Quậy chốn công đường: Xử lý hình sự!
Xử lý nghiêm những hành vi quậy phá, gây rối nơi công đường cũng là cách để bảo vệ thẩm phán, thư ký; nâng cao hình ảnh uy nghiêm của hệ thống tư pháp.
Người nhà bị cáo Hồ Duy Trúc – kẻ cầm đầu băng cướp chặt tay người đi đường để cướp xe SH tại TP HCM -”quậy” ở TAND TP HCM hôm 25/12
Vụ việc gia đình bị cáo Hồ Duy Trúc quậy phá, chửi thẩm phán, rượt đánh luật sư, ném đá vào phòng làm việc của TAND TP HCM sau khi Trúc bị tuyên tử hình vào chiều 25-12 khiến dư luận bức xúc và lo lắng. Đây không phải lần đầu TAND TP HCM nói riêng và chốn pháp đình trong nước nói chung bị mang tiếng bởi hành vi quậy phá của người nhà bị cáo hoặc chính các bị cáo.
Đạp bàn ghế, đem hung khí vào tòa
Ngày 18/11/2013, TAND TP HCM xử phúc thẩm vụ án ly hôn giữa ông H.C và bà V.T.T (ngụ quận Tân Bình). Do không được chấp nhận yêu cầu xin ly hôn, sau khi chủ tọa vừa đọc xong bản án, ông C. nhảy bổ lên giật lấy bản ghi chức danh của HĐXX đập vỡ, đạp đổ bàn ghế trong phòng xử. Lực lượng công an phường Bến Nghé, quận 1 đã phối hợp với bảo vệ tòa án đưa ông C. về trụ sở lấy lời khai. Sau đó, ông C. bị xử phạt hành chính 280.000 đồng.
Trước đó, sau khi bị cáo Nguyễn Văn Tuyên (SN 1969, ngụ tỉnh Quảng Bình) bị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM bác đơn kháng cáo, tuyên y án 16 năm tù tội “Mua bán trái phép chất ma túy”, 4 người nhà bị cáo Tuyên đã chửi bới thẩm phán, la hét, nằm vạ tại hành lang tòa, đập bàn, đập cửa phòng xét xử gây náo loạn hơn 30 phút. Lực lượng bảo vệ tòa án phải “cầu cứu” Cảnh sát 113 và Công an phường Bến Thành (quận 1).
Một năm trước, sau một phiên tòa dân sự, do bất đồng quan điểm, 2 cô gái trong một gia đình đã dùng nón bảo hiểm đánh nhau. Sự việc được bảo vệ tòa can ngăn nhưng sau đó nhiều người lạ mặt mang theo hung khí từ bên ngoài vào khuôn viên tòa án để giải quyết mâu thuẫn. Rất may, Công an phường Bến Thành đã kịp thời có mặt, đưa 2 nhóm về phường xử lý hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Xử mạnh tay để răn đe
Video đang HOT
Theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM), trong hệ thống nhà nước và pháp luật, tòa án là nơi tôn nghiêm, là trung tâm của hệ thống tư pháp, thực hiện và nhân danh quyền lực nhà nước để bảo đảm sự công bằng của xã hội, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Hành vi chửi bới thẩm phán, rượt đánh luật sư, đập phá bàn ghế, ném đá vào phòng làm việc của tòa án… là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm đến uy tín và tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện sự manh động và xem thường pháp luật của những kẻ gây rối.
“Không phủ nhận tình trạng lúc này, lúc khác, người này người khác có biểu hiện thiếu công bằng trong việc giải quyết tranh chấp, tuyên án nhưng không thể vì lý do đó mà “vơ đũa cả nắm”, quậy phá, gây rối nơi công đường. Bản án tòa tuyên nặng hay bất hợp lý, bị cáo, đương sự… có quyền kháng cáo để xin cấp phúc thẩm xem xét lại. Trong mọi trường hợp, hành động quậy phá công đường đều phải được xử lý thật nghiêm, cần thiết phải khởi tố hình sự theo điều 245 Bộ Luật Hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” để răn đe. Tôi mong lãnh đạo TAND TP HCM nói riêng và ngành tòa án nói chung có thái độ quyết liệt hơn đối với những trường hợp như vậy. Đây cũng là cách để bảo vệ thẩm phán, thư ký, đồng thời nâng cao hình ảnh uy nghiêm của hệ thống tư pháp” – luật sư Đức nhấn mạnh.
