Quê hương thứ hai
Với khát khao đổi đời, nhiều lao động ngoại tỉnh tại Bình Dương đã nỗ lực phấn đấu, có việc làm tốt và cuộc sống ổn định
Nhắc đến Bình Dương, người ta hình dung ngay một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đặc biệt là nơi mà có đông lao động ngoại tỉnh. Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng luôn quan tâm đến những chính sách có liên quan đến người lao động (NLĐ), những người đóng góp công sức cho sự phát triển của địa phương.
Vươn lên thoát khỏi khó nghèo
Cách đây 17 năm, cô thôn nữ Phạm Thị Duyên rời mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió để vào Bình Dương lập nghiệp, chỉ với ước mơ nhỏ bé là thoát cảnh “chân lấm tay bùn”. Chọn Bình Dương không phải vì đã biết trước đó, mà đơn giản là Duyên thích đi theo bạn bè. 17 năm rời quê hương, từ một cô gái thôn quê khờ khạo, Duyên đã vượt qua khó khăn và khẳng định được giá trị bản thân.
Xuất phát điểm là một công nhân (CN) may, đến nay Duyên đã có vị trí quan trọng trong công ty, đó là chủ quản cao cấp, quản lý hàng ngàn CN tại Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam (KCN Việt Nam – Singapore I; TP Thuận An, tỉnh Bình Dương). Để có được thành quả như ngày nay, Duyên đã không ngừng cố gắng học hỏi, tìm tòi. Tay nghề vững vàng cùng chí tiến thủ đã giúp chị được cấp trên tin tưởng, đưa lên làm quản lý. Với chị, đây là phần thưởng xứng đáng cho sự kiên trì của bản thân. Nhìn ánh mắt hạnh phúc của chị bên chồng và 2 đứa con kháu khỉnh, ai cũng cảm nhận được cuộc sống viên mãn mà chị đang có.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Lợi (bìa phải), Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, thăm hỏi công nhân Công ty CP Tôn Đông Á
Cũng giống như chị Duyên, nhiều CN đang làm việc tại Bình Dương đã xác định đây là quê hương thứ hai của mình, nơi cho họ cuộc sống ổn định. Bởi dù không có tiền mua đất cất nhà, họ vẫn được tỉnh Bình Dương tạo điều kiện về nhà ở thông qua việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp. Qua nhiều năm thực hiện đề án, đã có hàng ngàn CN được sở hữu căn nhà mơ ước.
Anh Nguyễn Phú Quân – quê ở Đắk Lắk, CN Công ty TNHH Torex Việt Nam (KCN Việt Nam – Singapore II, TP Thủ Dầu Một) – bộc bạch với đồng lương CN của vợ chồng anh, việc mua đất cất nhà là cực kỳ khó khăn. May mắn cách đây hơn 5 năm, khi biết về dự án nhà ở xã hội, vợ chồng anh đã đăng ký mua theo hình thức trả góp, mua nhà xong, được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và được nhập hộ khẩu. “Bây giờ tôi đã trở thành công dân của tỉnh Bình Dương, không niềm vui nào diễn tả hết” – anh Quân nói.
Nhiều CN làm việc tại Bình Dương vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, giữ vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp. Nhiều người đã đón cha mẹ ở quê vào sống cùng… Đó chính là ân tình mà Bình Dương dành cho họ, như một lời cảm ơn vì những cống hiến mà NLĐ đã đóng góp cho tỉnh nhà.
Nhiều chính sách hỗ trợ người lao động
Xác định CN là lực lượng nòng cốt tham gia sản xuất – kinh doanh, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh, đồng thời với quan điểm gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua tỉnh Bình Dương luôn quan tâm, thực hiện tốt việc chăm lo đời sống và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CN.
Hằng năm, lãnh đạo tỉnh đều tổ chức gặp gỡ CN tại các KCN, địa bàn huyện, thị xã, thành phố, nơi tập trung đông CN… để lắng nghe phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống; qua đó giải quyết kịp thời các bức xúc và động viên họ an tâm lao động và sinh sống.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, tỉnh Bình Dương đều trích ngân sách để thăm, tặng quà cho CN có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động; tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, đặc biệt “Chuyến xe xuân nghĩa tình” đưa CN về quê đón Tết được địa phương duy trì mỗi năm. Ngày NLĐ lên xe về quê, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp đến thăm hỏi, chúc Tết và lì xì cho từng người. Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, tỉnh Bình Dương đã ban hành các gói chính sách hỗ trợ cho NLĐ bị ảnh hưởng do đại dịch như: Hỗ trợ tiền thuê trọ và hỗ trợ khẩn cấp NLĐ không có giao kết hợp đồng lao động.
