Quầy hoa 20/10 bị tạt mắm tôm trong đêm, cô gái trẻ bật khóc: ‘Đó là tất cả vốn liếng em dùng để lo cho bố mẹ’
Bố mẹ đều đã lớn tuổi, bản thân có dự định ra nước ngoài nên dịp 20/10 năm nay, K.P dồn hết tất cả vốn liếng để nhập hoa về bán, mong có thêm đồng ra đồng vào để lo cho bố mẹ và thực hiện giấc mơ của bản thân.
Tối 19/10, nhiều thành viên mạng chia sẻ bài viết có nội dung một quầy hoa của cô gái trẻ bị 2 thanh niên tạt mắm tôm cùng lời đe doạ: ‘Tao cấm mày bán ở đây nữa, mai bán nữa là chết với tao’.
Theo hình ảnh và nội dung bài đăng, toàn bộ hoa được bày bán đều bị dính mắm tôm, cô gái phải nhờ thêm 2-3 người thân cùng nhau dọn dẹp đến khuya mới xong.
Bài chia sẻ của cô gái chủ quầy hoa bị tạt mắm tôm gây xôn xao mạng xã hội – Ảnh chụp màn hình
Sáng 20/10, liên hệ với K.P (19 tuổi, ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An) – chủ nhân bài viết đang được chia sẻ, K.P xác nhận có sự việc hàng hoa của cô ở bị tạt mắm tôm.
‘Vào khoảng 22h46 tối 19/10, khi thấy 2 anh trai đèo nhau trên xe máy dừng lại ở quầy, em tưởng là khách nên không đề phòng, đứng dậy hỏi 2 anh mua gì. Vừa dứt câu thì 2 người này tạt nguyên lon đựng mắm tôm vào quầy hoa của em và nói: ‘Tao cấm mày bán ở đây nữa, mai bán nữa là chết với tao’. Nói xong họ phóng xe đi luôn’ - K.P kể lại.
Video đang HOT
Cận cảnh một bó hoa bị ném mắm tôm
Không chỉ hoa mà bản thân K.P cũng dính mắm tôm vào quần áo. Do sự việc diễn ra quá nhanh nên K.P không kịp phản ứng và nhớ được biển số xe.
K.P cho biết, cô và người thân đã thức suốt đêm để dọn dẹp ‘bãi chiến trường’. ‘Gần 1h sáng trời mưa nhưng cả gia đình em từ nhỏ tới lớn có bố mẹ, chị 2, cháu em phụ em lau và khử mùi từng bông hoa, chỉnh sửa từng bó hoa. Em buồn vì công việc của mình làm ảnh hưởng đến gia đình, đến bố mẹ’ - cô gái trẻ xót xa chia sẻ.
Đến hơn 1h sáng 20/10, các thành viên trong gia đình K.P vẫn loay hoay dọn dẹp sau khi bị tạt mắm tôm
Mọi năm, K.P thường nhập hoa về bán vào các dịp như 8/3, 14/2, 20/10, 20/11, luôn bán hết sớm so với các quầy hàng quanh đó nhưng chưa từng xảy ra hiện tượng bị chơi xấu kiểu này.
‘Do bán gần khu vực trường học nên giá hoa của em cũng vừa phải để các bạn có thể mua. Khách yêu thương và ủng hộ nên hôm nào cũng lai rai, hết sớm. Bản thân em cũng chưa từng xích mích với ai.
Bố mẹ em năm nay đã gần 60, em không thể nhờ bố mẹ ra phụ bán cũng như không đủ kinh phí để thuê người nên tự làm hết. Năm nay, em dồn hết vốn liếng mong có thêm tiền để lo cho bố mẹ già và để dành tiền đi Nhật, ai ngờ đâu…’
Tính sơ bộ, K.P nói vụ ném mắm tôm khiến cô thiệt hại hơn 10 triệu đồng. Hiện K.P vẫn còn bị ám ảnh và lo sợ sau sự việc bị tạt mắm tôm đêm qua.
Hôm nay (20/10) K.P đã nhờ thêm một số bạn bè ra phụ bán hàng và trông coi giúp. ‘Mình đang nhờ trích xuất camera từ những nhà xung quanh để có thêm thông tin biển số xe của 2 thanh niên và trình báo với công an’.
Gia đình K.P chỉnh sửa lại từng bó hoa sau vụ tạt mắm tôm
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
6 nguyên tắc kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở y tế
Bộ Y tế đưa ra 6 nguyên tắc dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, tính đến 21/8, nước ta chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, trước tình hình mở cửa đón khách du lịch và các đối tác kinh tế trở lại sau khi dịch COVID-19 được khống chế, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Trên thế giới cũng đã ghi nhận lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế.
Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Bộ Y tế đưa ra 6 nguyên tắc dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:
Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám, chữa bệnh.Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua "tiếp xúc" và "giọt bắn" khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua "không khí".Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Quản lý người nhà người bệnh và khách thăm có liên quan đến đâu mùa khỉ.Sàng lọc người nhiễm, nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh triển khai sàng lọc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi có tại địa phương có thông báo ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng hoặc cơ sở khám chữa bệnh.
Các cơ sở khám, chữa bệnh đặt biển báo tại cổng vào của cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh có thể nhận biết ngay hướng đi tới khu sàng lọc. Một số nội dung cần được ghi rõ trong biển báo: yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, đậu mùa hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ.
Khu vực sàng lọc cần được bố trí tại đơn vị khám bệnh và cấp cứu. Với những cơ sở khám chữa bệnh không có điều kiện bố trí khu sàng lọc trong nhà có thể thiết lập khu vực sàng lọc ngoài trời. Nhân viên y tế thực hiện sàng lọc mang phương tiện phòng hộ phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).
Bộ Y tế lưu ý khi khám sàng lọc cần khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch; yêu cầu người bệnh mang khẩu trang y tế nếu tình trạng người bệnh cho phép. Ngoài ra, các cơ sở khám, chữa bệnh cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ tại Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.
Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện người bệnh nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc để điều trị người bệnh đậu mùa khỉ vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị đậu mùa khỉ của cơ sở khám chữa bệnh. Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho đậu mùa khỉ tại đơn vị lâm sàng.
Bộ Y tế lưu ý, buồng cách ly người bệnh phải được dán biển cảnh báo "Buồng cách ly" và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét. Hạn chế vận chuyển người bệnh ra ngoài khu cách ly...
Thế giới ghi nhận 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ Ngày 20/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo thế giới ghi nhận tổng cộng 14.000 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 ca tử vong ở châu Phi. Các ban đậu mùa khỉ trên da của bệnh nhân. Ảnh: AFP/TTXVN Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, hầu hết các ca bệnh được ghi nhận cho...