Lực lượng hỗ trợ tư pháp còn mỏng
Trao đổi với phóng viên, thẩm phán Vũ Phi Long, Phó Chánh Tòa hình sự TAND TP HCM, thừa nhận lực lượng hỗ trợ tư pháp đã có nhưng còn thiếu, chỉ tập trung chủ yếu bảo vệ tại phiên tòa. Thời gian qua, nhiều vụ người nhà bị cáo hoặc đương sự có hành vi gây rối đã được lực lượng bảo vệ tòa phối hợp với công an địa phương can ngăn kịp thời, không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số trường hợp gây rối, lãnh đạo TAND TP HCM có văn bản yêu cầu nhưng những đương sự này chỉ bị xử lý hành chính rồi cho về.
Ông Long cũng nói thêm nếu các đương sự, người nhà gây rối trong phòng xử, chủ tọa phiên tòa được quyền ra quyết định xử lý hành chính thậm chí xử lý hình sự nếu hậu quả nghiêm trọng.
“Sắp tới, lãnh đạo TAND TP sẽ phối hợp với lực lượng chính quyền địa phương để an ninh được tốt hơn. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tăng cường phổ biến nội quy phiên tòa, dự kiến những tình huống phức tạp để có kế hoạch phối hợp, tăng cường lực lượng bảo vệ ở phiên tòa và các khu vực lân cận” – ông Long nói.
Theo Xahoi
Đà Nẵng "phản pháo" kết luận thanh tra
Ngày 18/1, ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ký văn bản phản hồi kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng làm thất thoát hơn 3.400 tỉ đồng.
Giải thích về kết luận thanh tra sai phạm đất đai:
Tại văn bản này, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng hầu hết nội dung trong kết luận của TTCP là không chính xác.
Không có cơ sở
Theo văn bản của UBND TP Đà Nẵng, TTCP cho rằng dự án của Công ty Phúc Thiên Long gây thất thu trên 120 tỉ đồng là không có cơ sở. Về đơn giá giao quyền sử dụng đất đối với Công ty Phúc Thiên Long, TP thống nhất phê duyệt giá giao quyền sử dụng đất theo đề xuất của hội đồng thẩm định giá với đơn giá 3.030.000 đồng/m2 (cao hơn giá phê duyệt để đấu giá). Việc phê duyệt đơn giá này là đúng thẩm quyền của TP, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm.
Khu đất A2-A3 thuộc khu TĐC đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (ảnh), Thanh tra Chính phủ kết luận có sai phạm - Ảnh: Đăng Nam
TP Đà Nẵng còn khẳng định đơn giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức đối với khu đất này không phải giá thị trường trong điều kiện bình thường. Vì sau khi Công ty Phúc Thiên Long được phép chuyển đổi tên sang ông Nguyễn Hữu Bình và khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ông Bình chuyển nhượng cho Công ty ATS (do bà Nguyễn Thị Thoa làm giám đốc). Bà Thoa và ông Bình là chị em ruột nên giá chuyển nhượng của hai người này không phải giá trị thực của khu đất.
