Quay quắt Phổ Cường
Những cánh đồng khô hạn phơi mình dưới nắng chói chang. Hàng trăm giếng nước cạn trơ đáy khiến người dân “đứng ngồi không yên”.
Xóm làng vắng vẻ, vì nhiều người rời quê mưu sinh phương xa. Nỗi nhớ quay quắt hiện lên trên gương mặt, ẩn chứa trong tiếng thở dài nghe não lòng…
Giếng cạn, đồng khô
Những ngày này, xóm làng ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) chìm trong nắng chói chang. Nóng như nung giữa trưa, dù đang là những ngày cuối mùa hè. Đàn gà choai nằm dưới bóng râm há mỏ thở dốc. Nhiều người tụ tập bên giếng khoan công cộng ở khu dân cư 8, thôn Mỹ Trang, chờ đến lượt lấy nước mang về sinh hoạt trong gia đình.
Quệt tay áo lau mồ hôi trên trán, bà Võ Thị Xuân than thở: “Nhà chỉ còn hai vợ chồng già, nhưng mỗi bữa phải cưỡi xe đạp chở bốn bận được chừng 60 lít nước. Bấy nhiêu đó dùng dè sẻn chứ không dám lấy thêm, vì phải để dành cho người khác. Ở xóm đây có trăm mấy nhà thiếu nước uống, chỉ trông chờ vào cái giếng này. Nhiều người ở nơi khác đến đây lấy nước, chứ giếng nhà họ cũng cạn trơ đáy. Mong sao Nhà nước xây dựng nhà máy cung cấp nước sinh hoạt cho người dân chúng tôi bớt khổ”.
Ruộng đồng ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) bỏ hoang vì không có nước tưới.
Năm nào cũng vậy, cứ mùa khô đến là hàng trăm hộ dân ở nơi đây “đứng ngồi không yên”, vì giếng nước cạn khô. Họ phải đến nơi khác xin từng xô nước về dùng hằng ngày. Năm 2019, chính quyền xã Phổ Cường đầu tư 35 triệu đồng khoan giếng nước trong niềm hân hoan của bao người. Xóm làng chung sức đóng góp kinh phí lắp đặt giá đỡ và mua bồn chứa gắn trên cao để thuận tiện lấy nước. Nhờ vậy, họ đỡ phải đi xa như trước.
“Từ ngày có giếng ở đây người dân chúng tôi đỡ cực chứ lúc trước vất vả lắm. Người dân đến đây lấy nước rồi còn chở đến cho những người già neo đơn trong xóm. Mong trời mưa xuống, chứ nắng miết sợ giếng cũng đứt mạch nước luôn…”, ông Trịnh Bờ tâm sự.
Phổ Cường được ví là “rốn hạn” của TX.Đức Phổ. Đến thời điểm này, tất thảy có hơn 400 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, vì giếng cạn trơ đáy. Số hộ thiếu nước đang tăng dần, trong khi nắng nóng chưa có dấu hiệu dừng lại. Chính quyền xã đề nghị cấp trên bơm nước từ các hồ chứa về địa bàn cho người dân có nước dùng hằng ngày. Nhưng lượng nước quá ít vì nhiều hồ đã cạn khô, nên “chẳng thấm vào đâu”.
Nhiều người thuê thợ khoan giếng với mức giá hàng chục triệu đồng. “Thôn Bàn Thạch chỉ có 280 hộ dân, nhưng có đến 22 người thuê khoan giếng với giá từ 30 triệu đồng trở lên, còn khoan vài triệu thì nhiều lắm, không nhớ hết. Cuộc sống khó khăn, nhưng không có nước đành phải bỏ tiền khoan giếng chứ biết sao được!”, Trưởng thôn Bàn Thạch Lê Đình Trứ thông tin.
Ông Võ Cương trên thửa ruộng nứt nẻ vì thiếu nước.
