Quế Ngọc Hải – thủ lĩnh được ông Park lựa chọn
Bàn thắng vào lưới Malaysia là lần thứ ba dưới thời ông Park, Quế Ngọc Hải thành công trên chấm phạt đền tại các giải chính thức.
Trước đó, anh lần lượt sút tung lưới Yemen và Indonesia tại Asian Cup cùng vòng loại World Cup. Ba lần đứng trên chấm phạt đền là ba lần Ngọc Hải thể hiện được bản lĩnh. Đó là chưa kể 2 quả phạt đền thành công khác trong những loạt luân lưu trước Curacao (King’s Cup) và Jordan (Asian Cup) hồi 2019.
Nếu phải tìm một từ miêu tả Ngọc Hải thì đó không gì khác hơn là bản lĩnh.
Đá phạt đền dễ hay khó?
Nhiều người thường nói đá phạt đền thì có gì hay mà khoe khoang? Nhưng phải đứng trước khung thành, phải cảm thấy áp lực nóng rẫy dội vào từ bốn phía, phải trải qua cảm giác 11 m sao bỗng trở nên dài thế, khung gỗ thênh thang sao bỗng dưng nhỏ thế, gã thủ môn bình thường sao đã thành người khổng lồ, ta mới hiểu sút 11 m không dễ như cái nhìn của một người ở ngoài.
Đó là một trò chơi cân não, một cuộc chiến tâm lý mà bên yếu thế luôn là người sút. Nếu anh thắng, đó là đương nhiên, có gì đâu mà ca ngợi? Khi anh thua, phía sau sẽ là những lời mỉa mai chế giễu.
Nhiều tuyển thủ Việt Nam hiểu cảm giác đó. Văn Toàn, Công Phượng, Quang Hải, Minh Vương… đều đã sút hỏng phạt đền. Ở trận gặp Indonesia, sau khi Ngọc Hải đá thành công, người có cơ hội tiếp theo là Hùng Dũng cũng thất bại.
Sút phạt đền có dễ không? Cứ hỏi Quang Hải thì biết. Ảnh: Minh Chiến.
Giải thích thế để thấy, Quế Ngọc Hải sở hữu một bản lĩnh đặc biệt, thứ đã cho phép anh thực hiện thành công 100% các quả phạt đền dưới triều đại Park Hang-seo, giúp anh nhẹ nhàng vượt qua áp lực nghìn cân từ lời khiêu khích của cầu thủ Malasyia, qua đó đưa tuyển Việt Nam tới chiến thắng.
Bản lĩnh ấy là thứ không nhiều tuyển thủ Việt Nam có được. Nó được tạo nên bởi vô số trải nghiệm, cả vinh quang và cay đắng. Trong thế hệ này của tuyển Việt Nam, hiếm có ai lên đội lớn sớm như Ngọc Hải, cũng hiếm có ai trải qua nhiều cay đắng như anh.
AFF Cup 2014, Hải là cầu thủ Việt Nam trẻ nhất đá chính trong thảm bại tức tưởi trước Malaysia ở Mỹ Đình. Hai năm sau, anh xỏ găng thay Nguyên Mạnh, bất lực ở một vị trí trái sở trường trong đêm bi kịch không kém trước Indonesia. Trùng hợp không? Ngọc Hải đều đã sút tung lưới 2 đối thủ này trên chấm 11 m, như là cách anh trả lại món nợ đã vay từ nhiều năm trước.
Những cầu thủ trưởng thành cùng Hải từ SEA Games 2013 bị đánh giá là một lứa cầu thủ thất bại. Dù rất tài năng, đội trưởng Nguyễn Văn Quyết gần như không còn cơ hội tại đội tuyển. Rất nhiều ngôi sao của lứa cầu thủ ấy nay không còn được gọi dù chơi hay ở V.League như Nguyễn Hải Huy, Trần Phi Sơn, Mạc Hồng Quân… Cuộc cách mạng nhân sự của ông Park đưa toàn bộ lứa Thường Châu lên tuyển, đẩy hàng loạt “anh lớn” lùi vào bóng tối.
Nếu trong tập thể này có một cầu thủ không thể thay thế, thì đó là Quế Ngọc Hải.
Nguyễn van Bakel
Ngọc Hải là người hiếm hoi còn trụ lại. Anh thậm chí đá chính ngay trong trận chính thức đầu tiên của ông Park khi tuyển Việt Nam gặp Jordan hồi tháng 3/2018. Từng đó đủ nói lên thực lực vượt trội của Ngọc Hải.
Video đang HOT
Ở thế hệ hiện tại, Hải không thuộc nhóm công thần Thường Châu như Xuân Trường, Công Phượng. Anh không phải biểu tượng như Quang Hải, chẳng phải đội trưởng đầu tiên như Văn Quyết. Ngay ở vị trí trung vệ sở trường, Đình Trọng chứ không phải Ngọc Hải mới là người được giới chuyên môn đánh giá cao nhất.