Giao dịch này trên thực tế đã chứng minh cho thấy việc tăng giá chuyển quyền sử dụng đất của các cá nhân này nhằm mục đích nâng khống giá chuyển nhượng đất lên quá cao để được vay ngân hàng với số tiền lớn. Ngoài ra, việc chuyển quyền sử dụng đất giữa các cá nhân, tổ chức là quan hệ dân sự giữa các bên, được cơ quan công chứng chứng thực hợp đồng, sang tên trước bạ theo quy định pháp luật. Do đó, vấn đề này không thuộc trách nhiệm của TP Đà Nẵng. Trường hợp các khu đất 21.000m2 phía nam cuối đường Phạm Văn Đồng, khu A2, A3 đầu tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc cũng tương tự như trường hợp nêu trên.
"UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền" - Bí thư Đà nẵng Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Đ.Cường
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng từ 2003-2011
2003: Ông Nguyễn Bá Thanh. Hiện là trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
2004-2006: Ông Hoàng Tuấn Anh. Hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
2006-2011: Ông Trần Văn Minh. Hiện là phó Ban Tổ chức trung ương.
2011 đến nay: Ông Văn Hữu Chiến.
Đối với khu đất Tân Cường Thành, TTCP kết luận thất thoát ngân sách 67 tỉ đồng cũng không có cơ sở, vì TP đã phê duyệt giá đất sản xuất kinh doanh là 410.000 đồng/m2. Khi Công ty Tân Cường Thành đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở, Hội đồng thẩm định giá đất TP đề xuất chuyển mục đích sử dụng đất của khu đất này là 175.800 đồng/m2. Theo đó, giá đất ở giao quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Cường Thành là 585.800 đồng/m2 (410.000 đồng 175.800 đồng) là đúng thẩm quyền và phù hợp với giá thị trường, đơn giá này nằm trong khung giá Chính phủ quy định.
Đối với khu đô thị Đa Phước, TTCP cho rằng gây thất thoát 570 tỉ đồng. Quan điểm của TP là không đúng. Trên thực tế Nhà nước thu và hưởng lợi là 1.075 tỉ đồng.
Giảm 10% thu tiền sử dụng đất, có sai hay không?
UBND TP khẳng định việc giảm 10% tiền sử dụng đất là chủ trương của TP có vận dụng quy định pháp luật mang lại hiệu quả thiết thực, nguồn thu ngân sách tăng lên. Chủ trương này được vận dụng theo khoản 2, điều 14 NĐ số 38/2000/NĐ-CP ngày 23-8-2000 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất: "Người sử dụng đất nộp đủ tiền sử dụng đất một lần theo thông báo của cơ quan thuế thì được giảm 20% số tiền sử dụng đất phải nộp" và vận dụng khoản 2, điều 8 NĐ số 61/CP ngày 5-7-1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở: "...Nếu trả hết một lần ngay khi ký hợp đồng thì được giảm 10%...".
"Bất thường và không thuyết phục" - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến. Ảnh: Đăng Nam
Năm 2003, để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các dự án đầu tư, việc thu hồi đất và tái định cư, UBND TP đã ban hành văn bản quy định thực hiện giảm 10% tiền sử dụng đất cho các trường hợp nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư. Việc xác định, phê duyệt giá đất giao quyền sử dụng đất là đúng thẩm quyền, có căn cứ theo quy định của Chính phủ.
Không chấp nhận giải trình của Đà Nẵng
Ngày 18/1, trao đổi với Tuổi Trẻ về việc Đà Nẵng phản hồi phủ nhận nhiều nội dung được nêu ra trong kết luận TTCP có thông báo kết luận thanh tra sai phạm về đất đai, một lãnh đạo TTCP cho biết cơ quan này chưa nhận được bất kỳ công văn nào của Đà Nẵng. Theo cán bộ này, trước đây Đà Nẵng đã có giải trình mấy chục trang nhưng TTCP không chấp nhận. Vị lãnh đạo này còn khẳng định qua thanh tra cho thấy có những vi phạm pháp luật trầm trọng. Thủ tướng Chính phủ đã kết luận, trước khi kết luận cũng thẩm định rồi, sau đó mới cho phép công khai kết luận.