Phổ Cường với những cánh đồng rộng mênh mông, nhưng do khô hạn, nên vụ hè thu 2020 gần 800ha ruộng phải bỏ hoang vì không có nước tưới. Nhiều cánh đồng phơi mình dưới nắng chói chang. Cỏ dại héo khô trên nền ruộng bạc màu. Nông dân thở dài ngao ngán. Hàng nghìn gia đình lâm vào cảnh khó khăn vì không thể sản xuất.
“Gặp vụ thuận lợi thì 10 sào ruộng tôi thu được hơn 70 bao lúa. Giờ không có nước đành bỏ hoang. Con gái tôi vào Sài Gòn mưu sinh chứ ở quê biết làm gì ra tiền để sinh sống!”, ông Phạm Trĩ tâm sự. “Vụ này, nông dân trong xã chỉ gieo sạ hơn 70 ha lúa nên cuộc sống hết sức khó khăn. Nhưng điều đáng ngại nhất là thiếu nước sinh hoạt và nước uống cho đàn gia súc, gia cầm. Chúng tôi đang khảo sát và đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí khoan thêm 7 giếng nước cung cấp cho nhân dân…”, Chủ tịch UBND xã Phổ Cường Võ Cương cho biết.
Video đang HOT
Làng quê vắng người trẻ
Phổ Cường có gần 7.400 người rời quê, chiếm non nửa dân số của xã, để tìm kế mưu sinh với việc bán hủ tiếu gõ, làm thuê, bán vé số… ở chốn thị thành. Số người rời làng tăng dần khi nắng hạn kéo dài. Trong đó, hầu hết là những người trong độ tuổi lao động. Làng quê bị “rỗng ruột” với nhiều căn nhà vắng chủ, cỏ dại mọc đầy vườn. Khi có người qua đời, phải dăm ba xóm mới đủ người khỏe mạnh ghé vai khiêng quan tài ra nghĩa trang. Vậy nên, nơi đây được mệnh danh là vùng quê tha hương.
“Ở quê mùa vụ bấp bênh, nên nhiều người phải ra đi với hy vọng thoát nghèo. Những đồng tiền kiếm được từ sự nhọc nhằn mưu sinh phương xa giúp họ có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, lo cho con em đến trường và góp phần xây dựng quê hương”, ông Cương cho hay.
Hằng ngày, ông Trịnh Bờ phải đi lấy nước ở giếng khoan do xã đầu tư, để chở về nhà sử dụng.
Ở vùng “rốn hạn” này có vợ chồng ông Nguyễn Mười nhiều năm mòn mỏi ngóng trông con. Cả 4 người con của ông đang mưu sinh tại những tỉnh, thành phía Nam với việc bán hủ tiếu và thợ điện dân dụng. Thỉnh thoảng, con của ông bà về quê đưa cha mẹ vào thành phố khám bệnh và thăm con cháu cho đỡ nhớ.
“Tụi nó phải vào trong đó kiếm tiền chứ ở quê không có việc làm. Nhà chỉ có vài sào ruộng, nhưng không có nước đành bỏ hoang. Nhớ con, nhớ cháu lắm, nhưng đành chịu chứ biết làm sao bây giờ!”, ông Mười tâm sự mà đôi mắt đượm buồn nhìn ra ngõ, nơi chỉ còn vài bụi cây héo rũ trong nắng chói chang.
Một số điểm mới về chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Theo quy định mới, người lao động có thể được hỗ trợ một số khoản như kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không quá 15 triệu đồng; chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; phục hồi chức năng lao động ...
Ảnh minh họa: Duy Linh.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, Vệ sinh lao động (AT, VSLĐ) về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) bắt buộc (sau đây gọi tắt là Nghị định 88).
Văn bản có một số nội dung đáng quan tâm với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Nghị định 88 quy định chế độ cho NLĐ phát hiện bị BNN khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị BNN.
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP, NLĐ bị BNN, thân nhân NLĐ bị BNN được Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) về TNLĐ, BNN chi trả các chế độ sau.
Đó là các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật AT, VSLĐ đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp một lần hoặc hằng tháng; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi NLĐ chết do BNN; đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm BNN hằng tháng.
