc môn giúp chuyển hoá làm giảm khối mỡ, tăng khối cơ trong cơ thể.
Trẻ em thiếu hóc môn tăng trưởng sẽ chậm phát triển cơ thể, tăng nguy cơ gãy xương và bệnh tim mạch. Nếu trẻ chậm tăng trưởng do thiếu hóc môn tăng trưởng nhưng không được điều trị kịp thời, chiều cao cuối cùng của trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao đáng lý trẻ sẽ đạt được khi trưởng thành.
Việc điều trị hóc môn tăng trưởng cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao tại Bệnh viện Nhi Trung ương được tiến hành từ năm 2005. Cho tới nay đã có trên 900 trẻ đang điều trị hóc môn tăng trưởng tại Bệnh viện với các nhóm bệnh do thiếu hóc môn tăng trưởng, Turner, Prader Willi, chậm tăng trưởng so với tuổi thai.
Kết quả điều trị của các bệnh nhân thiếu hóc môn tăng trưởng cho kết quả rất tốt: năm đầu trẻ tăng trung bình 10 -12 cm, năm thứ 2 tăng trung bình 7 - 9 cm, các năm sau đó tăng trung bình 6 cm.
Cụ thể với trường hợp của bệnh nhi L.A đã có sự thay đổi đáng ngạc nhiên: Năm đầu tiên trẻ tăng được 14 cm, năm thứ 2 trẻ tăng 10 cm, năm thứ 3 tăng 13 cm và năm thứ 4 tăng 6 cm. Hiện trẻ 5 tuổi 8 tháng và cao 101 cm, -2,1SD so với bảng tăng trưởng chiều cao của tổ chức y tế thế giới.
Bé trai Trần Văn M cũng có kết quả khả quan: năm thứ nhất trẻ tăng 14 cm, năm thứ 2 tăng 10 cm, năm thứ 3 tăng 7,5 cm, năm thứ 4 tăng 6 cm, năm thứ 5 tăng 6,5 cm. Hiện tại trẻ 11 tuổi 4 tháng và cao 139 cm, -0,8 SD so với bảng tăng trưởng chiều cao của tổ chức y tế thế giới.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, việc theo dõi chiều cao của trẻ trên biểu đồ tăng trưởng của các bố mẹ là rất cấn thiết. Nó giúp bố mẹ biết được chiều cao và tăng trưởng của con có bình thường hay không.
Với trẻ thiếu hóc môn tăng trưởng, càng điều trị sớm, trẻ có thể bắt kịp tăng trưởng của trẻ bình thường. Trẻ thiếu hóc môn tăng trưởng được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, hầu như sẽ đạt được chiều cao tối đa lúc trưởng thành theo di truyền của từng trẻ.
Bất kỳ thời điểm nào thấy trẻ phát triển chiều cao thấp hơn giới hạn bình thường và tốc độ tăng trưởng chậm thì gia đình nên đưa con đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết Nhi để xác định chẩn đoán và nguyên nhân.
Cần điều trị đúng thời điểm, đúng liều, tốt nhất là trong khoảng độ tuổi 4-13, trước khi các sụn xương của trẻ đóng lại. Nếu không được điều trị, trẻ thiếu hóc môn tăng trưởng có chiều cao trung bình chỉ từ 135 - 145 cm.
Minh Châu
Theo GDTĐ
Bộ y tế lần đầu tiên hội thảo về dinh dưỡng miễn dịch Sáng nay (19/1), Bộ Y tế phối hợp với công ty Vita Dairy tổ chức Hội thảo Dinh dưỡng miễn dịch và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ. Hội thảo nhằm cập nhật kiến thức khoa học cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực sản khoa, nhi khoa và dinh dưỡng về tầm quan trọng của việc bổ...