Vị lãnh đạo này nói vi phạm pháp luật cơ bản nhất là Luật đất đai quy định không có việc bán, chuyển nhượng đất mà chỉ có giao đất, thuê đất nhưng Đà Nẵng đã thành lập ra công ty để lấy đất của Nhà nước đem bán. Việc bán đất không xác định giá đất một cách cụ thể, giá thấp. Do đó có sự chênh lệch giữa giá thị trường và giá bán cho người mua đầu tiên, những người này bán lại kiếm lời bất chính. "Đây là sai trầm trọng, trái pháp luật, có thể coi là cố ý vi phạm pháp luật", vị lãnh đạo này nhấn mạnh.
Đối với việc giảm 10% tiền sử dụng đất phải nộp cho các hộ được bố trí đất tái định cư, các tổ chức cá nhân được thành phố giao đất, vị lãnh đạo này cho hay khoản tiền thất thu ngân sách hơn 446 tỉ đồng đã giao cho các hộ dân thì rất khó thu nhưng khoản tiền hơn 867 tỉ đồng được UBND TP Đà Nẵng giao đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp thì buộc phải thu. Vị lãnh đạo này còn nói Thủ tướng đã có kết luận, các cơ quan liên quan phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng.
MINH QUANG
Ông Nguyễn Bá Thanh:
UBND TP Đà Nẵng làm đúng thẩm quyền
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 18/1, ông Nguyễn Bá Thanh - trưởng Ban Nội chính trung ương, bí thư Thành ủy Đà Nẵng - khẳng định những kết luận sai phạm về quản lý đất đai gây thất thoát nguồn ngân sách nhà nước của TTCP là không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục và không đi sát với thực tế. Ông Thanh cho rằng việc phê duyệt giá đất để thu tiền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của UBND TP, Hội đồng thẩm định giá đất TP gồm đại diện Sở Tài chính, Sở Tài nguyên - môi trường, Sở Xây dựng, Cục Thuế TP. Việc đồng ý giảm, tăng hoặc giữ nguyên theo đề nghị của Hội đồng thẩm định giá đất TP là việc làm bình thường và đúng thẩm quyền của UBND TP.
Cũng theo ông Thanh, việc Đà Nẵng áp dụng giảm 10% cho các tổ chức, cá nhân nộp đủ tiền sử dụng đất trong vòng 30 ngày sau khi nhận đất tái định cư là vận dụng các chủ trương của Chính phủ, "điều này có lợi là TP thu được tiền ngay để đầu tư các công trình, không để tiền bị trượt giá mà dân cũng có lợi, sao gọi là sai phạm?".
* Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến:
Bất thường và không thuyết phục
Liên quan đến kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về những sai phạm lớn về đất đai TP Đà Nẵng trong tám năm (từ năm 2003 đến năm 2011), chiều 18-1 Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Văn Hữu Chiến - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Ông Chiến cho rằng:
- Vấn đề mà TTCP đưa ra là có thất thoát hay không, cái này chưa thể nói rạch ròi được. Thật ra vụ này TTCP tiến hành thanh tra cả năm trời rồi, TP cũng giải trình lui, giải trình tới miết mà mấy ổng đâu có chịu nghe. Đến khi TTCP báo cáo Thủ tướng, TP xin được giải trình thêm cho rõ lần nữa nhưng TTCP không cho. Giờ đùng một cái, TTCP công bố. Trong khi đó Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu giao các bộ, ngành trung ương (như Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư và Bộ Công an) vào Đà Nẵng để tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng đất đai, thu chi tài chính đối với các dự án đầu tư liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất mà trong kết luận của TTCP đã đề cập. Trong khi các bộ, ngành chưa có ý kiến gì, phía TTCP đã chuyển cho Thủ tướng ra kết luận.
* Theo ông, kết luận trên có bất ngờ không?