Nhưng không một ai trong số họ bền bỉ bằng Hải. Ai nhớ được lần cuối cùng Ngọc Hải ngồi ngoài không? Đó là khi Việt Nam đã thắng Campuchia ở vòng bảng AFF Cup 2018, Hải “Quế” được thay ra ở phút 82 khi đội tuyển đã dẫn 3 bàn. 18 trận sau đó trên mọi giải chính thức, Ngọc Hải đều đá chính và không rời sân dù chỉ một phút.
Đặng Văn Lâm và Quang Hải từng là những người hiếm hoi theo kịp Ngọc Hải. Nhưng vòng loại lần này, người đầu tiên vắng mặt còn người thứ hai vừa nghỉ trận Malaysia.
Quế Ngọc Hải không chỉ là đội trưởng, anh còn là cái tên không thể động tới ở tuyển Việt Nam.
Ngọc Hải là người được ông Park chọn làm thủ quân tuyển Việt Nam sau khi Văn Quyết không còn được trọng dụng. Ảnh: Việt Hùng.
Người gắn kết ở tuyển Việt Nam
Càng thú vị hơn, Ngọc Hải mới nhận một thẻ vàng trước Myanmar tại vòng bảng AFF Cup, thẻ vàng duy nhất của anh ở tuyển Việt Nam dưới thời Park Hang-seo.
Đó là một thống kê rất đặc biệt với một trung vệ thường xuyên phải tranh chấp, rất khó tin với một đội trưởng thường xuyên phải tranh cãi với trọng tài, và càng thú vị hơn khi nó được thực hiện bởi một người từng đạp Anh Khoa gãy chân.
Cú sốc đầu đời ấy và những hệ lụy của vụ việc năm xưa đã giúp Ngọc Hải trưởng thành hơn rất nhiều.
Lớn lên trong môi trường bóng đá thừa quyết liệt thậm chí bạo lực của SLNA, chịu ảnh hưởng bởi Toshiya Miura sau gần 3 năm ở các đội tuyển Việt Nam, Ngọc Hải không thiếu những khoảnh khắc rùng rợn, từng khiến anh trở thành tâm điểm chỉ trích của truyền thông. Nếu không tự rút kinh nghiệm, nếu không có sự tự ý thức về bản thân, Ngọc Hải có lẽ không thể vượt qua những ám ảnh.
Quyết định gia nhập CLB Viettel ở mùa 2020 có lẽ đã mang tới những ảnh hưởng tích cực cho Ngọc Hải. Đội bóng áo lính vốn chuộng kỷ luật, đề cao tính tổ chức. Từ ngày tới CLB Viettel, Ngọc Hải có nhiều thay đổi tích cực. Ba mùa vừa qua, trung vệ sinh năm 1993 chỉ nhận 7 thẻ vàng. Con số tương tự của Bùi Tiến Dũng là 9 thẻ. Bỏ lại sau lưng những pha bóng dữ dội quá mức cần thiết, Ngọc Hải dưới màu áo CLB Viettel tỏ ra trưởng thành hơn, tiết chế và già dặn.
Ngọc Hải và màn ăn mừng xúc động với Xuân Trường trên ghế dự bị ở trận Việt Nam gặp Yemen tại Asian Cup 2019. Ảnh: Minh Chiến.
Bỏ lại phía sau những băn khoăn về nguy cơ phe phái, Ngọc Hải nhanh chóng xây dựng mối quan hệ hợp tác ăn ý với Tiến Dũng, thứ được họ duy trì từ CLB lên cả đội tuyển. Anh hòa hợp hai nhóm cầu thủ SLNA và Viettel, trở thành nhân tố quan trọng trong danh hiệu V.League đầu tiên của đội bóng.
Ở đội tuyển, Hải cũng thành công khi làm được điều tương tự với nhóm cầu thủ HAGL. Những người yêu U19 Việt Nam năm xưa hẳn vẫn nhớ Ngọc Hải là một trong những đàn anh đầu tiên đưa bàn tay thân thiện, kết nối với họ. Anh cũng là nội binh gần gũi bậc nhất với thủ thành Việt kiều Đặng Văn Lâm.
Những trêu đùa trên sân tập, những bình luận tưởng như vô thưởng vô phạt trên mạng của Hải với các đồng đội, đàn em kém tuổi đã góp phần củng cố khối đoàn kết của tuyển Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam hôm nay thực sự là một khối đoàn kết, không còn hoặc còn rất ít thứ tư duy bè phái cục bộ trong quá khứ. Là đội trưởng, Ngọc Hải đương nhiên góp công lớn cho điều đó.