Về chăm lo lâu dài, để lao động ngoại tỉnh có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, địa phương đã chủ trương xây dựng mô hình nhà ở xã hội từ năm 2011. Mỗi căn hộ có diện tích từ 25-30 m2, với giá chỉ từ 90-180 triệu đồng. NLĐ sẽ được vay vốn mua nhà và trả góp, thời hạn đến 15 năm. Đến nay, tỉnh Bình Dương đã đầu tư xây dựng khoảng 1.305.850 m2 sàn nhà ở dành cho các đối tượng là CN nói chung, đạt khoảng 65% so với chương trình, kế hoạch đề ra.
“Bình Dương có 1,3 triệu CN, trong đó lao động ngoại tỉnh chiếm 85%. Sự phát triển của Bình Dương hôm nay có công sức đóng góp rất lớn của hàng triệu lao động ngoại tỉnh. Ở nơi đất khách, dù đối diện nhiều khó khăn nhưng họ vẫn kiên trì, nỗ lực, nhiều người khẳng định năng lực chuyên môn, trở thành thợ đầu đàn và cán bộ quản lý tại các đơn vị, doanh nghiệp” – ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương, nói.
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tặng nhà tình nghĩa cho gia đình thân nhân liệt sỹ
Ngày 2/11, tại Hà Nội, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (TCCNQP) cùng các đơn vị: Viện Thuốc phóng thuốc nổ, cấp ủy và chính quyền thôn Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình thân nhân liệt sỹ Phạm Văn Tá.
Bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình ông Phạm Văn Tá, thân nhân liệt sỹ (Ảnh: TCCNQP)
Lễ khánh thành và bàn giao công trình cho gia đình ông Phạm Văn Tá trên địa bàn thôn Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã diễn ra trang trọng và ấm áp nghĩa tình. Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy TCCNQP dự và phát biểu tại buổi lễ.
Từ ngày 16/7/2021, được sự ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể địa phương, sau gần 3 tháng thi công, đến 10/10/2021, công trình đã hoàn thành với chất lượng tốt, đúng thiết kế và kế hoạch thi công.
Theo đó, căn nhà xây mới gồm 3 gian, với tổng diện tích sử dụng 65m2, đảm bảo tiến độ xây dựng, đúng theo thiết kế bản vẽ, trị giá 250 triệu đồng, trong đó nguồn từ TCCNQP hỗ trợ trị giá 80 triệu đồng. Nhận được nhà, ông Phạm Văn Tá bày tỏ xúc động và cảm ơn nghĩa cử cao đẹp của chính quyền địa phương và cán bộ, chiến sỹ Viện thuốc Phóng thuốc nổ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng đã chăm lo tới đời sống của gia đình ông nói riêng và quần chúng nhân dân, đặc biệt thân nhân liệt sỹ, các gia đình chính sách cách mạng nói chung.
Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy Tổng cục phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: TCCNQP)
Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Chính ủy Tổng cục khẳng định, đây là một trong nhiều hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi các hoạt động "đền ơn, đáp nghĩa", tri ân các gia đình thương binh, liệt sỹ, chính sách cách mạng của Tổng cục nói chung và các đơn vị trực thuộc nói riêng. Phát huy truyền thống "tương thân, tương ái" và góp phần củng cố mối quan hệ "quân với dân như cá với nước", Tổng cục cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp với các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các đơn vị kết nghĩa triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, trong đó có việc hỗ trợ và trao tặng nhà tình nghĩa như trên. Nhân dịp này, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng mong muốn, các gia đình nhận hỗ trợ sẽ được nâng cao và đảm bảo ổn định đời sống, yên tâm, tích cực tham gia sản xuất - kinh doanh tại địa phương, bảo đảm an sinh xã hội đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn nhiều khó khăn như hiện nay.
Nữ đảng viên Rơ Lan H'Bim: Giúp nhiều chị em trong làng thoát nghèo Rơ Lan H'Bim, người dân tộc Jrai, bằng nghị lực và sự cần cù, sáng tạo trong lao động đã vươn lên thoát nghèo. Bằng tinh thần tiên phong, gương mẫu của người đảng viên và trách nhiệm của Chi hội trưởng Phụ nữ, H'Bim đã giúp hàng chục chị em trong làng thay đổi cuộc sống. Rơ Lan HBim hướng dẫn chị...