- Nội dung kết luận thì không bất ngờ. Nhưng cách đưa kết luận này ra công bố trên báo chí thì bất ngờ. Trong khi các bộ, ngành chưa vào làm theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ thì TTCP đã công bố rồi. TP đã giải trình rồi mà TTCP lại không chịu nghe, đến khi báo cáo với Thủ tướng mấy ông cũng không cho Đà Nẵng có cơ hội.
* Ông có thể nói rõ quan điểm của lãnh đạo TP về kết luận thất thoát lớn trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng của TTCP?
- Quan điểm của Đà Nẵng không có chuyện thất thoát số tiền mà TTCP đã nêu trong báo cáo (hơn 3.400 tỉ đồng). Trong khi Thủ tướng chỉ đạo các bộ ngành vào tìm hiểu và TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản gửi các bộ ngành mời họ vào. Hôm qua (17-1), TP đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Bộ Công an. Trong khi các bộ, ngành chưa vào, mọi việc chưa ngã ngũ thì TTCP lại tung ra bản kết luận. Nếu thanh tra làm việc, công bố những cái chung thì không sao, còn đằng này TTCP đưa ra những con số rất chi tiết, cụ thể trong khi các bộ, ngành chưa có kết luận là không thuyết phục.
* Vậy khi nào TP Đà Nẵng có bản giải trình mới gửi TTCP, thưa ông?
- Không giải trình nữa, vì TP giải trình rất nhiều lần rồi.
* Ông nghĩ sao khi TTCP kiến nghị yêu cầu địa phương xử lý một số cán bộ lãnh đạo của TP?
- Bây giờ chưa xác định được có thất thoát hay không thì làm sao xử lý được. TP khẳng định không thất thoát, còn TTCP tính toán theo kiểu của họ rồi bảo thất thoát. Cả hai bên không đến với nhau được thì làm sao phê bình, kỷ luật được ai?
* Thưa ông, việc TTCP đưa ra kết luận thanh tra vào thời điểm này là có bất thường không?
- Bất thường đấy, TTCP vào Đà Nẵng làm việc từ năm 2011 nhưng kết luận thanh tra thì mới có cách đây chừng hai tháng. Và sau nhiều lần ngồi lại với nhau, quan điểm của TP trước sau vẫn là không có chuyện gây thất thoát cho ngân sách.
Liên quan tới 3 đời chủ tịch
Trưa 18/1, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ về nội dung kết luận của TTCP liên quan đến những sai phạm về quản lý đất đai tại Đà Nẵng, nguyên chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh (hiện là phó trưởng Ban Tổ chức trung ương) cho biết nội dung kết luận của TTCP "liên quan đến ba đời chủ tịch" là ông Huỳnh Năm (đã nghỉ hưu), ông Hoàng Tuấn Anh (hiện là bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) và ông Trần Văn Minh. "Tôi chỉ là một phần. Chuyện đó cũng cũ rồi" - ông Minh cho hay.
Trả lời câu hỏi rằng "kết luận của TTCP có liên quan đến một giai đoạn ông làm chủ tịch, tức có liên quan đến cá nhân ông, vậy ông có bình luận, giải trình gì không?", ông Minh cho biết: "Thành quả có nhiều, còn khuyết điểm thì mới chỉ là quan điểm của cơ quan thanh tra, chứ UBND TP Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục giải trình. Tôi nghĩ rằng kết luận chưa thật sự đúng với hoàn cảnh của TP, chưa phù hợp với một số chủ trương của TP. Còn cá nhân tôi, tôi cũng bình tĩnh, tới đây cái gì liên quan đến mình thì tôi sẽ trả lời".
Theo 24h
Giảng viên tát liên tiếp vào mặt HS Chiều 18/1, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM xác nhận với PV người đánh HS trong clip "Cô giáo tát học sinh như tập boxing" là giảng viên của trường. Đoạn clip dài hơn 1 phút mới xuất hiện trên Youtube ghi lại quang cảnh một lớp học, có lẽ là trong giờ ra chơi. Trong khi các học sinh...