Chàng trai sinh năm 1993 có những phẩm chất khác hẳn thế hệ đàn anh. Anh gần gũi, cởi mở, gắn kết được với các đồng đội trẻ, có tiếng nói nhất định với các đàn anh. Đó có lẽ cũng là lý do khiến Hải được mang băng thủ quân tuyển Việt Nam sau khi ông Park loại Nguyễn Văn Quyết dù lúc ấy, tuyển quốc gia vẫn còn nhiều cầu thủ đẳng cấp, giàu kinh nghiệm như Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Huy Hùng hay Đỗ Hùng Dũng.
Chấm điểm tuyển Việt Nam 2-1 Malaysia: Tấn Trường nổi bật
Tấn Trường xua tan mọi nghi ngờ về khả năng của mình bằng trận đấu xuất sắc trước Malaysia để cùng tuyển Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc 2-1.
Tấn Trường: 9 . Cản phá ba cú dứt điểm nguy hiểm bên phía Malaysia trong hiệp một, Tấn Trường cũng chơi xuất sắc ở hiệp 2 và thiếu chút nữa cản phá thành công cú penalty của đối phương để giữ sạch lưới cho đội nhà.
Bùi Tiến Dũng: 8 . Cầu thủ mang áo số 4 chơi tốt, cùng đồng đội hóa giải nhiều đường lên bóng của đối phương.
Quế Ngọc Hải: 9 . Hải Quế xứng đáng với tấm băng đội trưởng tuyển Việt Nam. Anh vừa chỉ đạo đồng đội phòng ngự, vừa bản lĩnh trên chấm phạt đền để mang về 3 điểm cho tuyển Việt Nam.
Đỗ Duy Mạnh: 8 . Dù có một vài pha bóng lỡ trớn ở đầu trận, về tổng thể Duy Mạnh vẫn chơi tốt với vai trò trung vệ lệch phải của tuyển Việt Nam.
Đoàn Văn Hậu: 7 . Trận đầu đá chính ở tuyển Việt Nam sau khi chấn thương của Văn Hậu nhìn chung là tốt. Điểm trừ lớn nhất của anh là pha phạm lỗi khiến đội nhà phải chịu phạt đền và bị thủng lưới.
Nguyễn Hoàng Đức: 9 . Chỉ là "kép phụ" thay thế Quang Hải, nhưng Hoàng Đức đã khiến người hâm mộ yên tâm khi thể hiện xuất sắc trên sân. Anh vừa giữ bóng tốt, vừa tung ra những đường chuyền sáng nước cho đồng đội.
Lương Xuân Trường: 7,5 . Những lúc có mặt trên sân, Xuân Trường giúp đội tuyển Việt Nam có nhiều phương án hướng bóng lên phía trên hơn. Tuy nhiên, khi đội nhà cần gia cố thế trận phòng ngự, anh phải rời sân nhường chỗ cho Đức Huy.
Nguyễn Trọng Hoàng: 7,5 . Trọng Hoàng vẫn chơi xông xáo ở hành lang cánh phải như thường lệ. Tuy vậy, dấu ấn anh để lại là không quá rõ nét khi đối phương cũng là những cầu thủ giàu thể lực không kém.
Phan Văn Đức: 7,5. Văn Đức không nổi trội hơn nhiều người nhưng những tình huống cầu thủ này có bóng luôn khiến hàng thủ đối phương phải dè chừng. Đường xẻ biên cho Đoàn Văn Hậu trước khi số 5 căng ngang ở đầu trận là ví dụ.
Công Phượng: 7. Cũng giống Xuân Trường, khi đội tuyển Việt Nam cần nhiều hơn sự chắc chắn trong khâu phòng ngự, anh phải rời sân nhường chỗ cho Văn Thanh, cầu thủ sở trường chạy cánh.
Tiến Linh: 8,5. Mũi nhọn của đội tuyển Việt Nam vẫn giữ duyên ghi bàn khi khai thông thế bế tắc ngay trong hiệp 1. Bỏ lỡ ít nhất 2 tình huống ngon ăn nhưng những gì anh thể hiện xứng đáng ới niềm tin của thầy Park. Ảnh: Quang Thịnh.
Văn Toàn: 7 . Chỉ có mặt trên sân từ phút 80, nhưng số 9 của tuyển Việt Nam đã kịp để lại dấu ấn khi mang về quả phạt đền quyết định, gián tiếp giúp đội nhà giành 3 điểm trước Malaysia.
Thứ hạng bảng G sau loạt trận đêm 11/6 (giờ Việt Nam). Đồ họa: Minh Phúc.
Đẳng cấp của Quế Ngọc Hải Quế Ngọc Hải đang là mảnh ghép quan trọng nhất trong đội hình của tuyển Việt Nam chơi tốt tại vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á. Tôi cho rằng đội tuyển Việt Nam là đội bóng đề cao lối chơi tập thể. Và những màn trình diễn đẳng cấp đó là dựa vào chất lượng đồng đều của lứa cầu...