Hỗ trợ 100% chi phí khám BNN tính theo biểu giá khám BNN do Bộ trưởng Y tế ban hành tại thời điểm NLĐ khám BNN sau khi đã được BHYT chi trả.
Hỗ trợ 100% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả.
Như vậy, so với Nghị định 37/2016/NĐ-CP, Nghị định 88 nâng mức hỗ trợ chi phí chữa BNN lên 100% thay vì 50% như trước đây. Mặt khác, bổ sung thêm đối tượng được hưởng là "thân nhân NLĐ bị BNN" thay vì chỉ giới hạn là NLĐ bị BNN như trước đây.
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp không quá 15 triệu đồng
Nghị định 88 quy định, NLĐ được hỗ trợ kinh phí chữa BNN theo quy định tại Luật AT, VSLĐ 2015 khi có đủ các điều kiện sau: Đã được chẩn đoán bị BNN tại cơ sở khám bệnh, chữa BNN; Đã tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa BNN; Có tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây BNN.
Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN bằng 50% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.
So với quy định tại Nghị định 37/2016/NĐ-CP, mức hỗ trợ kinh phí chữa BNN cao nhất là 15 triệu đồng, thay cho quy định trước đây không quá 10 lần mức lương cơ sở/người.
Nghị định mới đã bỏ điều kiện NSDLĐ đã tổ chức khám, phát hiện BNN cho NLĐ theo quy định. Việc bỏ điều kiện này phù hợp với thực tế. Nếu giữ theo quy định cũ, nhiều NLĐ không được hưởng hỗ trợ kinh phí chữa BNN do nhiều đơn vị sử dụng lao động không tổ chức khám, phát hiện BNN cho NLĐ.
Không nghỉ việc không được hưởng chế độ dưỡng sức
Theo Điều 54 Luật AT, VSLĐ 2015, sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do BNN, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi, NLĐ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày cho một lần bị TNLĐ, BNN.
Điều 9 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định của pháp luật về lao động.
Tuy nhiên, cũng theo Điều 9 của Nghị định 88, trường hợp NLĐ không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.
Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định tại Điều 55 Luật AT, VSLĐ khi NLĐ có đủ các điều kiện sau đây: Suy giảm khả năng lao động do bị TNLĐ, BNN từ 31% trở lên; Được NSDLĐ sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của NLĐ nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi; Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.
Bên cạnh đó, học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật AT, VSLĐ được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng. Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở.
Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp
NSDLĐ được hỗ trợ kinh phí để khám BNN cho NLĐ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật AT, VSLĐ khi NLĐ có thời gian đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám BNN cho NLĐ. Đồng thời đã được phát hiện BNN tại các cơ sở khám bệnh, chữa BNN.
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám BNN tính theo biểu giá khám BNN do Bộ trưởng Y tế ban hành tại thời điểm NLĐ khám BNN sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không quá 800 nghìn đồng/người/lần khám.
Hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động
NLĐ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật AT, VSLĐ khi có đủ các điều kiện sau: Được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phục hồi chức năng lao động; Suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do TNLĐ, BNN; Đang tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị TNLĐ, BNN.
Mức hỗ trợ này tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm NLĐ phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Y tế sau khi đã được BHYT chi trả, nhưng không vượt quá ba triệu đồng/người/lượt.
Với các khoản hỗ trợ trên đây, số lần hỗ trợ tối đa với mỗi NLĐ là hai lần và trong một năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9-2020.
Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15-5- 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật AT, VSLĐ về bảo hiểm TNLĐ, BNN bắt buộc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày văn bản này có hiệu lực.
Nhà dân lún nứt vì dự án nâng cấp đường Nửa năm trôi qua, dự án nâng cấp đường đã đưa vào sử dụng song cả trăm hộ gia đình có nhà bị lún, nứt vẫn mỏi mòn chờ tiền bồi thường. Ngôi nhà của gia đình bà Nguyễn Thị Dinh ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo bị lún, nứt hư hỏng nghiêm trọng do dự án nâng cấp đường. Ảnh: Thanh...